Bước đột phá từ các sản phẩm công nghiệp chủ lực
Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất công nghiệp. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định; an toàn sản xuất và sức khỏe cho người lao động; một số ít doanh nghiệp (DN) công nghiệp đã phải tạm ngừng sản xuất để thực hiện.
Các DN còn lại đều bảo đảm phương án “3 tại chỗ” để duy trì hoạt động sản xuất.
Dây chuyền sản xuất dầu ăn tại Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc Việt Nam Nortalic ( Khu Kinh tế Nghi Sơn).
Do làm tốt công tác phòng dịch, sau một thời gian ngắn, hoạt động sản xuất tại các nhà máy đã ổn định trở lại. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển. Theo số liệu của ngành thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 10 vẫn tăng 4,21% so với tháng trước, tăng 21,98% so với tháng cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 6,08% so với tháng trước, tăng 29,01% so với tháng cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,72% so với tháng trước, tăng 20,7% so với tháng cùng kỳ; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 3,35% so với tháng trước, tăng 47,49% so với tháng cùng kỳ; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,7% so với tháng trước, tăng 34,27% so với tháng cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 15,84% so với cùng kỳ.
Theo đánh giá của ngành công thương, sở dĩ sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục đạt kết quả khả quan, ngoài việc duy trì sản xuất đồng đều nói chung ở các ngành sản xuất, thì thành quả này có được còn do sự bứt phá của một số ngành công nghiệp chủ lực. Trong bối cảnh nguồn cung đầu vào, lưu thông hàng hóa và thị trường tiêu thụ gặp khó, nhiều DN đã chủ động, nỗ lực trong các phương án tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, điều tiết và tái cơ cấu sản xuất để đạt được kết quả cao. Các sản phẩm lọc dầu, dầu ăn, xi măng, hàng may mặc, giày da và các vật liệu xây dựng là những sản phẩm đạt được những bước tăng trưởng tốt trong năm 2021. Trong tháng 10, xăng các loại sản xuất đạt 221.500 tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ; dầu diesel 328.600 tấn, tăng 11,5% so tháng cùng kỳ; xi măng đạt 1,54 triệu tấn, tăng 6,2% so tháng trước, tăng 14% so tháng cùng kỳ; sắt thép 150.200 tấn, tăng 0,6% so tháng trước và tăng 16,4% so tháng cùng kỳ; quần áo các loại đạt 40 triệu cái, tăng 19,9% so tháng trước và tăng 20,7% so tháng cùng kỳ; giày thể thao sản xuất được 18,8 triệu đôi, tăng 6,4% so tháng trước, tăng 39,6% so tháng cùng kỳ.
Tính chung 10 tháng năm 2021, nhiều sản phẩm công nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, như: Dầu ăn tăng gấp 2 lần, sắt thép tăng 87%, clinker tăng 42%, quần áo may sẵn tăng 21,4%, giày da tăng 28,8%… Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10 dự kiến tăng 1,59% so với tháng trước, tăng 14,09% so với tháng cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2021, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,58% so với cùng kỳ.
Nhằm tiếp tục thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, đóng góp cao vào tăng trưởng GRDP của tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng vừa ban hành quyết định về việc thành lập ban chỉ đạo phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19. Ban chỉ đạo sẽ có nhiệm vụ triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; chủ động kiểm tra, nắm chắc tình hình hoạt động của DN tại các khu vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh để triển khai các kế hoạch, thông qua phương án sản xuất, kinh doanh và kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các DN tổ chức sản xuất, kinh doanh được xuyên suốt, liên tục với nguyên tắc “Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đặc biệt, các sản phẩm công nghiệp chủ lực sẽ được ưu tiên chỉ đạo, tạo thuận lợi về thị trường để phát triển bền vững.
Ban Chỉ đạo cũng sẽ chủ động nắm bắt tình hình, thống nhất chủ trương về phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa trong tình hình mới; kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để DN tại các khu vực sản xuất công nghiệp vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, vừa bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 an toàn. Chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh để chủ động, linh hoạt giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của từng cơ quan nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của DN tại các khu vực sản xuất công nghiệp phục hồi sản xuất trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19; đấu mối, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương để báo cáo, đề xuất hướng xử lý nhằm giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc của DN trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp thẩm quyền.
