Bước chân thần tốc của Huawei
Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc trong năm 2015, đe dọa vị trí dẫn đầu của Apple và Samsung.
Tại thị trường châu Âu, Huawei đánh bại 2 tên tuổi lớn là HTC và Sony. Trong khi tính đến doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu, hãng giờ chỉ xếp sau Apple và Samsung.
Huawei trở thành cái tên đáng sợ trên thị trường smartphone.
Mức tăng trưởng “chóng mặt” trong năm tài khóa 2015 khẳng định hướng đi đúng dựa vào chiến lược truyền thông sản phẩm giá rẻ để tấn công thị trường cấp thấp.
Smartphone, máy tính bảng, đồng hồ thông minh và các thiết bị kết nối Internet mở ra cơ hội mới để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số.
Huawei nhanh chóng chiếm lĩnh vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng đó. Thành công năm ngoái của công ty phần lớn dựa vào chiến lược thông minh về tiếp thị, xây dựng thương hiệu và dịch vụ khách hàng .
Cuộc đua giành giật thị trường
Dù chậm chân hơn BlackBerry và Sony trong việc tiếp cận thị trường, nhưng với những thành tích ấn tượng gần đây đủ giúp Huawei vượt mặt hai ông lớn đang ngụp lặn trong khủng hoảng. Cuộc đua tranh giành khách hàng vì thế ngày càng khắc nghiệt.
Cuộc chiến ngày một khốc liệt.
Video đang HOT
Thị phần điện thoại thông minh toàn cầu của Huawei ước đạt 6,8% trong năm 2014 và lên mức 9% năm 2015. Nếu so với gã khổng lồ Apple thì đó là con số ấn tượng.
Dấu hiệu này cho thấy gã khổng lồ Trung Quốc đủ lực để cạnh tranh sòng phẳng tại sân chơi smartphone. Hãng thay đổi cách tổ chức và tiếp cận khách hàng, hướng vào nhu cầu người dùng nội địa trước tiên. Tại thị trường đông đúc như Android, việc nhận diện thương hiệu là điều tối quan trọng.
Nhưng giờ đây, tính năng sản phẩm và thương hiệu vẫn chưa đủ khi từ “smart” đồng nghĩa với việc phải kết nối được với người dùng và những phản hồi trên phương tiện truyền thông xã hội ngay lập tức.
Huawei hiểu rằng, thị trường di động ngày nay đòi hỏi cao về dịch vụ chăm sóc khách hàng, trở thành “sản phẩm bán kèm” với thiết bị nhằm tạo ra mức độ hài lòng về lâu dài. Tiếp cận người tiêu dùng và cá nhân hóa các tính năng giúp mang tới một trải nghiệm hoàn hảo trong một sản phẩm có mức giá phù hợp, mang phong cách thời thượng.
Cái tên Huawei trở thành biểu tượng cho lối tư duy thương mại hiện đại đang nổi lên trong ngành công nghiệp Trung Quốc. Tiếp thị trở thành chìa khóa cốt lõi.
Bằng những chiến dịch quảng cáo rầm rộ nhắm tới từng khách hàng đã mang tới hiệu quả cho gã khổng lồ Quảng Đông. Họ “phủ sóng” hình ảnh khắp các mặt sân cỏ châu Âu bằng những khoản tài trợ lớn cho các đội bóng như Arsenal, Paris, Saint-Germain và cả AC Milan.
Chưa kể, danh mục sản phẩm của công ty “rải đều” mọi phân khúc, từ khía cạnh phần cứng lẫn phần mềm.
3 bí quyết thành công
Lịch sử làng di động thế giới cho thấy, khách hàng tỏ ra trung thành hơn với các công ty mang tới những trải nghiệm, cộng đồng và hệ sinh thái phù hợp với nhu cầu của họ. Hiện tại, có khá nhiều phương thức tiếp cận và lắng nghe người dùng. Huawei đã xây dựng nên chiến lược rõ ràng và hợp lý.
CEO Huawei luôn lấy khách hàng làm trọng tâm.
Đầu tiên, vị Tổng Giám đốc của Tập đoàn luôn muốn mọi nhân viên lấy khách hàng làm trọng tâm, đặc biệt với những người lần đầu tiên mua sản phẩm của hãng. Mang tới trải nghiệm hoàn hảo ngay từ lần “kết duyên” đầu là cách giữ chân tốt nhất.
