Bước đi bất ngờ, đầy khiêu khích và bất hợp pháp

Theo dõi VGT trên

Đó là nhìn nhận mở đầu bài viết “China’s Oil Rig Gambit: South China Sea Game – Changer?” (Tạm dịch: “Nước cờ giàn khoan của Trung Quốc có giúp họ thắng bàn cờ biển Đông?”) của GS. Carl Thayer (chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia), đăng trên Tạp chí uy tín Diplomat. Báo An ninh Thủ đô Cuối tuần xin lược dịch bài viết này.

Bước đi bất ngờ, đầy khiêu khích và bất hợp pháp - Hình 1

GS. Carl Thayer

Vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế

Hành động đưa giàn khoan HD-981 (Haiyang Shiyou-981) vào lô 143 thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam vào ngày 2-5 là một bước đi bất ngờ, đầy khiêu khích và bất hợp pháp.

Sự kiện này cũng đán.h dấu lần đầu tiên Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng EEZ của quốc gia khác mà không được sự cho phép. Đây cũng là một động thái bất ngờ, bởi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc dường như đang ấm dần lên kể từ sau chuyến thăm Hà Nội vào tháng 10-2013 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Thậm chí, vào thời điểm đó, cả hai bên đều cho thấy sự nhất trí sẽ tiến hành các cuộc thảo luận về vấn đề biển đảo. Ngoài ra, động thái của Trung Quốc còn bất ngờ bởi Việt Nam không hề có hành động gây hấn nào trước đó để Trung Quốc phải đáp trả bằng một hành động chưa có tiề.n lệ như vậy. Sự khiêu khích của Trung Quốc lộ rõ ở việc đưa tới 80 tàu (đến nay là 99 tàu-PV), trong đó có 7 tàu hải quân, hộ tống cho giàn khoan HD-981. Trong khi Việt Nam cử tàu của lực lượng Cảnh sát biển tới để bảo vệ quyền chủ quyền của quốc gia mình thì Trung Quốc lại phản ứng bằng cách dùng vòi rồng và cố tình va chạm với tàu Việt Nam. Những việc làm như vậy rất nguy hiểm và đã khiến một số thủy thủ của Việt Nam bị thương.

Hành động đó rõ ràng vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – bà Hoa Xuân Oánh lại biện minh bằng tuyên bố vô lý rằng giàn khoan đang hoạt động trong “vùng lãnh hải của Trung Quốc” và không liên quan gì đến Việt Nam. Nhưng làm như thế cũng có nghĩa là Trung Quốc đã “há miệng mắc quai”, bởi lẽ Trung Quốc cũng từng sử dụng tàu bán quân sự và máy bay để thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản xung quanh đảo Senkaku. Trung Quốc tìm cách “bẫy” chính quyền Tokyo vào “sự đã rồi”, thừa nhận quần đảo Senkaku “đang có tranh chấp”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ đưa ra một tuyên bố chung chung, thiếu chi tiết về lập luận pháp lý để bảo vệ cho hành động ngang ngược, phi pháp của nước này. Bà Hoa Xuân Oánh nói giàn khoan HD-981 nằm trong lãnh hải của Trung Quốc là không có bất kỳ cơ sở nào, vì không có thực thể lãnh thổ nào của Trung Quốc trong vòng 12 hải lý kể từ lô 143.

Chính sự thiếu minh bạch của Trung Quốc đã khiến các học giả và các nhà phân tích chính trị khu vực ngờ vực về căn cứ pháp lý mà Trung Quốc sử dụng cho tuyên bố chủ quyền tại khu vực hạ đặt HD-981. Năm 1996, Trung Quốc vẽ một đường cơ sở quanh quần đảo Hoàng Sa, trong đó có bãi đá ngầm Tri Tôn. Giới học giả cho rằng, tuyên bố của Trung Quốc có thể dựa vào bãi đá này để mở rộng thềm lục địa cũng như EEZ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác lập luận đường cơ sở năm 1996 không tuân thủ điều 8 Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 nên không thể dùng để xác định chủ quyền trên lô 143.

