Bước đường cùng của phụ nữ bán dâm ở Afghanistan
Chiến tranh và đói nghèo buộc không ít người Afghanistan phải sống hai cuộc đời, một ở ngoài ánh sáng và một cuộc đời khác với nghề mại dâm “ngầm” để mưu sinh.
Khi Zainab gặp khách hàng đầu tiên gần hai năm trước, cô đang trong trạng thái say rượu, và ngất xỉu khi đang “phục vụ” vị khách. Trước đó, cô gái 18 tuổi chưa bao giờ uống rượu. Nhưng có người nói với Zainab rằng khi tiếp khách lần đầu, tốt nhất nên say rượu. Dù cảm thấy khiếp sợ, cô miễn cưỡng đồng ý.
Khi Zainab tỉnh dậy, người đàn ông đã bỏ đi. Cảm giác đau đớn bao trùm cơ thể, còn trong tâm trí Zainab ngập tràn sự hối hận. Nói với Guardian , cô gái trẻ cho biết cô không còn cách nào khác ngoài việc phải tiếp tục bán dâm.
Sau khi cha Zainab qua đời, gánh nặng nuôi 5 đứa em ăn học đổ dồn lên vai cô gái trẻ. Zainab phải bỏ học để làm giúp việc toàn thời gian.
Ở Afghanistan, hoạt động mại dâm là bất hợp pháp. Nhưng trong bối cảnh chiến tranh kéo dài và đói nghèo lan rộng, số phụ nữ và cả nam giới bán dâm đang ngày càng tăng. Họ coi đây là lựa chọn cuối cùng để mưu sinh khi bị dồn vào bước đường cùng.
“Tôi có thể đưa đến cho cô một người đàn ông”
Luật pháp Afghanistan không quy trách nhiệm hình sự đối với hành vi mại dâm, nhưng người vi phạm có nguy cơ bị phạt tù nếu bị bắt khi đang hành nghề.
“Nghèo đói và mù chữ là những nguyên nhân chính dẫn đến mại dâm. Ngoài ra còn có yếu tố thiếu hiểu biết về tình dục, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ. Thông thường, họ bị lừa tham gia vào đường dây kinh doanh bất hợp pháp này”, một người phát ngôn của Bộ Phụ nữ Afghanistan cho biết.
Một số tổ chức phi lợi nhuận trên khắp Afghanistan đều ghi nhận số lượng người hành nghề mại dâm gia tăng những năm gần đây. Họ ước tính “hàng trăm người” làm công việc này tại thủ đô Kabul. Các đối tượng nam và nữ bán dâm thường đứng trước cửa nhà bạn bè, trong quán cà phê và thẩm mỹ viện.
Video đang HOT
Một phụ nữ hành nghề mại dâm ở Kabul ngồi bên cửa sổ, tay cầm bao cao su. Ảnh: Wall Street Journal.
Khi em trai của Zainab bị ốm, cần thuốc men và nhập viện, cô xin chủ tạm ứng tiền lương. Nhưng người này nói với cô: “Tôi không có tiền, nhưng tôi có thể đưa đến cho cô một người đàn ông. Cô là một trinh nữ, cô có thể nhận được rất nhiều tiền”.
Sau đó, Zainab phát hiện ra chủ của cô bí mật điều hành một nhà thổ.
Giờ đây, ở tuổi 20, Zainab phục vụ 2-3 người đàn ông mỗi tuần. Cô nhận được 2.000 afghani (khoảng 25 USD) từ mỗi vị khách.
“Khi cha tôi qua đời, tôi mới 13 tuổi. Mẹ tôi đau ốm từ lâu. Tôi là con cả nên tôi phải có trách nhiệm với gia đình. Tôi đi làm giúp việc, nhưng tiền lương không bao giờ đủ”, Zainab nói.
Trùm kín người bằng chiếc áo choàng đen abaya của người Hồi giáo, Zainab đồng ý phỏng vấn với một điều kiện: không chụp ảnh, chỉ được lấy tên nhưng không được ghi lại họ, không nêu tên khu phố nơi cô làm việc.
Trong cuộc trò chuyện với Guardian, Zainab ngồi khoanh tay, mô tả công việc của mình, gương mặt chỉ để lộ đôi mắt.
“Hầu hết nam giới đến chỗ tôi đều trẻ, 25-30 tuổi, và hầu hết đã có gia đình. Họ biết chủ của tôi và gọi cho bà ấy để xếp lịch hẹn”, Zainab nói, nhắc đi nhắc lại rằng cô ghét công việc này của mình.
Cô giải thích rằng chủ nhân của cô thường xuyên tiêm thuốc ngừa thai cho nhân viên để tránh việc họ mang thai. Nhưng Zainab còn lo ngại một vấn đề khác: bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
“Mỗi lần tôi ở một mình trong phòng với một người đàn ông, tôi rất sợ”, cô gái trẻ nói.
