Bước chuyển mình chậm chạp của Sony sang mảng game mobile
Khi các mảng kinh doanh truyền thống thua lỗ, cứu cánh mang tên video game đã xuất hiện.
Gã điện tử khổng lồ Nhật Bản có thể tự hào với một quá khứ huy hoàng, nơi tivi hay máy nghe nhạc mang thương hiệu Sony xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Giờ đây, ở thời đại của giải trí số, Sony buộc lòng phải nhận ra đâu là mảng kinh doanh cốt lõi và đâu là thị trường cần phải tập trung, tối đa hóa doanh thu.
Sự nhận ra có phần hơi muộn màng đó đến từ mảng game. Cơn sốt PlayStation 5 kéo dài từ cuối năm ngoái tới tận bây giờ đã chỉ ra rằng, có những cơ hội chỉ đến một lần trong đời.
Sony từng thất bại thảm hại với thử nghiệm mang tên Xperia Play, một chiếc điện thoại kết hợp khả năng chơi game chưa tới tầm.
Đó là khi Covid-19 hoành hành khắp thế giới khiến người dân ở nhà nhiều hơn vì đại dịch, nhu cầu giải trí như chơi game, xem video tại nhà cũng tăng cao chưa từng thấy. Các hãng game đều báo cáo doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ và Sony cũng không phải một ngoại lệ.
Nhưng Sony vẫn bị các chuyên gia đánh giá là chậm chân ở mảng game mobile, nơi các đối thủ như Nintendo, Square Enix, SEGA, Konami và phần lớn các nhà phát triển đình đám Nhật Bản đều đã đặt chân lên Android và iOS từ lâu.
Sự chậm chân này một phần có lẽ đến từ việc hãng này vẫn níu giữ chiếc máy chơi game cầm tay PlayStation Vita. Chiếc handheld được xem là thất bại này chỉ được ngừng hỗ trợ hoàn toàn vào tháng 8 tới. Tương tự, PSP cũng sẽ không còn hỗ trợ PS Store vào tháng 7.
Khi không còn tập trung vào handheld, Sony mới toàn tâm toàn ý cho thị trường game di động. Mới đây, hãng này vừa rục rịch tuyển người đứng đầu bộ phận mobile ở PlayStation Studios tại California, Mỹ.
Còn trước đó, Sony đã từng nhận thất bại cay đắng với Xperia Play khiến hãng này nản lòng ở thị trường game mobile. Xperia Play ra mắt năm 2011 khi đó còn được ví như PlayStation Phone nhưng cũng không thể làm nên kỳ tích cho Sony.
Thất bại tiếp tục với PS Vita phần nào khiến Sony chùn bước ở thị trường game di động.
Giờ đây, nếu không nhanh chân, Sony sẽ bị các đối thủ yếu hơn qua mặt ở một thị trường béo bở với doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm tỷ USD. Trong đó, Nintendo đã bước chân vào thị trường từ năm 2016 với Super Mario Run, nhưng thành công rực rỡ nhờ Fire Emblem Heroes.
4 năm với danh mục 6 game cho iOS và Android, Nintendo đã thu về 1,3 tỷ USD, theo thống kê của Sensor Tower. Trong khi đó, Sony vẫn chưa có tựa game mobile đầu tiên nào dù đây là thời điểm vàng của thị trường này.
Nhìn lại bản thân, Sony có đầy đủ lý do để dấn thân sâu hơn vào mảng game mobile. Fate/Grand Order ra mắt năm 2015 đến nay đã có doanh thu hơn 4 tỷ USD trên toàn cầu. Trò chơi này được phát hành bởi Aniplex, một công ty con thuộc Sony Music Entertainment và không hề có chuyên môn về phát hành game.
Đáng tiếc, Fate/Grand Order lại là game mobile thuộc thương hiệu Fate/ của nhà phát triển khác. Nghĩa là Sony vẫn chưa thực sự có một game thuộc nhóm phát triển bên thứ nhất nào gia nhập cuộc chơi iOS và Android.
Nếu không nhanh chân, Sony hoàn toàn có thể bị bỏ lại phía sau với thị phần rơi hết vào tay đối thủ. (trong ảnh: bảng xếp hạng game doanh thu cao nhất Nhật Bản từ năm 2016-2020, không có một thương hiệu game nào của Sony)
Nếu điều đó sớm xảy ra, game thủ đã được tận hưởng God of War Mobile, Uncharted Mobile và một hằng hà sa số các game độc quyền khác của PlayStation, ngay trên chính chiếc điện thoại iPhone.