Rõ ràng, việc TrungQuốc đặt giàn khoan HD-981 có sự hộ tống của 80 tàu vào lô 143 thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm luật quốc tế.

Bước đi có tính xâm lược từ Trung Quốc

Các nhà phân tích đã đưa ra những nhận định khác nhau về động cơ và mục tiêu của hành động gây hấn, có tính xâm lược của Trung Quốc, trong đó nổi bật 3 luồng quan điểm chính.

Thứ nhất, xem việc hạ đặt HD-981 trên vùng biển của Việt Nam “như là phản ứng không thể tránh khỏi” của Trung Quốc trước việc Việt Nam công bố Luật Biển vào giữa năm 2012. Trước khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật này, Trung Quốc đã gây áp lực ngoại giao để Luật này không được thông qua, nhưng thất bại. Ngay sau khi bộ Luật này được thông qua, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu nhiều lô trên Biển Đông chồng lấn với các lô thuộc EEZ hợp pháp của Việt Nam.

Theo cách giải thích này thì căng thẳng hiện nay chính là hệ quả từ động thái phi lý của CNOOC. Theo quan điểm đơn phương của CNOOC, lô 143 thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Còn theo quan điểm của Bắc Kinh, các hoạt động thăm dò dầu khí thương mại sẽ làm suy yếu các tuyên bố về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Thế nhưng, giả thuyết này không thuyết phục, bởi nếu chỉ là dự án thương mại đơn thuần thì CNOOC sao phải điều tới 80 tàu hộ tống? Rõ ràng, đây là kế hoạch phủ đầu nhằm ngăn chặn Việt Nam bảo vệ EEZ hợp pháp. Chính các nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cũng tiết lộ, các quan chức CNOOC được lệnh đặt giàn khoan tại lô 143, bất chấp những lo ngại về mặt thương mại. Các nhà quan sát khác cũng chỉ ra rằng, triển vọng tìm kiếm dự trữ dầu khí thương mại ở lô này là khá thấp.

Video đang HOT

Thứ hai, hành động của Trung Quốc là nhằm đáp trả hoạt động của Hãng dầu lửa Mỹ Exxon Mobil với Việt Nam tại các lô gần đó. Giải thích này có vẻ khó xảy ra. Exxon Mobil đã hoạt động ở lô 119 từ năm 2011. Mặc dù phản đối việc Exxon Mobil được trao hợp đồng thăm dò dầu khí ở lô này, nhưng trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc không leo thang phản đối. Hơn nữa, hành động của Trung Quốc rất có thể dẫn tới phản tác dụng. Việc Trung Quốc can thiệp vào Exxon Mobil sẽ là một thách thức trực tiếp với tuyên bố của chính quyền Tổng thống Barack Obama rằng, các lợi ích quốc gia của nước Mỹ bao gồm “thương mại hợp pháp không bị cản trở”.

Thứ ba, hành động của Trung Quốc đã được lên kế hoạch từ trước nhằm phản ứng chuyến thăm của Tổng thống Obama tới các nước châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines mới đây. Trong suốt chuyến đi này, Tổng thống Mỹ không ngừng công khai phản đối các biện pháp hăm dọa và cưỡng ép nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Một số nhà phân tích ủng hộ cách lý giải thứ ba lập luận rằng, Trung Quốc đã “thuộc lòng” việc Mỹ không thể phản ứng hiệu quả trước các cuộc khủng hoảng ở Syria và Ukraina. Do đó, Trung Quốc đã tạo ra cuộc khủng hoảng giàn khoan HD-981 vào thời điểm này.

Giả thuyết này giàu sức thuyết phục nhất, song nó lại đặt ra câu hỏi tại sao Việt Nam lại trở thành tâm điểm của cuộc khủng hoảng này. Ngoài ra, hành động của Trung Quốc có thể “phản đòn” bởi nó diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Myanmar. Phải chăng Bắc Kinh muốn trì hoãn việc đưa ra Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN?

