Buộc di dời ụ nổi bỏ hoang trong tháng 7
Sáng 19.6, ông Trần Đức Thi – Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Nha Trang cho biết, mới đây Cảng vụ đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng kiểm tra an toàn hàng hải đối với ụ nổi Venture Dock 2.
Kết quả cho thấy, hồ sơ đăng kiểm của ụ nổi đã hết hạn, ụ nổi trong tình trạng không sẵn sàng sử dụng…
Trong khi đó, cuối năm 2009, ụ nổi Venture Dock 2 đã từng bị rê neo, trôi trên vịnh Nha Trang rất nguy hiểm cho các phương tiện khác. Ngày 12.6.2012, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản đồng ý với các đề xuất xử lý đối với ụ nổi này của Cảng vụ và Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu chủ tàu phải đưa ụ nổi Venture Dock 2 vào hoạt động hoặc di dời trong tháng 7.2012.
Trong khi đó, đầu tháng 3.2012, Chi cục Thi hành án dân sự quận Bình Thạnh (TP.HCM) lại có văn bản gửi Cảng vụ Nha Trang yêu cầu hỗ trợ thi hành án đối với ụ nổi Venture Dock 2 bằng cách không cấp phép dời cảng cho ụ nổi này do liên quan đến một tranh chấp dân sự.
Trả lời văn bản này, Cảng vụ Nha Trang cho biết, theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, việc này chỉ có thể thực hiện khi có một quyết định bắt giữ phương tiện của cơ quan toà án có thẩm quyền.
Trước đó, ngày 18.6, ông Vũ Hữu Thắng – Phó Đội trưởng Đội Kiểm soát Cục Hải quan Khánh Hòa, cho biết:
Nếu không có hành vi nào vi phạm pháp luật thì trong vòng 180 ngày, kể từ ngày 24.6 (ngày Công ty Long Sơn đến làm việc với Hải quan Khánh Hòa), nếu chủ tàu làm đủ thủ tục hợp pháp để khai báo nhập khẩu thì cho phép nhập khẩu; nếu tái xuất thì cho phép làm thủ tục tái xuất. Quá thời hạn sẽ bán đấu giá thanh lý.
Video đang HOT
Theo Dân Việt
TT-Huế: Nhà máy rác triệu đô xây xong rồi... bỏ hoang
Nhà máy rác (khu xử lý chất thải rắn) ở thôn Nam Phước, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, TT-Huế có nguồn vốn đầu tư gần 3,5 triệu USD, hoàn thiện hơn 1 năm nay nhưng chưa một lần đi vào hoạt động.
Rác tràn khắp nơi nhưng nhà máy rác "im lặng"
Đây là công trình thuộc vốn vay ADB và AFD với kinh phí đầu tư 3,42 triệu USD, hoàn thành vào đầu năm 2011, do Dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung đầu tư. Hiện công trình đã được bàn giao cho Công ty TNHH NNMTV Môi trường và CTĐT Huế quản lý. Khu xử lý chất thải rắn này có diện tích gần 27ha, khi đi vào vận hành sẽ xử lý được toàn bộ lượng rác thải của 18 xã, thị trấn trên huyện Phú Lộc; trung bình 1 ngày sẽ xử lý 150 tấn rác, trong đó có 15 tấn rác nguy hại.
Theo thiết kế, khu xử lý rác ở Lộc Thủy đạt tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh với các khu chôn lấp rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại và hệ thống điện nước, giao thông, các công trình phụ trợ, nhà điều hành... Riêng bãi chôn lấp rác có các ô chôn lấp, hồ xử lý nước rỉ rác, hệ thống chống thấm được xây dựng theo công nghệ hiện đại. Tuy nhiên đã quá 1 năm kể từ lúc hoàn thành, khu xử lý vẫn "án binh bất động".
Khu xử lý chất thải rắn ở xã Lộc Thủy đóng cửa im lìm...
Theo quan sát của chúng tôi, khu xử lý chưa từng đi vào hoạt động nhưng cơ sở hạ tầng đã bắt đầu bị mưa nắng "tàn phá": cổng sắt hoen gỉ, một số đoạn rào đã đổ sập vừa được dựng tạm lên, trong sân nhà máy cỏ dại mọc đầy, cả khu xử lý không một bóng người...
