Bước đột phá trong công tác giảm nghèo
Những năm qua, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, sự chung tay góp sức của cộng đồng, sự phấn đấu vươn lên của các hộ nghèo, TP Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người “yếu thế” vươn lên trong cuộc sống.
Đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ TP Thanh Hóa trao tiền hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết cho bà Lê Thị Hòa, phường Phú Sơn.
Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao nhất, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2016-2020, đồng thời giao chỉ tiêu giảm nghèo, giảm cận nghèo cho các phường, xã; giao nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu giảm nghèo cụ thể theo từng nguyên nhân và chỉ tiêu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho các phòng, ban, ngành có liên quan. Các thành viên ban chỉ đạo giảm nghèo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo tại các địa phương. Tất cả các phường, xã cũng xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm, giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các phố, thôn và phân công các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trực tiếp giúp đỡ từng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho từng hộ; phân công nhiệm vụ cho thành viên ban chỉ đạo giảm nghèo phụ trách, đôn đốc, kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện của từng phố, thôn. Thường xuyên rà soát, thống kê danh sách các hộ nghèo trên địa bàn, đánh giá số hộ có khả năng thoát nghèo, số hộ không có khả năng thoát nghèo, xác định chính xác nguyên nhân nghèo của từng hộ để phân loại, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp, kịp thời. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, đồng thời tích cực tuyên truyền để các hộ nghèo, cận nghèo xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.
Trong quá trình thực hiện chính sách cho hộ nghèo, cận nghèo, cấp ủy, chính quyền thành phố đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các phường, xã thực hiện tốt các chính sách ưu đãi. Một trong những chính sách tiếp tục được ưu tiên là chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo. Từ năm 2016 đến tháng 9-2019, tổng số tiền hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lao động, nước sạch vệ sinh môi trường, chương trình giải quyết việc làm, vay tín dụng học sinh, sinh viên, vay làm nhà ở… là 232 tỷ 693 triệu đồng với 8.557 hộ được vay vốn. Nguồn vốn vay ưu đãi trong những năm qua đã giúp cho nhiều hộ thoát nghèo, các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, buôn bán nhỏ… tăng thu nhập cho gia đình, ổn định cuộc sống. Các chính sách ưu đãi nhằm bảo đảm an sinh xã hội cũng được TP Thanh Hóa thực hiện hiệu quả. Trong đó, chính sách hỗ trợ về giáo dục – đào tạo, thành phố có 1.265 học sinh, sinh viên nghèo, cận nghèo được hỗ trợ ưu đãi với tổng số tiền 548 triệu đồng; 2.539 học sinh nghèo được miễn, giảm học phí với số tiền 1,7 tỷ đồng; 207 học sinh mồ côi, khuyết tật, hộ nghèo, cha mẹ có hộ khẩu thường trú vùng khó được hỗ trợ với số tiền hơn 124 triệu đồng; trợ cấp xã hội cho 24 học sinh, sinh viên với số tiền 119 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ về y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được thực hiện công khai, minh bạch. Từ năm 2016 đến tháng 9-2019, TP Thanh Hóa đã cấp thẻ BHYT cho 27.911 người nghèo, cận nghèo, người làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình với tổng số tiền hơn 15 tỷ đồng. Ngoài thực hiện các chính sách của Nhà nước, TP Thanh Hóa còn trợ giúp xã hội, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn đột xuất, người cao tuổi, đơn thân… với số tiền hơn 5,7 tỷ đồng. MTTQ, các tổ chức đoàn thể và doanh nghiệp đã chung tay hỗ trợ thực hiện công tác giảm nghèo với số tiền hơn 4,5 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho 44 hộ, tặng quà cho 7.656 lượt hộ. Các phường, xã cũng kêu gọi, vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo.
Với sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể, sự quan tâm, hỗ trợ từ các doanh nghiệp, công tác giảm nghèo trên địa bàn TP Thanh Hóa đạt nhiều kết quả quan trọng. Liên tục trong nhiều năm, từ năm 2016 đến 2019, TP Thanh Hóa luôn vượt chỉ tiêu tỉnh giao về giảm tỷ lệ hộ nghèo. Cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố là 2,83%, đến cuối năm 2019 giảm xuống còn 0,4% (tương đương 397 hộ). Điểm nhấn tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo ở TP Thanh Hóa là dù không nằm trong chỉ tiêu tỉnh giao nhưng hết năm 2019, toàn thành phố có tới 10 phường, xã không còn hộ nghèo. Với sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, TP Thanh Hóa phấn đấu cuối năm 2020 sẽ không còn hộ nghèo (không bao gồm hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ).