Mặc dù tuyên bố chung từ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vừa qua đã không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN ngày 10-5 đã đưa ra một tuyên bố lịch sử là “sự ủng hộ đối với Việt Nam” trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng công khai ủng hộ Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố xem hành động của Trung Quốc là “gây hấn”. Quan trọng hơn, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Danny Russels mới có chuyến thăm đã được lên lịch trước tới Việt Nam. Với chuyến thăm này, ông Russels đã đán.h giá trực tiếp về tình hình để giúp định hình phản ứng của chính quyền Obama.

Hành động của Trung Quốc có thể làm gia tăng những mối lo ngại của Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia, khiến các nước này tìm cách tăng cường năng lực hải quân, đồng thời tìm kiếm sự đảm bảo hỗ trợ từ Mỹ và các cường quốc về hải quân như Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.

Theo The Diplomat, Bắc Kinh sẽ đặt giàn khoan đến tháng 8-2014, trong khi Mỹ – Trung Quốc sẽ cùng tổ chức một cuộc thảo luận chiến lược thường niên vào tháng 7-2014 và nhiều khả năng hai bên sẽ bàn về tranh chấp chủ quyền trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong bài viết “The China-Vietnam standoff: Three key factors” (Tạm dịch: Bế tắc giữa Trung Quốc – Việt Nam: 3 nhân tố then chốt) được đăng tải trên tờ Lowy Interpreter, học giả Dirk van der Kley nhận định rất có thể khả năng căng thẳng hiện nay sẽ kéo dài nhiều tháng (hoặc lâu hơn nữa).

Trên thực tế, tuyên bố của Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc (MSA) cho biết hoạt động khoan có thể tiếp tục ở cùng một địa điểm cho tới tận ngày 15-8 tới. Theo tác giả, nếu CNOOC thực sự cố định giàn khoan ở một vị trí, thì tuyên bố của MSA đã “lập lờ” về khả năng giàn khoan có thể sẽ được di dời trước ngày đó. Ở giai đoạn này, nếu giàn khoan được di chuyển sang chỗ khác, Trung Quốc có thể biện hộ rằng giàn khoan đã hoàn thành hoạt động khoan. Song dĩ nhiên “không có gì đảm bảo Trung Quốc sẽ di dời giàn khoan vào thời điểm đó”.

Theo tác giả, trong khoảng thời gian trên, rất có thể sẽ xảy ra một tình thế “nhị phân”: Hoặc là CNOOC thiết lập được một vị trí cố định cho giàn khoan tỷ USD của mình trong vùng biển của Việt Nam hoặc là không thể. Và rằng, tình hình sẽ giảm nhiệt nếu giàn khoan được di chuyển đi vào tháng 8, nhưng không có cách nào Việt Nam đảm bảo được điều này. Nếu Trung Quốc vẫn không chịu đưa giàn khoan đi, nhiều khả năng sẽ có một cuộc “mèo đuổi chuột” trong vùng biển quanh giàn khoan.

(Tiêu đề do Báo An ninh Thủ đô Cuối tuần đặt)

Theo ANTD

Vì Ukraine, Mỹ dính đòn 'hồi mã thương' nếu trừng phạt Gazprom

Thượng viện Mỹ có thể áp đặt các biệt pháp mạnh hơn để trừng phạt Nga, ví dụ nhắm vào Tập đoàn Gazprom. Nhưng theo các chuyên gia, Mỹ sẽ không thể gây thiệt hại đáng kể cho Gazprom mà thậm chí còn chuốc họa vào thân.

Vì Ukraine, Mỹ dính đòn &'hồi mã thương' nếu trừng phạt Gazprom - Hình 1

Châu Âu không thể ngay lập tức từ bỏ khí đốt Nga.

Một thực tế mà cả thế giới đều đã biết là Gazprom chủ yếu tập trung vào các khách hàng châu Âu và không có nhiều quan hệ kinh doanh với thị trường khí đốt Mỹ, nên nếu Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Gazprom cũng chỉ mang lại những ảnh hưởng vô cùng khiêm tốn.