Bạn bè và gia đình Zainab không hề biết cô đang hành nghề mại dâm. Cô nói với họ cô vẫn đang làm giúp việc.
Không phải khách hàng nào đến các nhà thổ ở Afghanistan cũng sử dụng bao cao su. Ảnh: Wall Street Journal.
“Vợ con không biết tôi hành nghề mại dâm”
Heather Barr, một nhà hoạt động nhân quyền, cho biết lần đầu tiên bà gặp phụ nữ bán dâm ở Afghanistan vào năm 2012.
Chuyên gia này nhận thấy nhiều phụ nữ buộc phải làm nghề này, coi đây là lựa chọn cuối cùng để mưu sinh.
“Tình trạng này cho thấy chính phủ Afghanistan đã thất bại nặng nề trong việc bảo vệ quyền phụ nữ. Phụ nữ không bao giờ đáng bị rơi vào bước đường cùng đến mức bị lạm dụng theo cách này, và không thể thoát ra được”, bà Barr nhận định.
Zainab từng gặp những cô gái khác ở nhà chủ, nhưng cô chưa bao giờ bắt chuyện với họ. Cô cảm thấy xấu hổ khi phải thừa nhận công việc của mình.
Cô cũng cho biết có nhiều người đàn ông cũng hành nghề mại dâm trên khắp thủ đô Kabul, nhưng cô chưa từng gặp ai.
Javeed ( Guardian đổi tên cho nhân vật để không làm ảnh hưởng đến nhân vật), 28 tuổi, có vợ và ba người con. Anh cho biết bản thân phải sống hai cuộc đời khác nhau, một là cuộc sống với vợ và các con, và một cuộc sống khác với nghề mại dâm. Gia đình anh không hề biết công việc anh đang làm.
Một người đàn ông hành nghề mại dâm sống ở Kabul, Afghanistan. Ảnh: Wall Street Journal.
Người đàn ông 28 tuổi cho biết số tiền anh kiếm được từ mại dâm chỉ đủ nuôi các con ăn học. Khác với Zainab, anh khẳng định khách hàng của mình không bao giờ sử dụng bao cao su.
“Việc xem zina (thuật ngữ Hồi giáo chỉ quan hệ tình dục bất chính) là hành vi phạm tội khiến hoạt động mại dâm trở nên lén lút hơn. Từ đó, người bán dâm mất đi cơ hội tối thiểu để bảo vệ bản thân và có được điều kiện lao động an toàn hơn”, chuyên gia Barr nhận định.
Nói với Guardian , cả Javeed và Zainab đều cảm thấy mắc kẹt với công việc hiện tại.
“Tôi biết công việc này rất nguy hiểm. Tôi sợ phải sống hai cuộc đời như thế này. Nhưng tôi không biết mình sẽ phải làm gì khác để nuôi các em. Tôi đang hy sinh bản thân cho gia đình mình”, Zainab nói.
EU cam kết viện trợ 250 triệu euro chống nạn đói tại nhiều nước
Một quan chức Liên minh châu Âu (EU) ngày 9/6 cho biết EU sẽ cấp khoản viện trợ bổ sung trị giá 250 triệu euro (khoảng 304 triệu USD) nhằm giải quyết nạn đói tại châu Phi, Afghanistan và Venezuela.
Phụ nữ và trẻ em tại trại tị nạn Kebribeyah, miền đông Ethiopia. Ảnh: AFP/TTXVN
Khoản viện trợ do Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen công bố trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nươc công nghiêp phát triên hàng đâu thê giơi (G7), dự kiến diễn ra từ ngày 11 - 13/6 tại Cornwall, Vương quốc Anh.
Khoản tiền này được trích từ ngân sách của EU và dành cho các nước đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu hỗ trợ nhân đạo tăng mạnh.
Cộng đồng quốc tế đang kêu gọi lãnh đạo các nước G7 thực hiện các cam kết viện trợ thêm hàng tỷ USD nhằm giải quyết và ngăn ngừa nạn đói tại các quốc gia dễ bị tổn thương.
Tháng 3 vừa qua, Liên hợp quốc đã cảnh báo thế giới có 34 triệu người dân đang bên bờ vực nạn đói và tình trạng này sẽ gia tăng mạnh tại trên 20 quốc gia.
Mỹ hoàn tất hơn 50% lộ trình rút quân khỏi Afghanistan Ngày 8/6, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã hoàn tất 50% tiến trình rút quân đội nước này ra khỏi Afghanistan. Binh sĩ Mỹ tại căn cứ Arghandab ở tỉnh Kandahar, Afghanistan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trong báo cáo đánh giá hằng tuần, Bộ Chỉ huy trung tâm của quân đội Mỹ (CENTCOM) cho biết kể từ thời điểm Tổng thống Joe...