Bước đi tiếp theo của Nga ở Syria sau khi chính quyền Assad sụp đổ
Nga có thể sẽ phải tìm cách hòa hợp với chính phủ mới của Syria sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.
Xe quân sự Nga ở Syria (Ảnh: Reuters).
“Nhiều khả năng Nga và chính phủ mới của Syria sẽ duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Cả hai bên đều có lợi ích chiến lược giao thoa và có khả năng đạt được thỏa thuận”, Wu Yihong, chuyên gia về Trung Đông tại Viện Taihe ở Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Tass (Nga).
Theo chuyên gia Wu Yihong, Nga sẽ tìm cách giữ lại 2 căn cứ quân sự của nước này tại Syria. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của cơ sở bảo dưỡng và hậu cần của hải quân Nga tại Tartus đối với các hoạt động ở Địa Trung Hải, cũng như tầm quan trọng của căn cứ không quân Hmeimim đối với ảnh hưởng của Moscow ở Trung Đông và châu Phi.
Chuyên gia cho rằng “ chính phủ Syria mới cũng cần sự hỗ trợ của Nga, đặc biệt là trong các nỗ lực chống khủn.g b.ố và an ninh quốc gia”.
Ông Wu nhận định, các báo cáo trên truyền thông rằng các cuộc đàm phán Nga – Syria đang diễn ra cho thấy cả hai bên đều sẵn sàng tìm được tiếng nói chung.
“Các cuộc đàm phán của Nga với chính phủ Syria mới chịu ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ với các quốc gia như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel”, chuyên gia lưu ý.
“Những quốc gia này có thể có một số ảnh hưởng đến kết quả đàm phán, nhưng Nga và chính phủ Syria mới có thể sẽ tìm kiếm một lập trường chung đáp ứng được lợi ích của họ”, ông Wu nói thêm.
Vào ngày 19/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trong cuộc họp báo thường niên rằng, Moscow hy vọng hòa bình và ổn định ở Syria, đồng thời duy trì quan hệ với tất cả các bên ở Syria cũng như trong khu vực.
Ông Putin nói thêm rằng sự hiện diện liên tục của các căn cứ Nga tại Syria phụ thuộc vào việc lợi ích có phù hợp với chính phủ mới hay không. Ông Putin cũng tuyên bố đề xuất của Nga về việc sử dụng các căn cứ Hmeimim và Tartus để cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.
Theo Tổng thống Putin, hầu hết người dân Syria mà Nga đã tiếp cận đều ủng hộ Moscow duy trì hai căn cứ quân sự chính ở Syria. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đang diễn ra. Moscow sẽ phải cân nhắc xem mối quan hệ với các lực lượng chính trị ở Syria tác động như thế nào tới quyết định duy trì lực lượng ở đây.
Từ cuối tháng 11, các nhóm vũ trang đối lập ở Syria đã mở một chiến dịch tấ.n côn.g quy mô lớn nhằm giành quyền kiểm soát các thành phố trọng yếu ở Syria.
Chỉ trong vòng hơn một tuần, lực lượng này đã kiểm soát các thành phố lớn và thủ đô Damascus, lật đổ chính quyền Assad hôm 8/12.
Giới chức Nga ngay sau đó xác nhận ông Assad đã từ chức và đồng ý chuyển giao quyền lực cho phe đối lập. Điện Kremlin cho hay, Tổng thống Putin đã cấp quy chế tị nạn cho ông Assad cùng gia đình, hiện giờ họ ở Moscow.
Nga đang đàm phán với lực lượng đối lập Syria để duy trì quyền kiểm soát đối với 2 căn cứ quân sự tại quốc gia Trung Đông này.
Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự
Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria.
Ông Obeida Arnaout, người được nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) bổ nhiệm làm phát ngôn viên chính phủ chuyển tiếp Syria, cho biết động thái gần đây của Nga ở Syria khá mơ hồ. Đài Euronews ngày 16.12 đưa tin một đoàn xe quân sự Nga được phát hiện đang đi từ thành phố Latakia đến thành phố Tartus. Trước đó, giới phân tích phương Tây nói rằng Điện Kremlin đang triển khai đợt rút quân quy mô lớn khỏi Syria, dù Moscow chưa bình luận thông tin trên.
Ông Arnaout nhấn mạnh thông tin Nga rút các tàu hải quân khỏi cảng Tartus và hoạt động của đoàn xe quân sự không thể hiện rõ Điện Kremlin có thực sự muốn rút quân hay không. Chính phủ mới Syria cho rằng Nga hiện không có lý do để tiếp tục hiện diện tại Syria.