Ở châu Âu, vấn đề giảm sự lệ thuộc vào khí đốt Nga đã được đưa ra từ lâu. Trong thập niên 1970-80, châu Âu nhập khẩu 70% khí đốt của Liên Xô, nay tỷ lệ này chỉ là 41%. Trong thập niên 2000 và 2010, lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu không tăng, dao động ở mức 130-160 tỷ m3/năm.

Tuy nhiên, châu Âu không thể ngay lập tức từ bỏ khí đốt Nga, vì khu vực này không đủ hạ tầng cơ sở trong thời gian ngắn chuyển sang nhập khẩu khí đốt các nước khác. Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể tạo ra sự linh hoạt cần thiết. Tuy nhiên, tỷ trọng LNG trong cơ cấu nhập khẩu của châu Âu hiện là 22%. Năng lực khí hóa không đủ để nhanh chóng thay thế 130 tỷ m3 khí đốt tự nhiên Nga. Vì thế việc áp đặt trừng phạt ít khả năng xảy ra về mặt kỹ thuật.

Biện pháp trừng phạt của Mỹ chỉ tác động mạnh tới Gazprom khi nhà chức trách châu Âu quyết định tham gia vào quá trình này, bất chấp thiệt hại kinh tế. Tuy nhiên, kịch bản đó khó có thể xảy ra: không chính trị gia châu Âu nào chấp nhận hi sinh sự phục hồi kinh tế mong manh của khu vực vì các kế hoạch địa chính trị của Mỹ.

Thêm vào đó, nếu kiên quyết áp đặt lệnh trừng phạt Gazprom, chính bản thân nước Mỹ sẽ chuốc lấy rất nhiều những rắc rối nguy hiểm.

Giá dầu mỏ và khí đốt thế giới tăng mạnh

Trừng phạt Gazprom có thể làm tăng giá dầu mỏ và khí đốt. Dù thị trường Mỹ, độc lập với châu Âu, song không hề miễn nhiễm trước tình trạng tăng giá khí đốt.

Trong trường hợp giá khí đốt tăng mạnh, cung cấp khí hóa lỏng (LNG) sẽ có lợi, làm tăng giá LNG trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, đừng quên rằng cuộc "cách mạng khí đá phiến", mở ra cánh cửa tiếp cận năng lượng giá rẻ và đã làm giảm đáng kể khoảng cách chi phí giữa Mỹ và Trung Quốc.

Kết quả là nhiều nhà sản xuất đã xem xét lại quyết định chuyển cơ sở sản xuất tới Trung Quốc và nay đang diễn ra tiến trình ngược, giúp kinh tế Mỹ tăng cường hồi phục. Tuy nhiên, các nhà sản xuất có thể thay đổi quan điểm nếu Mỹ tăng xuất khẩu khí đốt.

Chương trình giải cứu kinh tế Ukraine thất bại

Việc từ chối khí đốt Nga sẽ làm tăng giá khí đốt tại châu Âu. Trong trường hợp này sự hỗ trợ dành cho Ukraine sẽ bị giáng một đòn đau vì tài trợ cho giá khí đốt cao, Kiev cần rất nhiều tiề.n. Nỗ lực tăng giá khí đốt một lần nữa tại Ukraine có thể gây nên làn sóng cách mạng mới hay làm tăng số tiề.n nợ, làm giảm thu nhập thực tế của người dân vì phải trả tiề.n mua khí đốt nhiều hơn.

Vì Ukraine, Mỹ dính đòn &'hồi mã thương' nếu trừng phạt Gazprom - Hình 2

Nga "cười tươi" vì "ngư ông đắc lợi"

Cấm vận dầu mỏ Nga sẽ đem đến những khó khăn thực sự với các nước châu Âu. Ngược lại, điều này cho phép Chính phủ Nga vui mừng hơn vì họ sẽ khôi phục tương đối nhanh chóng nguồn thu dầu mỏ bằng cách chuyển hướng xuất khẩu sang các nước khác, và hưởng lợi "đậm hơn" nhờ giá bán trên thị trường cao. Áp đặt các biện pháp trừng phạt này hầu như không có ý nghĩa thực tế.

