Bước đột phá chiến lược để phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững
Nông nghiệp đã duy trì được tăng trưởng và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trong mọi tình huống và an toàn thực phẩm.
Mô hình trang trại thông minh Delco Farm (xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược) được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký tại Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tiếp tục khẳng định nông nghiệp là nền tảng bền vững của quốc gia.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Chiến lược đã xác định chuyển từ tuy duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, sản xuất sản phẩm có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 – 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 – 6%/năm; mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 – 6%/năm…
Đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống” văn minh, xanh, đẹp.
Với mục tiêu trên, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả. Chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”.
Hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người.
Ngành nông nghiệp sẽ hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường. Theo đó, ngành nông nghiệp tiếp tục cơ cấu lại theo 3 trục sản phẩm: quốc gia, cấp tỉnh và địa phương và theo lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; cùng với đó là tăng cường chế biến, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức thể chế của hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hiệp hội, hội.
Video đang HOT
Ngành nông nghiệp sẽ chuyển mạnh từ xây dựng các chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi giá trị ngành hàng. Ưu tiên hoàn chỉnh chuỗi giá trị cho các ngành hàng chủ lực của các địa phương. Từ các vùng chuyên canh hàng hóa quy mô lớn của các nông sản chủ lực phát triển hợp tác xã, giảm các khâu trung gian, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp chế biến, thương mại lớn để hình thành chuỗi giá trị. Lấy chuỗi giá trị của các nông sản để kết nối các vùng chuyên canh nhỏ, hình thành không gian kinh tế chung giữa các địa phương tương đồng về điều kiện, vượt qua địa giới hành chính.
Cùng với nông nghiệp, ngành chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, chuyển cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp để giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập. Đó là đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn, có các chính sách thu hút đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ đầu tư vào nông thôn, nhất là các ngành sử dụng nhiều lao động, để từng bước giảm tình trạng di cư lao động từ nông thôn ra, đảm bảo “ly nông bất ly hương”. Phát triển mạnh kinh tế dịch vụ ở khu vực nông thôn từ loại hình, quy mô… để tạo việc làm, thu hút lực lượng lao động không tham gia sản xuất nông nghiệp.
Nâng cao hiệu quả, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế, trang trại và kinh tế hợp tác. Có chính sách hỗ trợ để nông dân tại các vùng chuyên canh tham gia các chương trình đào tạo có chứng chỉ để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và các yêu cầu mới của thị trường.
Về phát triển thị trường, đảm bảo đầu ra cho nông sản thì thị trường trong nước sẽ cần đổi mới hệ thống phân phối nông sản; kết nối hệ thống chế biến, phân phối và bán lẻ hiện đại, truyền thống với các chuỗi cung ứng nông sản và gắn với các vùng chuyên canh. Hình thành hệ thống chợ đầu mối gắn với chuỗi logistics ở các vùng trọng điểm sản xuất nông sản.
Với thị trường xuất khẩu, ngành chủ động phát huy cơ hội của các hiệp định thương mại tự do để giữ ổn định các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, tránh lệ thuộc vào một vài thị trường.
Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, các chính sách về sử dụng đất đai sẽ cần được sửa đổi linh hoạt, phát triển thị trường giao dịch, thúc đẩy tập trung đất đai. Về tín dụng, phát triển tín dụng chính thức cho hộ doanh nghiệp, hợp tác xã; tín dụng theo chuỗi.
Hạ tầng sẽ được đầu tư cơ bản cho vùng sâu vùng xa. Điển hình như việc phát triển hạ tầng thủy lợi phải đảm bảo đa mục tiêu, cho thủy sản, lâm nghiệp. Hạ tầng thương mại như: xây dựng hệ thống chợ, trung tâm đầu mối; hạ tầng logistics: cầu cảng, trung tâm kết nối vùng, giao thông kết nối vùng chuyên canh.
Ngành cũng sẽ hình thành hệ thống các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành hàng chiến lược, liên kết với nông dân thông qua kinh tế hợp tác. Phát triển hệ sinh thái ngành hàng; trong đó doanh nghiệp đầu tầu đảm bảo vai trò hạt nhân; phát triển hợp tác xã với chuỗi giá trị; đồng thời đổi mới, nâng cao vai trò của hội, hiệp hội…, ông Trần Công Thắng cho hay.
Theo ông Trần Công Thắng, trong giai đoạn mới nếu muốn nâng cao quy mô sản xuất, nâng cao vị thế của người nông dân, hiệu quả thì bắt buộc phải hợp tác. Với nông dân thì kinh tế hợp tác, tổ hợp tác, các câu lạc bộ… là mô hình tốt đã được khẳng định thì cần thúc đẩy phát triển hơn. Việc phát triển theo chuỗi liên kết không chỉ với ngành hàng chủ lực mà kể cả ngành hàng nhỏ có lợi thế của địa phương để chuyển theo hướng từ sản lượng sang chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp đặt ra yêu cầu nhất định về khả năng tiếp cận, trình độ ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Ngành sẽ phải tận dụng tối đa nguồn lực hiện hữu để mang đến những giá trị mới bằng việc phát triển kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn cũng sẽ hướng đến một nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái.
