Bước đi của Nhật Bản tăng tốc sản xuất vũ khí
Sau những thay đổi chính sách về quốc phòng được Nhật Bản đưa ra, Tokyo đang từng bước dộc lập về vũ khí.
Theo Boxun news, Nhật Bản và Anh đang có kế hoạch hợp tác phát triển loại tên lửa không đối đất mới dựa trên nguyên mẫu Meteor do công ty MBDA nghiên cứu và chế tạo.
Theo kế hoạch, hai nước sẽ cùng nghiên cứu một tên lửa không đối không mới. Sau khi thỏa thuận này được ký kết từ tháng 7/2014, nhóm hợp tác đã đánh giá tiềm năng về việc tích hợp tên lửa Meteor của Anh với công nghệ dẫn đường chủ động bằng vô tuyến của Nhật Bản, kết quả phân tích là rất khả thi.
Hiện phía Nhật Bản tin tưởng công nghệ dẫn đường của công ty Mitsubishi sẽ nâng tầm hệ thống tên lửa Meteor. Dự án này là hợp đồng đầu tiên sau khi Tokyo gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu trang bị, vũ khí vào hồi tháng 4/2014. Lệnh cấm không cho phép các công ty của Nhật Bản tham gia vào các dự án hợp tác quốc tế.
Video đang HOT
Không phải tới khi chính thức nới lỏng quy định về xuất khẩu vũ khí (tháng 4/2014) Nhật Bản mới thúc đẩy chương trình phát triển vũ khí nội địa, bởi từ những năm 1990, Nhật Bản đã bắt tay vào chương trình nội địa hóa vũ khí bằng việc phát triển tiêm kích thế hệ 5 ATD-X Shinshin (F-3). Trong ảnh: Tên lửa Meteor.
Các mô hình để nghiên cứu và thử nghiệm đã được giới thiệu từ năm 1994, phía Nhật đã đề nghị đưa mô hình này sang Mỹ để thử nghiệm về khả năng tiết diện phản xạ radar (RCS) nhưng bị Mỹ từ chối, đến tháng 9/2005 mô hình thiết kế của ATD-X đã được đưa đến Pháp để thử nghiệm RCS, đến năm 2000 những nghiên cứu tổng thể về máy bay này như hệ thống điều khiển bay, động cơ và hiệu suất của máy bay tàng hình…
Nguyên mẫu F-3 một chỗ ngồi có chiều dài tổng thế 14,2 m, chiều rộng tổng thể 9,1 m, cao 4,5 m. Nhỏ hơn F2 và F22 của Hoa Kỳ”, nhưng lớn hơn máy bay huấn luyện thứ cấp T4. Được thừa hưởng và phát triển dựa trên những đặc tính ưu việt nhất của máy bay chiến đấu F-2, F-3 sẽ là loại máy bay thay thế cho 49 máy bay F-2 Mitsubishi và 135 máy bay F-15 trong những thập kỷ tới của Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đặt mục tiêu về loại máy bay này sẽ vượt qua các dòng máy bay thế hệ thứ năm, trở thành loại máy bay chiến đấu tiệm cận thế hệ sáu. Nhật Bản hy vợng rằng việc chế tạo thành công loại máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến này sẽ giúp Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào các đồng minh phương Tây về các loại vũ khí công nghệ cao.
Ngoài tiêm kích ATD-X Shinshin thì tàu ngầm lớp Soryu cũng là chương trình nội địa hóa vũ khí đầu tiên được Nhật Bản ưu tiên phát triển. Tàu ngầm lớp Soryu hay 16SS là loại tàu ngầm điện-diesel do Nhật Bản đóng cho Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản được khởi đóng từ năm 2005 với kế hoạch đóng lên tới 9 chiếc. Trong ảnh: Tiêm kích F-2.
Soryu là mẫu cải tiến của tàu ngầm lớp Oyashio, đây hiện là loại tàu ngầm mới nhất hoạt động trong lực lượng tự vệ biển, nó có kích thước lớn hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào do Nhật Bản đóng sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Loại tàu ngầm này có thể phân biệt dễ dàng với loại tàu ngầm Oyashio do đuôi bánh lái có hình chữ X. Tàu ngầm lớp Soryu được trang bị 4 động cơ Stirling 4V-275R Mk-III hoạt động không cần không khí (AIP) do Kawasaki Heavy Industries nghiên cứu chế tạo giúp nó lặn được lâu hơn.
Chương trình vũ khí nội địa đình đám nhất của Nhật Bản hiện nay là máy bay tuần tra săn ngầm P-1 do hãng Kawasaki phát triển. Trên chiếc máy bay trị giá 200 triệu USD này được trang bị hàng loạt hệ thống điện tử dùng cho trinh sát, tác chiến đánh địch cực kỳ hiện đại.
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Hải quân Nhật Bản tiếp nhận chiếc tàu ngầm lớp Soryu thứ 7
Ngày 7-3, tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi đã bàn giao một chiếc tàu ngầm lớp Soryu mang tên "Jinryu" cho hải quân Nhật Bản trong một buổi lễ được tổ chức tại nhà máy đóng tàu Kobe của tập đoàn ở tỉnh Hyogo.
Nhà máy đóng tàu Kobe cho biết, "Jinryu" là chiếc tàu ngầm lớp Soryu thứ 7 được bàn giao cho hải quân Nhật Bản, và là chiếc thứ 4 do tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi chế tạo.
Tàu ngầm lớp Soryu của hải quân Nhật Bản
Các tàu ngầm lớp Soryu là những tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường lớn nhất thế giới, được trang bị các công nghệ hiện đại, trong đó có hệ thống động cơ đẩy khí độc lập (AIP), giúp chúng có thể lặn trong một thời gian dài.
Tàu ngầm Soryu có chiều dài 83,7m, chiều rộng khoảng 9,1m, trọng lượng giãn nước 2.950 tấn và có tốc độ tối đa 20 hải lý/giờ. Ngoài ra, chúng còn được áp dụng công nghệ tàng hình nên rất khó bị phát hiện.
Theo truyền thông, đây là lớp tàu ngầm mà Nhật Bản sẽ cung cấp cho Australia để thay thế cho các tàu ngầm lớp Collins của hải quân Hoàng gia Australia. Các nước cạnh tranh cung cấp tàu ngầm cho Australia còn có Pháp và Đức.
Theo_An ninh thủ đô
Nhật tăng tốc sản xuất tên lửa đối phó Triều Tiên Mỹ và Nhật Bản sẽ sản xuất phiên bản mới của tên lửa đánh chặn SM-3 block IIA nhằm đối phó với mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên. Mỹ và Nhật Bản sẽ sản xuất phiên bản mới của tên lửa đánh chặn SM-3 block IIA nhằm đối phó với mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên. Đài...