Ngoài ra sau khi tái định hướng xuất khẩu sang các nước châu Á, Chính phủ Nga đã có thể bổ sung thêm thu nhập nhờ giá dầu tăng. Cân đối về trung hạn, ngân sách Nga sẽ có lợi từ thay đổi này.

Hơn nữa, khi Nga đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt cho châu Á, việc giao dịch bằng những đồng tiề.n khu vực (Nhân dân tệ, Yên Nhật...) sẽ tăng lên và giảm sự phụ thuộc của các nước này vào đồng USD.

Điều gì sẽ xảy ra nếu các nền kinh tế hùng mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản giảm phụ thuộc vào đồng USD thì Mỹ biết rõ hơn ai hết và chính họ là người phải hoảng sợ.

Các tập đoàn dầu khí toàn cầu bị vạ lây

Dù Gazprom hầu như ít cạnh tranh với các công ty Mỹ, tập đoàn này có rất nhiều dự án chung với các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như Royal DutchShell, Exxon Mobil. Trừng phạt Gazprom có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới các doanh nghiệp này, không cho phép họ tiếp cận các dự án giàu tiềm năng của Nga như Sakhalin -2. Trong trường hợp các tập đoàn này rút lui, thay thế họ có thể là các doanh nghiệp dầu khí Trung Quốc và rốt cuộc khiến những Royal Dutch Shell hay Exxon Mobil mất vị trí hàng đầu trên thị trường.

Lợi ích địa chính trị của Mỹ có thể khiến các tập đoàn lớn phải trả giá quá đắt, vì vậy các tập đoàn này sẽ gây sức ép mạnh mẽ lên Nhà Trắng bằng cách vận động hành lang ở Washington để ngăn các quyết định như vậy.

Vì Ukraine, Mỹ dính đòn &'hồi mã thương' nếu trừng phạt Gazprom - Hình 3

Mất đi sự ủng hộ tại châu Âu

Các chính trị gia châu Âu tính rằng trừng phạt Gazprom sẽ khiến giá khí đốt tăng. Mức tăng phụ thuộc vào các biện pháp châu Âu áp dụng để giảm ảnh hưởng của Gazprom trên thị trường. Nếu nguồn cung khí đốt Nga bị hạn chế, lượng khí đốt bổ sung lấy từ đâu?

Trong vấn đề này, mới đây Hà Lan cho biết sản lượng khai thác khí đốt sẽ giảm mạnh, do các nguyên nhân sinh thái và tình trạng dự trữ giảm sút không thể đảo ngược, khi chính phủ các nước muốn bảo vệ trữ lượng cho nhu cầu nội địa lâu nhất có thể. Giá khí đốt Na Uy sẽ tăng do việc phát triển các mỏ khí mới trở nên phức tạp và tốn kém hơn, còn Anh, nước nhập khẩu khí đốt Na Uy nhiều nhất, có kế hoạch tăng khối lượng cung cấp lên tới 30%.

Trong khi đó, Qatar không ngừng tăng khối lượng xuất khẩu sang châu Á, nơi nước này có thể có thu nhập cao hơn 80% nhờ giá xuất khẩu LNG tương đương 1.000 tỷ m3 khí đốt.

Ngoài ra, Algeria đang đẩy mạnh cầu trong nước, và nỗ lực duy trì quan hệ gần gũi với Gazprom để thực hiện các dự án trong tương lai. Khối lượng khai thác của nước này dường như cũng đã đạt đỉnh. Toàn bộ trữ lượng khí đốt của Algeria là khoảng 4.000 tỷ m3, tương đương với 5-6 năm cung cấp khí đốt cho Ukraine hay Thổ Nhĩ Kỳ. Trữ lượng này không thể giải quyết vấn đề khí đốt của EU xét theo chiến lược lâu dài.

