Bước đi vững chắc trong làm chủ máy bay hiện đại
Vừa huấn luyện vừa rút kinh nghiệm để không những làm chủ vững chắc mà tiến tới làm chủ chuyên sâu vũ khí, khí tài hiện đại được trang bị, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Đó là mục tiêu quan trọng hàng đầu ở Trung đoàn Không quân 923…
Những bước đi vững chắc
Chúng tôi có mặt tại Trung đoàn 923 khi một số phi công và nhiều cán bộ, nhân viên kỹ thuật hàng không (KTHK) các chuyên ngành của các đơn vị trong Sư đoàn 371, vừa hoàn thành đợt huấn luyện chuyển loại trên máy bay Su-30MK2.
Kết quả kiểm tra trong huấn luyện chuyển loại đợt 1 năm 2014, đối với cán bộ nhân viên KTHK có 100% khá giỏi, trong đó 29,68% giỏi. Kết quả khẳng định trình độ, năng lực huấn luyện tổng hợp của Trung đoàn 923 đã được nâng lên một bước.
Dù thời tiết những tháng đầu năm 2014 khá phức tạp và luôn diễn biến xấu, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, Trung đoàn đã hoàn thành 47,3% kế hoạch huấn luyện bay và 68,6% kế hoạch huấn luyện mặt đất năm 2014.
Chuẩn bị bay trên máy bay Su-30MK2 tại Trung đoàn 923.
Thượng tá Nguyễn Văn Thiện, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923 cho biết: Thuận lợi lớn nhất trong huấn luyện nói chung và huấn luyện bay nói riêng của Trung đoàn là được khai thác máy bay, vũ khí, trang bị, khí tài mới, hiện đại, độ an toàn cao.
Tuy nhiên, những khó khăn bước đầu cũng xuất phát từ sự chưa thể “đồng điệu” ngay giữa con người với khí tài hiện đại.
Thế nên đẩy mạnh huấn luyện chuyên môn trong khai thác, sử dụng máy bay Su-30MK2 và vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT) là một trọng tâm của Trung đoàn trong công tác huấn luyện.
Trong thời gian qua, Trung đoàn đẩy mạnh huấn luyện chuyên ngành cho phi công và huấn luyện kỹ chiến thuật chuyên ngành cho các thành phần bảo đảm.
Đến nay, 100% lực lượng phi công của đơn vị đã đủ trình độ trực ban chiến đấu khí tượng giản đơn. Phần lớn trong số đó đạt trình độ trực ban chiến đấu khí tượng phức tạp ngày và đêm.
Bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện của đơn vị, Trung đoàn còn bảo đảm và trực tiếp huấn luyện chuyển loại tổng thể về khai thác sử dụng máy bay Su-30MK2 và VKTBKT cho các lực lượng đến từ đơn vị bạn, đáp ứng trước yêu cầu nhiệm vụ của sư đoàn, quân chủng trong tình hình mới.
Gỡ khó bằng nội lực
Video đang HOT
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trình độ tiếng Nga của các đối tượng chuyển loại huấn luyện máy bay mới còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, trình độ huấn luyện khai thác sử dụng máy bay, VKTBKT Su-30MK2.
Nhân viên kỹ thuật trong một buổi chuẩn bị bay tại Trung đoàn 923.
Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn bảo đảm Kỹ thuật Hàng không chia sẻ:
Để khắc phục khó khăn này, thời gian trước, đơn vị mạnh dạn mời giáo viên tiếng Nga về giảng dạy cho các thành phần tham gia bay ở đơn vị, mang lại hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên hiệu quả chưa vững chắc, bởi về thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật quân sự nói chung và hàng không nói riêng ở các giáo viên cũng có những giới hạn nhất định.
Từ đầu năm 2013, nhiều cấp trong đơn vị đã họp bàn và đi đến quyết định tận dụng tối đa những đồng chí có trình độ tiếng Nga khá ở Trung đoàn trực tiếp lên lớp tiếng Nga cho anh em còn lại, trên tình thần truyền đạt, cùng nhau tìm hiểu, trao đổi.
Chính việc làm này đã mang lại hiệu quả đáng kể, vững chắc, có những nội dung liên quan đến tiếng Nga trong huấn luyện khai thác sử dụng máy bay, VKTBKT Su-30MK2 ở đơn vị đã đi vào chiều sâu.
Là học viên trực tiếp tham gia đợt huấn luyện chuyển loại tại đây, Trung tá Nguyễn Thế Huỳnh, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 927 cho biết:
Kỹ thuật bay ở máy bay Su-30MK2 cũng có những điểm mới, nhưng cũng xuất phát từ những kỹ thuật cơ bản nên cũng không đáng lo.
Cái khó của phi công tham gia huấn luyện chuyển loại chính là làm chủ được VKTBKT hiện đại trang bị trên máy bay. Để làm chủ nhanh và vững chắc thì việc trước tiên là phải có trình độ tiếng Nga nhất định.
Cách vượt khó bằng nội lực ở Trung đoàn 923 thực sự là kinh nghiệm quý cho các đơn vị trong huấn luyện làm chủ khí tài mới.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Việt Nam liên tục tiếp nhận Su-30MK2
Với định hướng tiến thẳng lên hiện đại, Không quân Việt Nam trong vài năm gần đây tiếp tục được trang bị máy bay chiến đấu phản lực thế hệ mới Su-30MK2.