TS Đặng Kim Sơn: Tôi thấy buồn vì đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn ngày càng giảm
"Càng ngày ngân sách đầu tư cho nông thôn mới càng giảm. Tôi cho rằng đây là 1 bước lùi trong đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn" - TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn chia sẻ tại chương trình bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp nổi bật 2021.
TS Đặng Kim Sơn: Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn ngày càng giảm
Sáng 22/12, lần đầu tiên Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức chương trình bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp nổi bật 2021 và tọa đàm "Chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; Chinh phục thị trường nông sản thế giới 2022". Buổi toạ đàm có sự tham gia của 10 chuyên gia đầu ngành lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.
Tham gia sự kiện qua ứng dụng Zoom khi đang công tác tại Australia, TS Đặng Kim Sơn- chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cho biết, chúng ta bình chọn 10 sự kiện nổi bật của ngành nông nghiệp nhưng cũng là những sự kiện gắn với nông thôn. Tuy là các sự kiện nổi bật nhưng tôi cho rằng có cả cái tốt và xấu, đi liền với nhau. Cái xấu sẽ cảnh báo, dẫn dắt chúng ta để sang năm 2022 chúng ta làm tốt hơn.
TS Đặng Kim Sơn- chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Dân Việt
Theo TS Đặng Kim Sơn, chúng ta đã nói quá nhiều về tăng trưởng. Hội nghị 6 tháng chúng ta đặt ra mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp đạt 3-3,2%, thời điểm này 2,8% là chưa đạt mục tiêu, dù mục tiêu này đã được điều chỉnh lại do dịch Covid. Nhưng so với các ngành khác, nông nghiệp rõ ràng có kết quả nổi bật hơn. Vì vậy chúng ta có thể nhận định Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ vững vàng của nền kinh tế.
"Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng lên hơn 47 tỷ USD, nhưng thật ra xuất khẩu chỉ tăng 14,2%, trong khi nhập khẩu tăng gần 40%. Nên xét ra, xuất siêu giảm mạnh so với năm ngoái, dư ra ít hơn. Giá nông sản xuất khẩu tăng nhưng giá nhập khẩu cũng tăng mạnh. Sự tăng giá này là tăng cả đầu vào lẫn đầu ra, trong đó giá đầu vào gây thiệt hại lớn. Nhưng tôi cho rằng trong bối cảnh khó khăn đây cũng là điều nổi bật" - TS Đặng Kim Sơn phân tích.
Ảnh: Toàn cảnh tọa đàm và bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp nổi bật năm 2021
Về việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về đầu tư Chương trình Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 với tổng vốn đầu tư 198.000 tỉ đồng ngay tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ông Sơn thẳng thắn nói: Về đầu tư xây dựng nông thôn mới, tôi không đồng ý mà tôi thấy thất vọng. So với giai đoạn đầu 2011 - 2015, ngân sách đã đầu tư hơn 266.000 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới; giai đoạn 2 được 220.624 tỷ đồng, đến giờ chỉ được 198.000 tỷ đồng.
"Càng ngày ngân sách đầu tư cho nông thôn mới càng giảm. Tôi cho rằng đây là 1 bước lùi trong đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn. Quan trọng là lúc đưa ra cam kết thì cao, nhưng thực hiện chỉ được 60%.
Tôi cho rằng cam kết đầu tư của Trung ương chưa đủ mạnh, dù rằng đầu tư của địa phương là chính. Xây dựng nông thôn mới giai đoạn tới có thể đầu tư nhiều hơn về con người" - ông Sơn nhấn mạnh.
Mặc dù nhận định ngành nông nghiệp có sự tăng trưởng nổi bật so với các lĩnh vực khác, kim ngạch xuất khẩu đạt con số kỷ lục, song TS Đặng Kim Sơn cũng chỉ ra tình trạng giá vật tư nông nghiệp tăng quá cao. Chưa bao giờ giá phân bón, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay.
"Điều đó cho thấy sự mỏng manh của chuỗi cung ứng. Nếu chúng ta không làm chủ được sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón, hay các nguyên vật liệu đầu vào khác thì nông nghiệp không thể thoát khỏi tình trạng bị động, yếu thế, dễ đổ vỡ...".
Trước tình hình ùn tắc nông sản nghiêm trọng tại các cửa khẩu Lạng Sơn, Quảng Ninh, TS Đặng Kim Sơn nhận định, trước đây thường chỉ ùn tắc với thanh long, dưa hấu, giờ thì tất cả các mặt hàng đều không qua được biên giới. Thị trường Trung Quốc đã thực sự thay đổi, họ không chỉ đưa ra lí do chống dịch Covid mà đã cấm nhập khẩu tiểu ngạch.
"Đã đến lúc chúng ta cần đi thẳng vào thị trường nội địa của Trung Quốc, bằng đường hàng không, đường biển chứ không chỉ đi qua trung gian, đường bộ như thế này nữa" - ông Sơn nói.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, gạo giữ ổn định Trong tuần qua, giá lúa, gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung tiếp tục có xu hướng ổn định. Thu hoạch lúa Hè Thu ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Ảnh tư liệu: Thanh Liêm/TTXVN Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, tại thành phố Cần Thơ,...