Bước đi của Việt Nam trong tự chủ sản phẩm quốc phòng
Khi trả lời báo chí bên lề Đại hội Đảng XII, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định Viettel sẽ sản xuất những vũ khí chiến lược trong bảo vệ Tổ quốc.
Trước khi Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đưa ra tuyên bố này, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trương Quang Khánh tin tưởng và khẳng định rằng Viettel tham gia nghiên cứu phát triển, sản xuất trang bị quân sự sẽ thành công và là bước đi mới trong việc Việt Nam dần tự chủ sản xuất quốc phòng.
“Đối với đất nước ta hiện nay, việc bảo đảm cho Quân đội có vũ khí, trang bị kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc là điều hết sức cần thiết”, Thứ trưởng Trương Quang Khánh nói.
Theo Thứ trưởng Khánh, trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, Viettel tự nghiên cứu, phát triển các sản phẩm đó đã đóng góp tích cực vào việc trang bị cho Quân đội ta và làm chủ trang bị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Bộ Chính trị đã có nghị quyết chuyên đề về chiến lược trang bị cho Quân đội Nhân dân Việt Nam và tới 3 nghị quyết về xây dựng phát triển công nghiệp quốc phòng. Việc Viettel tham gia vào nghiên cứu, chế tạo những sản phẩm quốc phòng đã đóng góp một cách trực tiếp và có hiệu quả cho việc đảm bảo vũ khí, trang bị cần thiết cho các lực lượng làm nhiệm vụ của Quân đội ta.
Máy thông tin, ra đa là những thiết bị thông tin quân sự lần đầu tiên được sản xuất bởi một công ty Việt Nam (Viettel) có tiêu chuẩn ngang với quốc tế.
Thứ trưởng Trương Quang Khánh cũng cho biết, trong điều kiện hiện nay, nếu phải đầu tư, nhập ngoại, phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài thì việc đảm bảo an ninh, an toàn sẽ rất khó có thể thực hiện được.
Việc chủ động nghiên cứu chế tạo (hay nói như Viettel: người Việt Nam tự thiết kế, chế tạo cho người Việt Nam) những trang bị có tính năng kỹ thuật phù hợp không thua kém gì của nước ngoài là phương hướng rất đúng đắn, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, khả năng của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, cũng như tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phù hợp với chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật quân sự trong giai đoạn hiện nay.
Trả lời câu hỏi, khi Tập đoàn Viễn thông Quân đội báo cáo về việc sẽ tham gia nghiên cứu phát triển, sản xuất trang bị quân sự, Thứ trưởng Khánh lý giải, theo cơ chế chính sách hiện hành của Chính phủ, Viettel được để 10% lợi nhuận trước thuế cho công tác nghiên cứu, phát triển. 10% lợi nhuận trước thuế của Viettel năm trước là khoảng 2.000tỷ đồng.
Video đang HOT
“Nếu các đồng chí biết rằng, trong 10 năm vừa qua, nguồn ngân sách của Nhà nước cung cấp cho các đầu mối làm công tác nghiên cứu của Bộ Quốc phòng chỉ đạt gần 1.200 tỷ thì mới thấy 2.000 tỷ đồng là rất lớn.
Nghĩa là khoản ngân sách của Viettel dành cho công tác nghiên cứu phát triển lớn gấp hơn 10 lần nguồn ngân sách nhà nước có thể cấp cho Quân Đội. Tuy nhiên, để khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đó thì phải xây dựng, giải quyết rất nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách, vì thực chất vẫn là tiền của nhà nước”, Thứ trưởng nói.
Thượng tướng Trương Quang Khánh cho biết, sản phẩm tiếng vang cho Viettel đó là cải tiến rada P19 -sản phẩm hợp tác giữa Viettel và Viện kỹ thuật Quân sự Phòng không Không quân.
Viện kỹ thuật phòng không không quân đã nghiên cứu sản phẩm đó 5 năm liền, nhưng không có đủ ngân sách kết thúc đề tài. Sự tham gia của Viettel cả về ngân sách và đội ngũ trong vòng 6 tháng, chúng ta đã hoàn thành được.
“Nói một cách khác, Viettel cung cấp một cú hích rất quan trọng cho nhóm nghiên cứu của Viện kỹ thuật quân sự Phòng không không quân. Điều quan trọng hơn với Viettel, sản phẩm hợp tác đầu tiên đó là cơ sở làm bàn đạp để các đồng chí đi những bước tiếp theo”, Thứ trưởng Trương Quang Khánh nhấn mạnh.
Liên quan đến việc sản xuất máy bay không người lái, Thứ trưởng Khánh cho biết, chúng ta mong muốn máy bay bay xa hơn, mang được nhiều trang bị hơn, truyền dữ liệu trực tiếp về sở chỉ huy nhanh chóng, kịp thời và Viettel đã nghiên cứu trong 3 năm vừa qua, nhưng kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, còn phải làm rất nhiều việc.