Nhìn xa hơn, các công ty Mỹ như Activision Blizzard đã sớm thức thời khi đưa những thương hiệu (franchise) tuổi đời cả chục năm sang Trung Quốc để gia công chế biến và cho ra đời các phiên bản mobile miễn phí hút cả triệu người chơi.
Call of Duty Mobile đã nhập cuộc chơi, và sắp tới sẽ có thêm đồng đội Diablo Immortal. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài và nếu Sony chậm chân trong cuộc chơi này, miếng bánh béo bở game mobile sẽ không còn lại gì.
5 câu chuyện "ma ám" rùng rợn trong game được chính người chơi kể lại
Đây là câu chuyện xảy ra trong một tựa game nhập vai mobile từ khá lâu nhưng vẫn khiến chủ acc "lạnh sống lưng" khi nghĩ lại.
Đám cưới ma: Treo máy Auto nửa đêm, sáng hôm sau bỗng thành gái có chồng
Đây là câu chuyện xảy ra trong một tựa game nhập vai mobile từ khá lâu nhưng vẫn khiến chủ acc "lạnh sống lưng" khi nghĩ lại. Theo đó để kết hôn thành công trong tựa game này cần rất nhiều điều kiện: đạt level 62, mua nhẫn cưới, hai người cùng tổ đội và cùng đồng ý nhấn nút kết hôn. Thế nhưng theo game thủ nữ này chia sẻ thì cô nàng treo máy auto train đêm rồi đi ngủ, sáng hôm sau đã thấy "chứng nhận kết hôn" lù lù đập vào mặt.
Câu chuyện ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng game thủ, nhiều giả thiết cho rằng trong lúc cô nàng này cắm máy, anh chàng kia đã bí mật kết tổ đội, mua nhẫn và tiến hành "úp sọt". Tuy nhiên về việc tự động click đồng ý từ tài khoản của cô nàng thì vẫn không ai giải thích được. Ngay cả đội ngũ vận hành game cũng khẳng định không hề có chế độ auto đồng ý kết hôn trong game.
Đám cưới diễn ra trong đêm, chú rể tự kết tổ đội, tự mua nhẫn, làm lễ, tự hẹn ước, tự diễu hành một mình và tuyệt nhiên cũng không hề có bất cứ liên lạc gì với tài khoản nữ. Được biết vì quá sợ hãi nên cô nàng đã chuyển sang tài khoản khác để chơi.
Âm thanh nền của Xbox
Bạn hẳn còn nhớ tới Xbox - chiếc Console đầu tiên của Microsoft trong cuộc chiến với Playstation 2 từ Sony. Tuy không phổ biến bằng đối thủ nhưng chiếc máy này trở thành chủ đề bàn tán của không ít người vào thời bấy giờ, nhờ tới một điều duy nhất... Đó là âm thanh nền.
Original Xbox ALL Sounds - Đoạn âm thanh bắt đầu ở 5:27
Nếu để chiếc Xbox dừng lại tại menu trong một khoảng thời gian dài mà không tương tác, bạn sẽ bắt đầu nghe thấy những âm thanh lạ lùng phát ra từ loa TV. Âm thanh này thoạt nghe sẽ cho bạn có cảm giác như một tiếng kêu la hay gào thét nào đó bị bóp méo, kết hợp với những tạp âm mà có lẽ chúng ta chỉ thấy trong các tựa game hay bộ phim kinh dị. Nếu đủ dũng cảm, hãy thử bật đoạn clip âm thành này giữa đêm trong phòng một mình không ánh đèn... Hy vọng lúc đó trí tưởng tượng của bạn không vượt ngoài tầm kiểm soát.
Killswitch và Yamamoto Ryuichi
Killswitch là tựa game được phát triển vào năm 1989 bởi 1 công ty game thuộc liên bang Xô Viết cũ của tập đoàn Karvina, và phát hành với số lượng hạn chế, chỉ khoảng 5000-10000 bản, nhưng lại được rất nhiều game thủ thuộc liên bang Xô Viết cũ biết đến. Đây cũng là tựa game tiên phong trong thể loại sinh tồn mang yếu tố kinh dị. Người chơi chỉ được chọn giữa 1 cô gái hoặc 1 tên ác quỷ vô hình làm nhân vật chính cho mình, tìm đường thoát khỏi một hầm mỏ bỏ hoang và chiến đấu với những ác quỷ và quái vật trong đó.
