Buộc đóng cửa phòng giao dịch ngân hàng thua lỗ
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát lại toàn bộ các đơn vị mạng lưới những phòng giao dịch kinh doanh thua lỗ, không an toàn, vi phạm quy định thì phải có kế hoạch khắc phục, thậm chí là đóng cửa.
Sau 20 năm hoạt động, thương hiệu Habubank đã “biến mất” khỏi thị trường(ảnh minh họa).
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các đơn vị mạng lưới của tổ chức tín dụng (TCTD).
Video đang HOT
Theo văn bản này, Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD lập kế hoạch rà soát toàn diện tổ chức và hoạt động của hệ thống các đơn vị mạng lưới để có biện pháp chấn chỉnh, củng cố nhằm đảm bảo hoạt động của các đơn vị mạng lưới hiệu quả, hoạt động tuân thủ quy định của pháp luật.
Trên cơ sở rà soát lại toàn bộ các đơn vị mạng lưới, TCTD có trách nhiệm chủ động xây dựng Kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại hoạt động của hệ thống mạng lưới, theo đó những đơn vị mạng lưới hoạt động có hiệu quả thì tiếp tục được hoạt động và kiện toàn, khắc phục những mặt được TCTD đánh giá là còn hạn chế, yếu kém.
Đặc biệt, đối với những đơn vị hoạt động không hiệu quả (kinh doanh thua lỗ, không an toàn, vi phạm quy định của pháp luật), TCTD phải có kế hoạch khắc phục, hoặc đóng cửa, hoặc chuyển giao về đơn vị đầu mối khác.
Trên cơ sở thực hiện các nội dung nêu trên, TCTD xây dựng Kế hoạch sắp xếp lại hệ thống mạng lưới gửi NHNN chi nhánh nơi TCTD đặt trụ sở chính và NHNN (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) chậm nhất ngày 30/4/2013.
Theo Dantri
Việc cấp bách
Ngày 22.10, phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lo ngại kinh tế trì trệ làm cho đời sống người lao động (NLĐ) khó khăn. Nhiều đại biểu sốt ruột vì chưa thấy Chính phủ đề ra biện pháp hữu hiệu để vực dậy nền kinh tế và không đồng tình việc ngừng tăng lương tối thiểu.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam vươn lên số 1 thế giới nhưng vì là xuất khẩu thô nên giá trị kinh tế còn thấp.
Ngày 23.10, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo Môi trường kinh doanh 2013, xếp hạng Việt Nam tiếp tục tụt 8 bậc.
Để vực dậy nền kinh tế thì phải dám nhìn thẳng vào sự thật, xem nguyên nhân nào đẩy nó vấp ngã: Nguồn vốn đầu tư công khổng lồ vào các tập đoàn nhà nước, các dự án lớn ít giá trị kinh tế. Do đó, hệ số ICOR của kinh tế nhà nước (số đồng vốn bỏ ra để thu 1 đồng lãi) từ 3 tăng lên hơn 10!
Nợ xấu tăng rất nhanh. Doanh nghiệp tư nhân thoi thóp vì thiếu vốn và bị chèn ép bởi nền kinh tế do các nhóm lợi ích thao túng. Nhập siêu tăng lên gấp 5 lần khóa trước. Ba vấn đề nóng nổi lên: Hàng tồn kho, thị trường thu hẹp, hàng giảm giá thê thảm và thiếu vốn.
Đã hai năm bàn bạc về tái cấu trúc nền kinh tế, có hàng chục cuộc tọa đàm, hội thảo, nhưng tất cả chưa có chuyển biến đáng kể. Vấn đề tái cấu trúc ngân hàng gặp bao trở ngại. Chỉ riêng chuyện tổng nợ xấu cũng không thể xác định được, con số của Thống đốc Ngân hàng đưa ra khác với con số của Thanh tra Ngân hàng, con số của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia lại khác nữa.
Tình trạng tài chính không minh bạch, có hai sổ sách phổ biến trong hệ thống ngân hàng. Và gần đây, Thống đốc Ngân hàng thừa nhận có các nhóm lợi ích thao túng hệ thống ngân hàng.
Việc tái cấu trúc đầu tư công, lúc đầu được ấn định cắt bỏ nhiều khoản lớn rất ấn tượng, nhưng sau đó lại ứng trước ngân sách cho đầu tư, phát hành trái phiếu chính phủ tài trợ các dự án. Dư luận cho rằng tái cấu trúc DNNN là lĩnh vực chậm chạp nhất, bởi nó được coi là giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Nay lại chủ trương "Kết thúc giai đoạn thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước xem xét chuyển một số tập đoàn nhà nước thành tổng công ty".
Như vậy là quay trở lại hình thức DNNN 16 năm trước. Hồi đó, các liên hiệp xí nghiệp kém hiệu quả được chuyển thành tổng công ty. Sau đó, nhiều tổng công ty thua lỗ nên quyết định chuyển sang hình thức tập đoàn, hy vọng tạo ra "quả đấm thép". Hình như chúng ta cứ loay hoay đi tìm hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước, mà không thấy rằng sự thất bại nằm ở những gì có tính quy luật mà các nền kinh tế tiên tiến đã biết tránh hoặc vận dụng để không bị thua lỗ, đạt hiệu quả cao, trở nên giàu mạnh.
Xin nêu ra ba giải pháp khắc phục ách tắc:
Một là từ ưu tiên- ưu đãi kinh tế nhà nước chuyển sang một mặt bằng bình đẳng kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Thậm chí ưu tiên cho đơn vị nào đạt hiệu quả cao, tăng đóng góp ngân sách nhà nước.
Hai là tập trung sức ngăn chặn, xóa bỏ các nhóm lợi ích. Hiện nay, ai cũng thấy có sự thao túng của các nhóm lợi ích, nhưng chưa nơi nào chỉ mặt gọi tên được những ai nằm trong nhóm lợi ích, vì nó được đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức quyền bao che. Bình phong của nhóm lợi ích là môi trường quản lý không minh bạch và luật pháp không rõ ràng, có kẽ hở.
Ba là nên khôi phục lại ban tư vấn của Chính phủ. Huy động và khai thác được "túi khôn" trong nhân dân thì chỉ có lợi cho đất nước.
Theo laodong
Đại gia "bật mí" chuyện tiêu tiền thời khủng hoảng Không những không bị vùi dập trong dông bão, nhiều DN đã vươn lên mạnh mẽ trong khủng hoảng. Bí quyết các doanh nhân chia sẻ rất công khai nhưng để làm được như vậy có lẽ không phải dễ. Khó vẫn kiếm tiền nhiều Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa có kết quả kinh doanh tháng 2/2013. Theo đó, DN này đạt...