Bước chuyển từ “tôi rất buồn” tới niềm tin tất thắng của Bộ trưởng Luận
Ngày 30/8, trả lời phỏng vấn trên VnExpress, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã có những chia sẻ rất thẳng thắn về kế hoạch đổi mới giáo dục được dư luận vô cùng quan tâm thời gian vừa qua.
Theo Bộ trưởng, thay đổi trong giáo dục sắp tới sẽ là đổi mới toàn diện và căn bản. “Hiện nay, người thầy là trung tâm của quá trình giáo dục; kiến thức người thầy cung cấp cho học sinh luôn luôn là “chân lý tuyệt đối đúng”. Học sinh ở vị trí bị động của người tiếp nhận tri thức, cố nhớ thật nhiều để khi thi thì viết hoặc nói lại cho thầy chấm. Nhiều học sinh thiếu kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Phương thức giáo dục mới tới đây sẽ thay đổi căn bản điều này: Thầy giáo không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà nhiệm vụ chính sẽ là tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức để hình thành năng lực và phẩm chất của mình.” – Bộ trưởng Bộ GDĐT giải thích.
Theo Bộ trưởng, cuộc cách mạng giáo dục lần này sẽ thay đổi tận gốc rễ 3 trụ cột cơ bản: Việc dậy, việc học và việc thi cử đánh giá chất lượng giáo dục. Nghĩa là đi thẳng vào bản chất của vấn đề, xóa bỏ hẳn căn bệnh thành tích hay chính xác hơn là căn bệnh nói dối trong giáo dục. Từ chỗ người thầy nói gì cũng là chân lý tuyệt đối, học trò chỉ nhai lại rồi nói lại y như lời thầy đã nói thì cuộc cách mạng này sẽ làm ngược lại: người thầy chỉ hướng dẫn, truyền cảm hứng, gợi mở các vấn đề cho học sinh, sinh viên tự học. Vai trò chính đã đổi ngôi, học trò sẽ đóng vai trò trung tâm thật sự.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dường như đã vượt qua được nỗi buồn, trở nên lạc quan và đầy tự tin với những kế hoạch mới.
Bộ trưởng đã ví von việc đổi mới giáo dục như một trận đánh lớn: “Khi bước vào trận đánh, từ tướng lĩnh đến người lính đều phải có quyết tâm cao, có niềm tin chiến thắng và chấp nhận cả trả giá, hy sinh. Tôi hiểu, muốn được nhân dân tin tưởng thì toàn ngành giáo dục phải chứng minh được bằng hành động thực tế.”
Dĩ nhiên là đã lường trước được những khó khăn của kế hoạch đổi mới giáo dục không khác gì những hiểm nguy, gian khổ của việc tham gia một “trận đánh” lớn, nên Bộ trưởng Luận lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Ông không có ý nghĩ gì về chuyện đánh cược sinh mạnh chính trị cho thành công của đề án đổi mới giáo dục lần này mà ung dung tự tại bước vào trận đánh lớn: “Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án đã được lường trước; nên chúng tôi tự tin và chủ động khi thực hiện nhiệm vụ được giao phó. Đề án là một công trình trí tuệ tập thể. Tới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ thảo luận và ra nghị quyết về các nội dung của đề án. Đó là cơ sở cho niềm tin của chúng ta vào thắng lợi trong “trận đánh” lớn và quan trọng này.”
Trên thực tế rất dễ nhận thấy sự lạc quan và niềm tin vững chắc vào thành công của đề án đổi mới giáo dục lần này trong những phát ngôn của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận. Và điều này dường như phản ánh việc Bộ trưởng Luận đã vượt qua được nỗi buồn của đợt bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, ông trở nên tự tin, thoải mái và vui vẻ hơn.
Video đang HOT
Vào tháng 6/2013, Quốc Hội nước ta đã tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm, trong số 47 thành viên Chính phủ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Phạm Vũ Luận là những người phải nhận nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” nhất với 177 phiếu, 86 phiếu tín nhiệm cao và 229 phiếu tín nhiệm. Báo Tuổi trẻ cho hay trong giờ Quốc hội giải lao, sau khi biết kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Phạm Vũ Luận đi bộ một mình ra sau hội trường, từ chối trả lời phỏng vấn nhà báo và nói: “Tôi đang rất buồn”.
Là người đứng đầu ngành giáo dục của cả một nước, một ngành mang trách nhiệm lớn lao trong sự nghiệp trồng người, là gốc rễ của mọi vấn đề trong xã hội, có thể nói nỗi buồn của Bộ trưởng Luận đã khiến không ít người phải lo lắng bởi những khi cảm xúc không ổn định, người ta có thể đưa ra những quyết định thiếu đi sự tính toán và chính xác cần có.
Chính vì vậy khi Bộ trưởng Bộ GDĐT đã có thể vượt qua nỗi buồn, trở nên đầy tự tin vào thành công của những kế hoạch mới chính là thông tin vui không những dành cho Bộ trưởng mà với rất nhiều người dân, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con em đang ở độ tuổi đến trường hiện nay.
Theo Phụ nữ today
Mưa chưa dứt, áp thấp nhiệt đới lại xuất hiện
Ban chỉ đạo PCLB Trung ương cho biết, trong đêm 5-9 và ngày 6-9, các tỉnh miền Bắc tiếp tục có mưa to và rất to tại nhiều địa phương. Trong khi đó, giữa Biển Đông vừa xuất hiện áp thấp nhiệt đới hoạt động (ATNĐ).