Azerbaijan cũng vậy, dù tham gia sâu vào "Hành lang khí đốt phương Nam" và cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ và EU theo tuyến đường ống TANAP-TAP, nước này chỉ có trữ lượng đã được thẩm định là 1.000 tỷ m3 khí đốt, trong khi nhu cầu nội địa gia tăng. Điều này có nghĩa là Azerbaijan có thể chào bán khí đốt cho Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ hay thậm chí là Hy Lạp, Bulgaria, song không thể cung cấp khí đốt cho châu Âu trong trung hạn.

Các nước có vai trò lớn khác, như Turkmenistan và Uzbekistan, đang tập trung vào thị trường Trung Quốc khổng lồ, và có quan hệ mật thiết với Nga, cả về kinh tế và chính sách.

Châu Âu có thể ở trong tình thế khó khăn, và do chính sách ủng hộ Mỹ, họ có thể mất đi sự ủng hộ, khiến cho một số "tiề.n đồn" lớn ở châu Âu có thể bị thay thế bởi những chính trị gia có quan điểm thân Nga hay những người thực dụng không ủng hộ Mỹ khi lợi ích bị ảnh hưởng.

Mất ảnh hưởng địa chính trị trong khu vực

Ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ tại khu vực Địa Trung Hải có thể bị đ.e dọ.a. Hiện chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ rất không hài lòng với hành động của Mỹ, và xích lại gần Nga. Hơn nữa, vấn đề khí đốt là phương sách chủ chốt để cũng cố mối quan hệ hợp tác kinh tế.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã quyết định tăng công suất chuyển tải của tuyến đường ống "Dòng chảy màu Xanh" lên 19 triệu m3, so với mức 16 triệu m3 hiện nay. Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ đưa ra quyết định xây dựng tuyến đường ống "Dòng chảy phương Nam" trên lãnh thổ nước này, trong trường hợp các chính phủ châu Âu ngăn hoạt động xây dựng đó. Trong trường hợp này có thể nói đến sự hội nhập sâu rộng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề năng lượng.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh lớp 8 bị xử phạt 8 triệu đồng
14:33:29 04/10/2024
B.é tra.i, b.é gá.i mất liên lạc gia đình 4 ngày chưa tìm thấy
22:04:58 04/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
15:44:49 04/10/2024
Vụ học sinh nhập viện sau uống nước cổng trường: Thấy gì từ kết quả kiểm nghiệm?
06:29:31 05/10/2024
An Giang: Cháy lớn thiêu rụi cửa hàng Điện máy xanh
09:59:43 05/10/2024
Vụ sập cầu Phong Châu: Vận hành 2 phà cơ động phục vụ người dân qua sông Hồng
10:22:35 05/10/2024
Cứu kịp 3 người bị sóng cuốn khi tắm biển Tuy Hòa
12:48:14 05/10/2024
Hình ảnh công binh dùng phà chở người dân sau vụ sập cầu Phong Châu
21:13:41 04/10/2024

Tin đang nóng

Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5
06:38:12 06/10/2024
Đêm tân hôn, nhìn thấy mẩu giấy trong phòng bì mừng cưới ở đầu gường, tôi nổi giận bỏ về nhà ngay lập tức
07:51:55 06/10/2024
Cuộc sống của mỹ nhân đình đám sau khi bị gán mác "máy đẻ" cho giới thượng lưu giờ ra sao?
08:25:56 06/10/2024
Đêm trước ngày tái hôn chồng cũ bất ngờ tìm đến nhà, anh đưa cho tôi 2 món đồ nhìn thấy hiện vật mà tim tôi đau xé
08:22:55 06/10/2024
Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra
06:26:33 06/10/2024
Miss Cosmo 2024: Indonesia đăng quang không bàn cãi, Việt Nam băng băng top 5
08:09:01 06/10/2024
Anh chồng đòi chia tài sản, tôi lấy ra một hộp quà cũ đưa anh thì anh ôm mặt khóc, từ bỏ không đòi nhà nữa
07:37:29 06/10/2024
Sao Việt 6/10: MC Kỳ Duyên gợi cảm ở tuổ.i U60, Phương Thanh bơ phờ vì 'Chị đẹp'
08:30:48 06/10/2024

Tin mới nhất

Đăng kiểm viên bị án treo vẫn được hành nghề đến 1/1/2025

11:05:52 06/10/2024
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2018 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày mai (5/10).