Đồng chí Trần Thị Hương, Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội TP Thanh Hóa, cho biết: Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm và là một trong các chương trình, mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Vì vậy, trong thời gian tới, TP Thanh Hóa và các phường, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Tích cực vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm đóng góp, ủng hộ, giúp đỡ các gia đình vươn lên thoát nghèo. Các phường, xã điều tra, rà soát, nắm rõ hoàn cảnh, nguyện vọng của từng hộ nghèo để có giải pháp hỗ trợ đến từng hộ; đồng thời giao chỉ tiêu giảm nghèo cụ thể cho từng phố, thôn, phân loại hộ nghèo thuộc diện quản lý của đoàn thể nào thì giao cho đoàn thể đó chịu trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ. Cùng với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, mỗi gia đình nghèo cần nỗ lực vươn lên thì việc thoát nghèo mới thực sự bền vững.
Thu Vui
Video đang HOT
Theo Baothanhhoa
Phú Thọ: Không ai bảo ai, 12 hộ cùng viết đơn xin thoát nghèo
Dù vẫn còn khó khăn, nhưng vì muốn nhường sự hỗ trợ, giúp đỡ cho những người còn khó khăn, thiếu thốn hơn, 12 hộ dân tại xã Sơn Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ không ai bảo ai đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo.
Bà Hoàng Thị Hiển (khu Chùa Bộ, xã Sơn Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) là 1 trong 12 người ở xã Sơn Nga vừa tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Gia đình bà là hộ cận nghèo từ năm 2014 đến nay, hiện tại bà đang sống cùng con trai, con dâu và hai cháu nội đang tuổi đi học.
Bà Hoàng Thị Hiển là 1 trong 12 hộ dân xã Sơn Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ vừa viết đơn xin thoát nghèo. Ảnh: Trọng Hùng
Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, bà Hiển cho biết: "Kinh tế gia đình tôi vẫn còn khó khăn chứ chưa phải dư dả. Tuy nhiên, đến giữa năm 2018, con trai và con dâu của tôi đã xin được công việc ổn định tại công ty nên sinh hoạt của gia đình đã bớt khó khăn hơn trước. Sau một thời gian xem xét, so sánh với các gia đình khác, tôi đã bàn với con cái tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo", bà Hiển cho biết.
Cũng theo bà Hiển, kinh tế gia đình đã ổn định dần, do đó, dự kiến năm 2020, gia đình bà sẽ xây dựng một căn nhà cấp 4 kiên cố hơn, với tổng trị giá ước khoảng 300 triệu đồng.
Trong ngôi nhà cấp 4 khang trang mới xây dựng đầu năm 2018, gặp phóng viên, anh Nguyễn Ngọc Đức chia sẻ, gia đình anh có 5 nhân khẩu và là hộ cận nghèo từ năm 2014, kinh tế gia đình rất khó khăn, mọi chi tiêu sinh hoạt chỉ trông vào làm ruộng. Sau nhiều ngày đêm trăn trở, anh đã bàn bạc với vợ con vay mượn anh em họ hàng và quyết định đầu tư mua xe công nông và máy bừa về để làm thuê. Từ đó đến nay, kinh tế gia đình anh đã khấm khá hơn, nên anh quyết định viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo trong xã.
Ngôi nhà mới xây của gia đình anh Nguyễn Văn Đức. Ảnh: Trọng Hùng
"Trước kia gia đình tôi cũng khó khăn lắm, bây giờ gia đình tôi có kinh tế khá hơn các hộ khác, mỗi năm gia đình cũng làm kinh tế được hơn trăm triệu. Vì vậy tôi tự nguyện viết đơn để xin ra khỏi hộ cận nghèo để nhường cho các hộ khó khăn hơn gia đình nhà tôi", anh Đức tâm sự.
Nhờ làm thợ xây, nuôi lợn, gà nên kinh tế nhà anh Bùi Công Nguyên đã khá giả hơn.