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thăm hỏi, động viên các gia đình gặp nạn
tại Bản Khoang, huyện Sa Pa, Lào Cai
Áp thấp nhiệt đới tiếp tục gây mưa
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, sáng 6-9 vùng áp thấp giữa Biển Đông đã mạnh lên thành ATNĐ. Chiều cùng ngày, ATNĐ ở 16 độ Vĩ Bắc, 116 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa xấp xỉ 400km về phía Đông, cường độ cấp 6, giật cấp 7-8. Trong ngày 7-9, ATNĐ tiếp tục di chuyển hướng Tây Bắc, cắt ngang qua quần đảo Hoàng Sa, tiến vào ven biển các tỉnh khu IV và khu V. Tuy nhiên, theo ông Tăng, khả năng ATNĐ mạnh lên thành bão là rất thấp. Chiều nay 7-9, ATNĐ đạt cường độ mạnh nhất, nhưng khi tiếp cận đảo Hải Nam sẽ suy yếu thành vùng thấp, sau đó di chuyển vào bờ.
Do ảnh hưởng của ATNĐ, khu vực giữa Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa cần đề phòng gió giật từ đêm 6-9 kéo dài hết đêm nay. Ngoài ra, hoàn lưu của ATNĐ sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh ven biển khu IV và khu V trong ngày 8 và 9-9. Áp thấp nhiệt đới sẽ gây mưa, trong đó, mưa tập trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế lượng mưa từ 100-150mm, khu vực khác lượng mưa dưới 50mm như ven biển Bắc bộ - Thanh Hóa và từ Đà Nẵng trở vào. Toàn bộ quá trình gió giật và mưa sẽ xảy ra đến hết ngày 8-9. Tuy nhiên, sang ngày 9-9, một vùng áp thấp ngoài khơi Philippines sẽ di chuyển vào Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, mưa tại các tỉnh miền núi phía Bắc từ đêm 3-9 đến 6-9 đã đạt lượng phổ biến từ 100-200mm, một số nơi từ 200-300m, một số điểm xấp xỉ 400m. Ngày 6-9, mưa ở Bắc bộ đã giảm, trong ngày 7-9, mưa gần như chấm dứt tại khu vực này. Từ 5-7 ngày tới, khu vực miền núi chưa xảy ra mưa lớn.
Các hồ khu vực Bắc bộ hiện đã đầy nước, có 16 hồ đang xả lũ xuống hạ du, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến hồ núi Cốc và hồ Cấm Sơn. Hiện UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo chưa xả lũ để tránh ngập cho vùng hạ du.
Đề phòng lũ khu vực miền Trung
Báo cáo từ BCĐ PCLB Trung ương cho thấy, hiện trong vùng ảnh hưởng của ATNĐ có 45 tàu đang hoạt động. Cơ quan chức năng đã thông báo cho 45 tàu này biết vị trí của ANTĐ và di chuyển khỏi vùng nguy hiểm. Ngoài ra, theo Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, có 113 tàu/121 lao động, đang hoạt động ở khu vực phía Đông Nam đảo Hải Nam. Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi Cơ quan chức năng của Trung Quốc đề nghị cho số tàu cá này vào tránh trú tại đảo Hải Nam.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đề nghị, tại các tỉnh miền núi, lực lượng chức năng cần tập trung cứu nạn, giúp người dân ổn định đời sống, khôi phục sản xuất. "Theo dự báo, tôi thấy tình hình mưa ở miền Trung rất đáng lo ngại, mưa từ 100-150mm, nhưng có thể xuất hiện mưa cục bộ tại một số nơi. Vì vậy, cần hết sức đề phòng xuất hiện lũ trên một số sông lớn như sông Lam, sông La, sông Ngàn Sâu...", ông Cao Đức Phát cảnh báo.
Tặng toàn bộ sách giáo khoa cho học sinh Bản Khoang
Sau khi nhận được tin tại Bản Khoang (huyện Sa Pa, Lào Cai) xảy ra lũ quét, sạt lở đất, cuốn trôi khu nhà tập thể giáo viên, ngay trong đêm 5-9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận dẫn đầu đoàn công tác đến vùng lũ Bản Khoang, trực tiếp nắm tình hình, kịp thời phối hợp với địa phương, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình giáo viên và người dân gặp nạn.
Theo Phòng GD-ĐT huyện Sa Pa, toàn bộ 2 nhà riêng của giáo viên và 4 phòng ở công vụ giáo viên đã bị đổ sập hoàn toàn và bị lũ cuốn trôi, ước tính giá trị thiệt hại khoảng 650 triệu đồng.
Sáng 6-9, trước khi đến xã Bản Khoang, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đến Bệnh viện huyện Sa Pa thăm hỏi, tặng quà động viên các hộ gia đình, thầy cô giáo bị nạn. Thay mặt Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã trao quà tặng 200 bộ sách giáo khoa cho các trường. Bộ GD-ĐT cũng tặng quà cho tập thể các trường trung học, tiểu học, mầm non, mỗi trường 20 triệu đồng; tặng mỗi thầy cô mất nhà cửa 3 triệu đồng và một bộ máy tính, tặng mỗi thầy cô bị thương 5 triệu đồng, tặng mỗi gia đình có người thiệt mạng 3 triệu đồng...
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mong muốn lãnh đạo tỉnh và huyện tiếp tục quan tâm, giúp đỡ người dân, thầy cô giáo và học sinh vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, sửa chữa trường, lớp học, để có thể tổ chức dạy và học sớm nhất.
Hạ Quỳnh
Theo ANTD
'Dạy trước chương trình lớp một là phản khoa học' Trao đổi với VnExpress, Vụ trưởng Giáo dục Mầm non Nguyễn Bá Minh cho rằng ép tập tô, tập viết chữ khi cơ xương tay còn yếu, khả năng chịu đựng của thị giác chưa bền... sẽ làm trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Ảnh minh họa - Lý do gì Vụ Giáo dục Mầm non cấm dạy trước chương trình lớp một, dạy...