Tạm dừng phà từ 12h hôm nay để lắp lại cầu phao Phong Châu

10:51:47 06/10/2024
Phà chuyên dụng của quân đội chở phương tiện và người dân qua sông Hồng sẽ tạm dừng hoạt động sau 2 ngày hoạt động.

Lũ đất đá tương tự làng Nủ: Dấu hiệu nào nhận biết để phòng tránh?

11:46:12 05/10/2024
Nhóm yếu tố thứ hai là các hình thế thời tiết cực đoan thời gian gần đây đã diễn ra ngày càng khốc liệt, trầm trọng hơn và phần nào đó nó liên quan đến những tác động do biến đổi khí hậu.

Xe ô tô 5 chỗ cháy rụi tại huyện Trảng Bom

11:35:25 05/10/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 10h ngày 4-10, xe ô tô biển số 61A-605.90 đang di chuyển trên tuyến đường thuộc khu dân cư tại ấp 1, xã Sông Trầu thì bất ngờ bốc cháy.

Hàng trăm người tham gia dập tắt cháy rừng ở thành phố Hạ Long

11:18:00 05/10/2024
Các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua, chế biến dăm gỗ huy động nguồn lực khắc phục thiệt hại cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, đảm bảo hoạt động tối đa công suất chế biến, xuất khẩu lâm sản.

Lợi dụng thi công đường, nhà thầu tự ý khai thác đá trái phép

21:25:58 04/10/2024
Sau đợt sạt lở kinh hoàng vào cuối tháng 10/2020, các tuyến giao thông ĐH1, ĐH2, ĐH5 của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân 5 xã vùng cao tại huyện này.

Tiêu hủy 30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An

10:26:18 04/10/2024
Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Long An, vườn thú Mỹ Quỳnh có 27 hổ và 3 sư tử chế.t, trong đó 3 con mua của khu du lịch Vườn Xoài, không có giấy kiểm dịch động vật khi chuyển ra khỏi Đồng Nai.

Công an Hà Nội nói về vụ thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư

07:06:22 04/10/2024
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, nam thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư IEC Residences khai nhận, thời điểm xảy ra sự việc anh này say rượu.

Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh

20:04:02 03/10/2024
Chủ đầu tư căn biệt phủ xây dựng không phép ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) bắt đầu tự tháo dỡ sau khi báo chí phản ánh.

Cảnh sát truy đuổi ô tô vi phạm nhiều km trên đường phố TPHCM

19:20:51 03/10/2024
Một clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong chiều nay, ghi lại cảnh 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở TPHCM lái mô tô đặc chủng đuổi theo xe ô tô trên đường phố đông đúc.

Đồng Nai đốt, chôn lấp 21 con hổ và báo chế.t do nhiễm cúm

19:17:17 03/10/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai quyết định tiêu huỷ 20 con hổ và 1 con báo chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài do nhiễm cúm A/H5N1.

Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu

19:11:41 03/10/2024
Ngày 3/10, tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng Quân đội chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

Có thể bạn quan tâm

Cộng đồng Genshin lại chứng minh miHoYo đang "cạn ý tưởng" vì một nhân vật quá giống NPC

Mọt game

11:21:04 06/10/2024
Vũ trụ miHoYo luôn mang đến cho game thủ nhiều điều bất ngờ và lần này, một nhân vật nổi tiếng từ Genshin Impact đang tiếp tục trở thành dấu hỏi lớn.