Hiện nay, trong kế hoạch dài hơn, để nâng cao giá trị ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung phát triển công nghiệp kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, chú trọng phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh nhằm khai thác tối đa lợi thế của tỉnh trong mạng lưới sản xuất vùng duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Hồng và cả nước. Thanh Hóa cũng đang xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ, hướng tới xuất khẩu, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Mục tiêu trước mắt nhằm đáp ứng nhu cầu của tỉnh Thanh Hóa (phục vụ các ngành lọc hóa dầu, cơ khí, dệt may, da giày, chế biến nông – lâm sản…). Về lâu dài, sẽ hình thành mạng lưới sản xuất với nhiều lớp cung ứng, trong đó có một số DN đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư và tăng cường liên kết trong phát triển.
Ghi nhận 20 ca mắc COVID-19; Phú Yên phong tỏa 18 địa điểm, giãn cách xã hội toàn tỉnh
Tính đến cuối ngày 26/6, tỉnh Phú Yên đã ghi nhận tổng cộng 20 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa 18 địa điểm; thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh theo Chỉ thị 15, khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên kiểm tra khu vực phong tỏa tại TP Tuy Hòa.
Video đang HOT
Phong tỏa 18 địa điểm
Lực lượng chức năng đã nỗ lực truy vết, xác định thêm 160 trường hợp F1, nâng tổng số F1 từ ngày 23/6 đến nay là 406 trường hợp; phát hiện thêm 997 F2, nâng tổng số F2 từ ngày 23/6 đến nay là 1.627 trường hợp; có thêm 1.265 người tự theo dõi sức khỏe, nâng tổng số người đang tự theo dõi sức khỏe là 2.618.
Cũng theo Ban chỉ đạo tỉnh Phú Yên, các địa phương, đặc biệt là TP Tuy Hòa và huyện Sơn Hòa, tiếp tục công tác truy vết, cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm và xử lý môi trường tại các địa điểm nguy cơ; tổ chức điều trị các ca bệnh tại các cơ sở y tế.
TP Tuy Hòa đã phong tỏa thêm 3 khu vực: đường Tản Đà, chợ Xổm (cây Sộp, Liên Trì, Bình Kiến) và chợ Màng Màng (Phú Vang, Bình Kiến). Như vậy, TP Tuy Hòa đã phong tỏa 11 địa điểm; TX Đông Hòa đã phong tỏa 6 địa điểm; huyện Sơn Hòa phong tỏa một địa điểm (khu phố Đông Hòa, thị trấn Củng Sơn).
Tính đến 17 giờ ngày 26/6, cơ quan chức năng đã giám sát y tế 114.324 trường hợp, hiện còn 10.879 người đang trong thời gian giám sát, trong đó cách ly tại cơ sở y tế 58 người, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung 535 người, cách ly tại nhà/nơi lưu trú 3.932 người, đang tự theo dõi sức khỏe hàng ngày 6.354 người. Cơ quan chuyên môn vừa lấy mẫu làm xét nghiệm 2.186 trường hợp, đang chờ kết quả.
Khẩn trương, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo công tác chống dịch COVID-19
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn Phú Yên, Tỉnh ủy vừa có Chỉ thị số 08 về việc khẩn trương, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo công tác chống dịch COVID-19.
Trên tinh thần "chống dịch như chống giặc", Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh và của ngành Y tế, xem chống dịch COVID-19 là công việc ưu tiên hàng đầu hiện nay.
Tập trung triển khai thực hiện tổng hợp các biện pháp để thần tốc truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm tất cả F1 và các trường hợp nghi vấn khác nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Siết chặt công tác quản lý địa bàn, nhất là quản lý nhân hộ khẩu; khẩn trương rà soát, thống kê, yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người đi, đến, về địa phương theo quy định.
Tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về quản lý nhân hộ khẩu, khai báo y tế và các biện pháp phòng chống dịch.
Quản lý chặt chẽ phương tiện chở người, nhất là xe khách, xe buýt, taxi và các loại phương tiện khác ra, vào địa phương để kiểm soát số người đi, đến, về địa phương và hàng hóa từ vùng dịch theo quy định.
Các cơ sở khám chữa bệnh (công lập và ngoài công lập) tổ chức tốt hoạt động, đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.
Tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh trong các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung; đảm bảo các điều kiện ăn ở, sinh hoạt... cho người bệnh và người thực hiện cách ly tập trung.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về diễn biến phức tạp, sự nguy hiểm khó lường của dịch COVID-19; kịp thời thông tin về diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh để nhân dân nắm bắt, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho bản thân và tích cực tham gia chống dịch cùng địa phương.
Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Bộ tế và của tỉnh; kiểm tra, rà soát, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, nhân lực, địa điểm tập trung, sẵn sàng đáp ứng công tác cách ly điều trị bệnh trong mọi tình huống...
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên yêu cầu từng cơ quan, đơn vị, địa phương - nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành - chủ động triển khai công tác phòng chống dịch ở địa phương, đơn vị mình phụ trách, chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy nếu để xảy ra dịch bệnh do chủ quan, lơ là, không quyết liệt, không thực hiện đúng nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, điều hành, đảm bảo vừa thực hiện tốt yêu cầu cấp bách phòng chống dịch COVID-19 vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương.
Giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 15
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ngày 26/6, UBND tỉnh có công văn hỏa tốc về việc quyết liệt áp dụng các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch COVID-19. Theo đó toàn tỉnh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19.
Để kiềm chế, kiểm soát có hiệu quả sự lây lan, chủ động ngăn chặn, ứng phó với tình hình dịch bệnh, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân tiếp tục quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc", bảo vệ tốt nhất sức khỏe của nhân dân, quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, tăng tốc thực hiện các biện pháp phát hiện sớm nguồn lây, cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh gọn, dập dịch triệt để.
Từ 0 giờ ngày 27/6, toàn tỉnh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 15
UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 11 ngày 24/6/2021 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Kể từ 0 giờ ngày 27/6 đến khi có thông báo mới, toàn tỉnh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 15 ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tùy vào diễn biến, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch với cấp độ cao hơn phù hợp theo từng khu vực và cấp độ theo quy định.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị y tế..., đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống dịch theo phương châm "4 tại chỗ". Tổ chức tiếp nhận các thiết bị xét nghiệm và khẩn trương khai thác phục vụ công tác xét nghiệm đáp ứng yêu cầu truy vết thần tốc, khoanh vùng, dập dịch. Tổ chức điều trị tốt các ca bệnh xác định, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ chuyên môn của tuyến trên. Thường xuyên báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Viện Pasteur Nha Trang, Bộ Y tế.
Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung rà soát yêu cầu khai báo y tế; khẩn trương truy vết, khoanh vùng, dập dịch. Tổ chức cách ly y tế theo quy định, không để xảy ra lây nhiễm chéo trong các khu cách ly tập trung và lây lan ra cộng đồng. Mở rộng các cơ sở cách ly tập trung hoặc triển khai mới, đảm bảo tiếp nhận cách ly với số lượng lớn.
UBND và Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố tăng cường trách nhiệm, bố trí nhân lực, phân công cụ thể để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả, tập trung truy vết, khoanh vùng, thực hiện các biện pháp giãn cách, cách ly phù hợp tình hình. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nguyên tắc "5K".
Sở TT&TT tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và tự giác chấp hành các quy định về phòng chống dịch COVID-19, nhất là trong việc chấp hành khai báo y tế toàn dân.
Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố chú trọng bảo đảm hàng hóa, lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân. Hướng dẫn các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ đảm bảo thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch.
UBND tỉnh yêu cầu Sở GD&ĐT phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương chọn một số trường học có đủ điều kiện để làm cơ sở cách ly y tế tập trung.
Sở VHTT&DL thống kê và báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh về cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở cách ly y tế tập trung (có thu phí theo quy định), góp phần giảm tải và giãn cách số người ít nhất trong một phòng tại cơ sở cách ly để hạn chế lây nhiễm chéo tại các cơ sở cách ly.
Công an tỉnh, Sở GTVT phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng và địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm, chốt và các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh phòng, chống dịch COVID-19; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
UBND tỉnh Phú Yên đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các hội, đoàn thể tỉnh tuyên truyền vận động nhân dân bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng, tích cực, chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chấp hành nghiêm nguyên tắc "5K". Thực hiện việc khai báo y tế toàn dân trên hệ thống thông tin quản lý khai báo y tế tại: tokhaiyte.vn
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Yên về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách./.
Quảng Nam: Hàng trăm doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh để nghe ngóng tình hình dịch bệnh UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trong quý I/2021, tỉnh có 377 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 36,4%. Xu hướng của DN trong giai đoạn hiện nay là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, tạm ngừng hoạt động để xem xét tình hình của dịch bệnh. Thu ngân sách đạt khá Chiều 5/4, UBND tỉnh Quảng Nam...