Cựu Tổng thống Syria nói gì trong phát ngôn đầu tiên sau khi bị lật đổ?
"Tôi nghĩ Nga nên xem xét lại ý định hiện diện tại lãnh thổ Syria cũng như các lợi ích của Moscow. Lợi ích của Nga trước đây gắn chặt với chính quyền cựu Tổng thống Bashar al-Assad. Lúc này, họ có thể cân nhắc và chủ động tiếp cận chính quyền mới để chứng tỏ rằng Moscow không có hiềm khích với người dân Syria", Euronews ngày 16.12 dẫn lời ông Arnaout nói.
Xe quân sự Nga tiến về căn cứ không quân Hmeimim ở thành phố Latakia, Syria ngày 15.12. ẢNH: REUTERS
Ông Arnaout nêu thêm chính phủ mới tại Syria đã có cuộc điện đàm cấp cao nhất với nhiều quốc gia, nhấn mạnh Syria đã bước vào một giai đoạn mới, tập trung hàn gắn sau nhiều thập niên chia rẽ và gần 14 năm giao tranh khốc liệt.
Vào ngày 14.12, AFP đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ đã "liên lạc trực tiếp" với nhóm HTS. Sau đó, Anh và Liên minh châu Âu (EU) cũng thông báo đã liên hệ với HTS, nhóm dẫn đầu chính phủ chuyển tiếp Syria.
Trong những năm qua, Nga vận hành 2 căn cứ quân sự ở Syria, gồm căn cứ không quân Khmeimim ở gần thành phố cảng Latakia và căn cứ hải quân Tartus tại phía đông Địa Trung Hải. Hai căn cứ này được xem là một trong những tiề.n đồn quân sự có ý nghĩa chiến lược với Moscow tại khu vực Trung Đông, đặc biệt cảng Tartus hiện là nơi duy nhất có thể giúp tàu chiến Nga duy trì hiện diện trực tiếp tại Địa Trung Hải. Giới quan sát nhận định thất bại của đồng minh là ông al-Assad có thể ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược địa chính trị của Nga ở khu vực này trong thời gian tới.
The báo Anh The Telegraph, sau các biến động ở Syria, Nga có thể đang củng cố và tăng cường các căn cứ quân sự của nước này ở Libya.
The Telegraph dẫn dữ liệu từ trang web theo dõi chuyến bay FlightRadar24 cho thấy ít nhất 3 máy bay vận tải quân sự của Nga đã bay từ Belarus đến Libya kể từ ngày 8.12.
Giới quan sát tin rằng Nga đang di chuyển các trang thiết bị quân sự dự trữ ở Belarus tới miền đông Libya.
The Telegraph dẫn lời ông Jalel Harchaoui, chuyên gia về Bắc Phi và là thành viên của Viện các quân chủng hoàng gia Anh (RUSI), nhận định rằng Moscow đang chuyển thêm thiết bị đến bảo vệ các căn cứ ở Libya vì nguy cơ đang gia tăng cho các địa điểm này trong thời điểm dấu hiệu Nga tăng cường hiện diện quân sự ở Libya ngày càng rõ nét.
Libya đóng vai trò là trung tâm quan trọng cho những nỗ lực của Điện Kremlin nhằm mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi. Đây là quốc gia duy nhất trên lục địa châu Phi có sự hiện diện quân sự của Nga và có thể bay thẳng từ Nga mà không cần tiếp nhiên liệu.
Khi được yêu cầu bình luận về thông tin trên các kênh truyền thông về tương lai của các căn cứ quân sự Nga tại Syria cũng như khả năng Moscow tăng cường hiện diện quân sự ở Libya, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 16.12 cho biết "hiện tại vẫn chưa có quyết định chắc chắn nào" được đưa ra.
"Nga vẫn duy trì liên lạc với đại diện của lực lượng nắm quyền ở Syria và mọi thứ sẽ được quyết định thông qua đối thoại", ông Peskov nói thêm.
Nga rút quân khỏi sân bay, sơ tán một phần phái bộ ngoại giao khỏi Syria Nga được cho là đã rút quân khỏi sân bay ở đông bắc Syria trong bối cảnh Israel không kích các mục tiêu ở khu vực này. Xe quân sự Nga trên đường hướng tới tiề.n đồn quân sự ở Kamisli, Syria vào năm 2020 (Ảnh: Anadolu Agency). Theo trang tin quân sự Avia Pro, các nguồn tin địa phương cho biết quân...