Một trường hợp viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo khác là gia đình anh Bùi Công Nguyên, trú tại khu Đồng Hàng, xã Sơn Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Gia đình anh 6 năm liền thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo. Năm 2019, anh Nguyên là một trong những người đầu tiên ở xã Sơn Nga viết đơn xin thoát nghèo.
"Thực ra cuộc sống của gia đình tôi vẫn đang còn khó khăn, phải nuôi 2 con ăn học và chăm sóc mẹ già hay đau ốm nên chi tiêu sinh hoạt khá chật vật, phải chắt chiu tiết kiệm. Thời gian gần đây, ngoài đi làm thợ xây, tôi còn đầu tư nuôi lợn gà nên kinh tế gia đình đã dần khấm khá hơn. Nhờ sự giúp đỡ của anh em họ hàng trong năm 2018, gia đình tôi cũng vừa sửa chữa xong ngôi nhà cấp 4 khang trang hơn, sắm được xe máy, ti vi. Do đó, gia đình tôi đã viết đơn xin thoát nghèo, nhường suất đó cho người khác khó khăn hơn mình", anh Nguyên chia sẻ.
Vừa làm thợ xây, lại kết hợp nuôi lợn, gà nên kinh tế gia đình anh Bùi Công Nguyên đã khá giả hơn. Ảnh: Trọng Hùng
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, thời gian qua, cùng với việc triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ người nghèo, cấp ủy, chính quyền xã Sơn Nga đã chú trọng xây dựng Nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2016 - 2020; định hướng đến năm 2025 trên địa bàn xã.
Với sự chỉ đạo vào cuộc quyết liệt của cấp ủy chính quyền các cấp, công tác xóa đói giảm nghèo tại Sơn Nga luôn được chú trọng, gắn trách nhiệm cho mỗi cán bộ, đảng viên trong việc giúp đỡ hộ nghèo trên địa bàn; triển khai các chương trình, dự án như: Hỗ trợ con giống, cây giống, kinh nghiệm canh tác, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới... Từ đó đã có nhiều hộ trên địa bàn xã được giúp đỡ vươn lên thoát nghèo và xin thoát nghèo.
Theo ông Hoàng Du, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Nga, kết quả của năm 2019, thực hiện kế hoạch của UBND huyện Cẩm Khê về rà soát các hộ nghèo thì UNBD xã đã triển khai thành lập ban chỉ đạo, tiến hành rà soát và vận động một số hộ đã thoát nghèo tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo. Đảng ủy, UBND xã Sơn Nga đã vào cuộc quyết liệt và ngi nhận những thành tích của địa phương trong những năm qua.
"12 hộ dân của xã Sơn Nga xin thoát nghèo không hẳn vì đã thực sự hết khó khăn, thiếu thốn mà vì họ đã nhận thức được trách nhiệm nỗ lực vươn lên, ý thức trong việc sẻ chia hỗ trợ với những hoàn cảnh còn khó khăn hơn mình. Những hộ xin thoát nghèo ở xã Sơn Nga là những tấm gương đẹp, thể hiện sự dũng cảm, quyết tâm vươn lên và lòng tự trọng không chấp nhận mãi cảnh nghèo. iều này cũng chứng tỏ sự thay đổi về nhận thức của một bộ phận người dân trong diện nghèo. Chúng tôi hy vọng những lá đơn đẹp về ý nghĩa như thế sẽ ngày một nhiều lên, cũng như được nhân rộng ra toàn quốc", ông Du chia sẻ.
Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, những năm qua huyện Cẩm Khê đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Để triển khai các mô hình hiệu quả, các cấp, ngành, các tổ chức chính trị xã hội trong huyện đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn.
Trong năm 2018, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã cho 1.574 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất với tổng số tiền gần 71 tỉ đồng.
Theo Danviet
Đi bộ đồng hành vì người nghèo Ngày 24-11, Quận ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ quận 10 TPHCM và Ban vận động Quỹ Vì người nghèo quận 10 phối hợp tổ chức Ngày hội vì an sinh xã hội, đi bộ đồng hành Vì người nghèo năm 2019. Tại ngày hội, các tổ chức, đơn vị, cá nhân đóng góp hơn 6,4 tỷ đồng ủng hộ quỹ nhằm...