Cộng đồng Liên Quân đang "ngất ngây" trước màn hoá thân tuyệt đẹp của nữ coser "2k5"

Cosplay

11:17:37 06/10/2024
Có thể khẳng định, các coser Việt Nam đang ngày càng chăm chút, đầu tư tỉ mỉ vào những lần hoá thân của họ để khiến người xem ưng ý.

Dàn mỹ nhân Việt Nam và quốc tế mặc xuyên thấu trên thảm đỏ Miss Cosmo 2024

Phong cách sao

11:14:55 06/10/2024
Các người đẹp xuất hiện với những bộ cánh lộng lẫy, gợi cảm, thu hút mọi ánh nhìn tại thảm đỏ chung kết Miss Cosmo 2024.

Chim ngói báo mùa bội thu, 3 con giáp này gặt hái quả ngọt, Thần tài đến cửa trao yêu thương và may mắn

Trắc nghiệm

11:09:12 06/10/2024
3 con giáp này trong những ngày tới đón nhận nhiều yêu thương từ Thần tài.4 con giáp bùng nổ tài lộc trong 3 tháng cuối năm, rẽ trái gặp Thần tài, quẹo phải gặp quý nhân

Trung Quân lần đầu lộ diện sau lời xin lỗi về group bàn nội dung nhạy cảm

Nhạc việt

10:59:40 06/10/2024
Tối 5/10, nhạc sĩ Đức Trí đã tổ chức live concert tại Nhà Thi đấu Quân khu 7, TP.HCM, quy tụ loạt nghệ sĩ tên tuổ.i tham gia. Được chú ý nhất hiện tại là sự xuất hiện của Trung Quân Idol.

Khúc hát mừng sinh nhật quốc dân được làm mới cực "cháy" tại show Chông Gai, SOOBIN hoá dân Hip-hop tuyên chiến đối thủ!

Tv show

10:54:54 06/10/2024
Tối 5/10, tập 13 của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai chính thức phát sóng - với loạt sân khấu mới cực bùng nổ đến từ hai nhóm Nhà Tinh Hoa và Nhà Thiếu Nhi.

Nhắn tin hỏi học sinh "không đi học thêm thật hả", cô giáo ở TP.HCM phải viết tường trình, hé lộ nội dung

Netizen

10:52:18 06/10/2024
Trong nhóm lớp, cô L. nhắn tin cho học sinh, nhắc nhiều đến chuyện đi học thêm và cho biết thời lượng ở trên lớp, cô không thể dạy kịp.

Chiếc túi zip người ta thường vứt đi, tôi lại có 6 cách tái sử dụng rất đáng tiền!

Sáng tạo

10:48:02 06/10/2024
Túi zip bảo quản đồ đạc là món đồ quen thuộc trong cuộc sống. Kể cả bạn không cố tình mua chúng, trong nhà bạn vẫn có thể xuất hiện rất nhiều túi zip từ to đến bé

Top áo cách điệu đẹp như mơ giúp nàng tỏa sáng

Thời trang

10:46:30 06/10/2024
Phong cách công sở hiện đại ưu ái các thiết kế thoáng mát, giàu tính ứng dụng, phù hợp với nhiều vóc dáng và có thể linh hoạt áp dụng vào nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Bùi Tiến Dũng báo tin vợ mang thai lần 3 theo cách đặc biệt, cặp đôi ồn ào nhất làng bóng đá vẫn hạnh phúc sau loạt dramra

Sao thể thao

10:42:06 06/10/2024
Trung vệ Bùi Tiến Dũng nhận được nhiều lời chúc mừng từ hội cầu thủ khi chia sẻ chuyện vợ anh đang mang thai con thứ ba.

Tạm giữ đối tượng cướp túi xách của du khách nước ngoài

Pháp luật

10:40:12 06/10/2024
Ngày 5/10, Cơ quan CSĐT Công an TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Võ Thành Trung (27 tuổ.i, trú huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) để điều tra về hành vi Cướp giật tài sản.