Trong khi đó, nhiều điểm nóng về rác của huyện Phú Lộc vẫn gây ô nhiễm từng ngày. Như xung quanh chợ Cầu Hai (thị trấn Phú Lộc), rác chất đống, ruồi nhặng bay đầy và bốc mùi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Hay ngay đường vào khu xử lý rác ở xã Lộc Thủy, rác cũng được vứt tràn lan. Ngoài ra, bãi rác ở thị trấn Lăng Cô cũng đang trong tình trạng quá tải, xung quanh QL 1A các đống rác nhỏ nằm rải rác dù thường có biển "Cấm đổ rác"...
... trong khi rác tràn ngập khắp nơi
Ông Cái Minh, Chủ tịch UBND thị trấn Phú Lộc, chia sẻ: "Mong nhà máy rác Lộc Thủy sớm đi vào vận hành để xử lý rác thải, xóa những điểm tập kết rác tự phát lâu nay. Bãi rác ở thị trấn hiện chỉ là tạm thời, không bảo đảm yêu cầu".
Còn phải chờ...
Trên thực tế, việc xây dựng 1 khu xử lý rác rồi không có rác để hoạt động là 1 "quy trình ngược" làm tốn kém ngân sách nhà nước. Đúng ra phải tính toán nguồn nguyên liệu, khối lượng nguyên liệu, phạm vi thu gom nguyên liệu rác từ lúc xây nhà máy.
Theo ông Lê Chí Dũng, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Phú Lộc, bên phía quản lý khu xử lý rác đang phối hợp với huyện làm đề án thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt. Vào tháng 9/2011, UBND huyện Phú Lộc đã phê duyệt đề án này. Theo đó, phương án tối ưu là "Nhà nước và nhân dân cùng làm": Nhà nước chịu phí vận chuyển từ điểm tập trung về khu xử lý rác Lộc Thủy; nhân dân chịu phí từ nhà đến điểm tập trung rác với mức nhà ở nông thôn là 7.000đ/nhà/tháng, ở đô thị tùy theo vị trí từ 8.000-11.000đ/nhà/tháng.
Hiện đã có thông tin từ Phòng Tài chính huyện cho biết tỉnh đã đồng ý cho kinh phí vận chuyển từ điểm tập trung về khu xử lý rác Lộc Thủy với khoảng 1,1 tỷ đồng. Phần còn lại (từ nhà dân ra điểm tập trung) huyện phải họp bàn với dân nhưng đến nay vẫn gặp không ít khó khăn.
"Bởi thói quen xử lý rác của người dân nông thôn khác thành thị. Ở nông thôn, chỉ những nhà ở vùng đông dân cư, gần chợ, gần đường mới chấp nhận nộp tiền để có người đi gom rác, còn ở các xóm thôn, dân "tự xử lý" nên thu tiền từ đây ko dễ. Chúng tôi sẽ họp triển khai lấy ý kiến với các xã, thị trấn vào tháng 3 này" - ông Dũng nói thêm.
Và trong lúc chờ các phương án, người dân huyện Phú Lộc vẫn cam chịu sống cảnh rác vứt tứ tung còn nhà máy rác đóng cửa.
Một số hình ảnh ghi nhận nhà máy rác bạc tỷ không hoạt động:
Một đoạn tường rào bị sập đã được dựng tạm lại ở cổng trước khu xử lý rác Lộc Thủy
Hạ tầng khang trang nhưng chưa một lần hoạt động
Trong khi đó rác vẫn được chất đống ở khắp mọi nơi.
Theo Dân trí
Những thị trấn "ma" trên xứ hoa anh đào Đã một tháng nay, nhiều thị trấn nằm ở phía Nam thành phố Minamisoma, Nhật Bản đã trở thành những thị trấn "ma" bởi khắp nơi chỉ là những căn nhà bỏ hoang lạnh lẽo không hề có bóng dáng con người. Nằm trong bán kính 20km kể từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi số I, tất cả người dân đã...