Việc điều khiển 1 nhân vật vô hình mà chính người chơi cũng không nhìn thấy sẽ là rất khó nếu không muốn nói là bất khả thi. Ở thời điểm đó, gần như không thể biết được trò chơi này đã có ai hoàn thành với nhân vật ác quỉ vô hình hay không. Chưa kể, trò chơi cũng tự xóa đi những dữ liệu của người chơi sau khi hoàn thành trò chơi.
Chỉ đến vào khoảng năm 2005, một người Nhật tên Yamamoto Ryuichi đã sở hữu được 1 phiên bản gốc của trò chơi trên eBay với giá $733.000 USD, và anh ta dự định sẽ quay phim lại quá trình chơi của mình với nhân vật ác quỉ vô hình. Thế nhưng, đoạn video clip duy nhất ghi lại quá trình chơi của Yamamoto dài 1 phút 45 giây được mọi người tìm thấy và chia sẻ trên mạng chỉ là hình ảnh của anh ta đang ngồi nhìn chằm chằm vào màn hình và... bắt đầu khóc.
Chiếc mặt nạ ma ám của Majora
Người chơi này vô tình tìm thấy được 1 chiếc thẻ nhớ có ghi trên đó dòng chữ "Mặt nạ của Majora" (Majora's Mask), trong đó có chứa 1 file lưu đang chơi nửa chừng của tựa game nổi tiếng: The Legend of Zelda. Người này cũng chia sẻ thêm rất nhiều tấm hình và đoạn clip ghi lại khi những đoạn gameplay mà theo mọi người là rất ghê rợn và kinh dị từ chiếc thẻ nhớ này.
Đoạn gameplay hết sức rùng rợn về "BEN"
Theo lời kể của anh ta, ngay khi vừa mở thẻ nhớ trong game ra, đã có sẵn 1 file lưu được đặt tên: "BEN", anh vẫn tiếp tục bỏ qua và tạo 1 file mới để chơi từ đầu, nhưng tất cả những nhân vật NPC trong game đều gọi nhân vật mới của anh ta với tên BEN và anh ta quyết định xóa file lưu "BEN" có sẵn đó đi để chơi lại 1 lần nữa. Lúc này mới xảy ra nhiều hiện tượng kỳ quái, phần âm nhạc có vẻ như được phát ngược lại, với những âm thanh méo mó, nhân vật chính của anh ta không thể đứng thẳng như bình thường giống như bị lỗi, và có 1 bức tượng có 1 gương mặt mang nụ cười ma quái cứ đi theo nhân vật chính suốt quá trình chơi.
Kì lạ hơn, là sau thời gian, thì file lưu "BEN" lại tự nhiên xuất hiện trở lại trong thẻ nhớ, cùng với 1 file khác là "drowned" (chết chìm).
Chiếc xích đu và 2 tài khoản định mệnh
Đây là câu chuyện mới được chia sẻ gần đây trong cộng đồng Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile, bắt nguồn từ 1 chiếc xích đu kỳ lạ. Đây vốn là món quà mà một nam game thủ tặng cho cô nàng H.V và trở thành nguồn cơn để hai người này sinh tình cảm, mỗi lần buồn cô nàng đều tìm đến bên xích đu và anh chàng kia cũng rất hay đến ngồi chung. Mà nói chung thì xích đu trong phim kinh dị thường là điềm không được tốt cho lắm.
Mọi chuyện bắt đầu khi 2 người cảm thấy tình cảm xa cách, chiếc xích đu cô quạnh không ai ngồi. Không ai bảo ai, cả 2 đều muốn nghỉ ngơi một thời gian. "Đấu tranh tư tưởng mãi cùng mình cũng quyết định đưa account cho chị mình chơi. Mình nghỉ một thời gian. Anh ấy cũng tặng account cho một anh khác".
Nói chung xích đu vốn vẫn luôn là một thứ gì đó rất kỳ bí
Game quá hay, fan yêu cầu Sony làm tiếp siêu phẩm Days Gone, nhưng kết quả lại khiến người người phẫn nộ Sau sự thành công không hề nhỏ của Days Gone phần đầu tiên, rất nhiều game thủ đang nóng lòng để được nhìn thấy phần tiếp theo của tựa game này. Với chủ đề về đại dịch Zombie, cốt truyện của Days Gone xoay quanh nhân vật chính Deacon St.John, một gã biker sống ngoài vòng pháp luật, kiêm luôn nghề Bounty Hunter,...