Theo_Báo Đất Việt
Ukraine đưa vũ khí tự chế tạo áp sát biên giới Nga
Bất chấp những khó khăn về kinh kế, Ukraine vẫn nỗ lực tự chủ về quốc phòng khi cho ra đời nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó có xe Triton.
Theo Defence News, công ty Kyiv PJSC chuẩn bị thử nghiệm xe bọc thép chở quân 4x4 mới Triton. Hiện Lực lượng tuần tra biên giới Ukraine đã đặt hàng tổng cộng 62 chiếc Triton có trang bị các hệ thống trinh sát và liên lạc nhằm làm nhiệm vụ kiểm soát khu vực biên giới Nga - Ukraine.
Theo những thông tin được công khai, Triton sử dụng các bộ phận từ xe BTR-80 của Nga. Nó có trọng lượng chiến đấu 11 tấn và được trang bị động cơ Volvo diesel TAD620VE, có công suất 155 mã lực và điều khiển bởi hộp số tự động Allison. Do có công nghệ hiện đại, chiếc xe cho sức mạnh đầu ra rất tốt mà tiết kiệm nhiên liệu.
Triton 4x4 có thể đạt tới tốc độ tối đa 110 km/h và tầm hoạt động tối đa 700km. Nó có thể chở theo 7 binh lính, bao gồm cả tài xế và chỉ huy. Vỏ xe đạt mức bảo vệ Stanag 4569 cấp 2, tức là chống lại được đạn của súng tiểu liên 7.62mm ở khoảng cách 30m và chịu được sức công phá của một quả mìn nặng 6kg dưới gầm xe.
Nguyên mẫu của Triton được trang bị các hệ thống trinh sát và tác chiến điện tử bao gồm 2 hệ thống theo dõi tín hiệu vô tuyến cho ban ngày và ban đêm. Ngoài ra, chiếc xe cũng có hệ thống quan sát hình ảnh nhiệt, laze tìm kiếm và hệ thống liên lạc bằng sóng radio. Ở đuôi xe, Triton có một ăng-ten radar có thể được dựng lên để bắt tín hiệu, cũng như các camera ghi lại hình ảnh nhiệt và hình ảnh thông thường.
Về khả năng, tự vệ, chiếc xe được gắn một súng máy điều khiển từ xa 12.7mm, bên cạnh là 2 súng phóng lựu đạn. Triton có thể vượt sông mà không cần chuẩn bị, mặc dù cũng có riêng một phiên bản xe đổ bộ của phương tiện này.
Ngoài xe Triton, tại Triển lãm vũ khí Zbroyar ta bezpeka-2015,Ukraine khoe hàng loạt xe bọc thép chở quân mới. Trong ảnh là nguyên mẫu thiết kế xe bọc thép chở quân mới, có tên gọi Varan do nhà máy quốc phòng Leninskaya kuznitsa ở Kiev chế tạo.
Do mới chỉ là nguyên mẫu thiết kế nên Varan chưa được trang bị vũ khí. Quan sát thân xe khá cao và dài, khoang đổ bộ cho binh sỹ được bố trí ở phía đuôi.
Ngoài ra, Công ty Bogdan Corporation cũng vừa giới thiệu phiên bản xe bọc thép chở quân Bars-8 nâng cấp mà từng được giới thiệu hồi tháng 4/2015. Bars-8 được phát triển dựa trên xe bọc thép hạng nhẹ Bars nhằm đáp ứng các yêu cầu tác chiến phù hợp với miền Đông Ukraine. Bars-8 có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trên chiến trường miền Đông như vận chuyển quân, hàng hóa, trang bị hỏa lực chống tăng...
Ngoài ra, nhà máy Kharkov cũng giới thiệu mẫu xe bọc thép nâng cấp Dozor-B. Cũng giống như Bars-8, Dozor-B được phát triển dựa trên xe bọc thép Dozor nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến phù hợp với chiến trường miền Đông Ukraine.
Không chịu lép vế, nhà máy Zhitomirskiy cũng công khai mẫu xe chiến đấu bộ binh nâng cấp BMP-1UM với mô-đun chiến đấu Shkval mới hồi cuối năm 2015.
1/10
Theo_Báo Đất Việt
Iraq mua vũ khí Mỹ, khen vũ khí Nga Các trang bị vũ khí được Nga cung cấp đã góp phần rất lớn vào cuộc chiến chống nhóm khủng bố "Phần lớn các máy bay của Không quân chúng tôi cùng với vũ khí đều do Nga sản xuất. Trong các trận chiến, vũ khí Nga hiệu quả nhất. Nga đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ, trang bị...