Do ngân sách có hạn và định hướng thay thế dần dần máy bay cũ cho từng trung đoàn không quân chiến đấu, nên số lượng máy bay trong các hợp đồng mua Su-30MK2 của Việt Nam gần đây luôn là bội số của 4 (thường là 8 - 12 chiếc).
Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất ở các hợp đồng này là việc giao hàng, tiếp nhận máy bay thường chia làm 4 chiếc mỗi đợt, với giãn cách vài tháng giữa 2 đợt giao hàng. Đây có thể coi là "phong cách" riêng khá thú vị của Việt Nam, vì sao lại như vậy?
"Hổ mang chúa" Su-30MK2 sẵn sàng xuất kích
Thứ nhất, ngân sách mua sắm có hạn khiến Việt Nam đặt hàng theo hợp đồng nhỏ (8 - 12 chiếc). Vì vậy, việc thanh toán phải được chia làm nhiều lần theo tiến độ bàn giao để phù hợp với khả năng thu xếp tài chính của Việt Nam.
Thứ hai, mua sắm theo hợp đồng nhỏ và cách thức giao hàng như trên sẽ ít gây chú ý của dư luận quốc tế, nhất là các quốc gia có liên quan trong khu vực.
Điều này thể hiện rằng Việt Nam mua sắm vũ khí mới nhằm mục đích thay thế các máy bay đã cũ và chỉ mang tính phòng vệ chứ không để tấn công bất kỳ quốc gia nào khác.
Do đó sẽ ngăn ngừa nguy cơ bị nhận định rằng Việt Nam tiến hành chạy đua vũ trang, ảnh hưởng đến an ninh và cán cân quân sự trong khu vực.
Su-30MK2 tại Đoàn Không quân Yên Thế
Thứ ba, việc huấn luyện phi công chiến đấu, nhất là phi công Su-30MK2 là cực kỳ khó khăn.
Chúng ta không thể "một sớm, một chiều" đào tạo được đội ngũ phi công có khả năng làm chủ vũ khí hiện đại, thực hiện tốt nhiều khoa mục như bay trong điều kiện thời tiết phức tạp, bay biển, bay đêm, bay xa.
Với phương châm "Cơ bản, thiết thực, vững chắc, an toàn", Quân chủng Phòng không - Không quân đã có những bước đi hợp lý, đào tạo thành công nhiều thế hệ phi công Su-30MK2 kế tiếp nhau, phù hợp và bám sát tiến độ tiếp nhận máy bay mới.
Các phi công trẻ của Đoàn Không quân Biên Hòa trao đổi kinh nghiệm sau ban bay
Thứ tư, việc liên tục tiếp nhận vũ khí mới đi kèm theo máy bay tạo thuận lợi cho tính toán sử dụng hoặc niêm cất và có thể áp dụng phương thức quản lý kiểu "first in - first out".
Phương thức trên tức là vũ khí nào về trước sẽ được ưu tiên sử dụng cho nhiệm vụ trực chiến trước, vũ khí nào về sau sẽ đưa vào niêm cất, chỉ dùng khi cần thiết.
Điều này không những cho phép giảm đáng kể chi phí bảo quản, sửa chữa mà còn đảm bảo luôn có một lượng lớn vũ khí mới, có niên hạn sử dụng dài ở tình trạng kỹ thuật tốt nhất.
Tên lửa R-27 của Su-30MK2 luôn ở trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất
Thứ năm, mỗi đợt giao hàng, chuyên gia của bạn phải sang Việt Nam để lắp ráp, bay nghiệm thu, bàn giao.
Đây là cơ hội cực tốt để phi công và nhân viên kỹ thuật Việt Nam quan sát, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý giá "miễn phí" và hoàn toàn "tự nhiên", không có trong công tác đào tạo, huấn luyện theo khuôn khổ của hợp đồng.
Ngoài ra mỗi lần chuyên gia bạn sang Việt Nam, những máy bay đã giao trước đó có thể được kiểm tra kỹ thuật và khắc phục nhanh chóng các trục trặc (nếu có).
Chuyên gia và phi công Nga chuẩn bị bay nghiệm thu, bàn giao máy bay Su-30MK2
Thứ sáu, những tin tức mới nhất liên quan đến kinh nghiệm tác chiến, vận hành của không chỉ dòng máy bay Su-30MK2 mà còn của nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại trên thế giới cũng sẽ được cập nhật.
Qua đó, giúp phi công Việt Nam "biết người, biết ta" để áp dụng vào thực tế huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
Theo Trí Thức Trẻ
Tiêm kích Su-30MK2 VN lần đầu ném bom ban đêm Trong cuộc diễn tập bắn, ném ở Trường bắn Quốc gia khu vực 3, tiêm kích Su-30MK2 của Sư đoàn 370 lần đầu thực hiện ném bom ban đêm. Trong cuộc diễn tập bắn, ném ở Trường bắn Quốc gia khu vực 3, tiêm kích Su-30MK2 của Sư đoàn 370 lần đầu thực hiện ném bom ban đêm. Trong hai ngày 24 và...