Tiếp đến, Huawei không cứng nhắc trong việc phân phối sản phẩm và các dịch vụ đi kèm. Họ cho đối tác bên thứ ba tham gia vào nhằm mở rộng thị phần nhanh nhất có thể. Nhờ sự hợp tác này mà hãng vươn cánh tay tới nhiều khu vực trên thế giới.
Cuối cùng, Huawei nhận thức rõ nhu cầu cần được kết nối của người tiêu dùng, từ đó khai thác và phát triển thị phần một cách hiệu quả.
Bằng những bước đi thông minh, ông lớn viễn thông Trung Quốc dần xâm lấn thị trường di động và đe dọa nghiêm trọng ngôi vương của hai gã khổng lồ khác là Apple và Samsung. Sẽ không bất ngờ nếu một ngày chúng ta thấy Huawei trở thành nhà phân phối smartphone và các thiết bị kỹ thuật số hàng đầu thế giới.
Trần Tiến
Theo Zing
Hàng trăm triệu người vẫn chọn điện thoại 'cục gạch'
Trong thời đại smartphone và vật dụng nào cũng được tích hợp tính năng thông minh, vẫn còn nhiều người dùng điện thoại cơ bản, chủ yếu để nghe gọi.
Điện thoại thông minh đang dần trở thành thiết bị tất yếu đối với nhiều người nhờ các tiện ích mà nó đem lại. Tuy nhiên, hàng triệu chiếc điện thoại với bàn phím số, chức năng đơn giản vẫn được tiêu thụ nhờ những đặc điểm nổi trội của nó.
Đầu năm 2016, Microsoft đưa trở lại thị trường mẫu điện thoại phổ thông mang thương hiệu Nokia. Máy có thiết kế dạng thanh với bàn phím truyền thống, màn hình TFT 2,8 inch độ phân giải 240 x 320 pixel. Nokia 230 chạy Series 30 có khả năng duyệt web với Opera Mini, tuy nhiên, không được tích hợp 3G, Wi-Fi hay GPS.
Phân tích lượng smartphone và điện thoại cơ bản bán ra năm 2015 và 2019.
Những người sở hữu smartphone sẽ hỏi: Liệu ai sẽ mua điện thoại "cục gạch" như trên vào thời điểm này? Thống kê từ CCS Insight cho biết, tổng số điện thoại bán ra trên toàn cầu năm 2015 là 2,07 tỷ thiết bị, trong đó có 1,48 tỷ smartphone. Điều này có nghĩa, có tới 590 triệu chiếc điện thoại cơ bản tiếp tục được tiêu thụ và con số này đến năm 2019 vẫn là 350 triệu máy.
Theo báo cáo của Quartz, những người không mua smartphone được chia làm ba nhóm. Đầu tiên là những người lần đầu sử dụng điện thoại di động, bao gồm trẻ em ở những nước giàu, khoảng 300 triệu người ở tiểu vùng Sahara châu Phi sẽ mua chiếc điện thoại đầu tiên của họ trong thập kỷ tới. Ngoài ra, còn có rất nhiều người lần đầu sở hữu di động ở Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Mỹ Latin.
Điện thoại cơ bản đang thu hẹp thị phần trước smartphone, nhưng vẫn "sống khỏe".
Nhóm thứ hai bao gồm những người đơn giản, không thích smartphone. Nhóm này xa rời Facebook, Twitter hay các mạng xã hội..., đặc biệt là người già. Tuy nhiên, trong một số khảo sát, có không ít người trẻ từ chối sử dụng điện thoại thông minh.
Những người chọn điện thoại cơ bản như một thiết bị bổ sung sẽ thuộc nhóm thứ ba. Thống kê cho thấy, hơn 25% người mua điện thoại cơ bản ở châu Âu là để dùng cùng máy khác. Họ thích nó bởi thời lượng pin dùng cả tuần, đủ cho những chuyến du lịch, khám phá mà không phải "canh cánh" cắm sạc, mang pin dự phòng. Nhóm này cũng bao gồm doanh nhân, những người thành đạt, có địa vị trong xã hội, không muốn "vứt" thời gian vào những thứ ngoại trừ các cuộc điện thoại, tin nhắn.
Thị trường điện thoại cơ bản dần thu hẹp, song các nhà sản xuất vẫn sẽ kiếm được nhiều tiền từ phân khúc này. Ericsson ước tính, có khoảng 9,2 tỷ thuê bao di động và 1,4 tỷ người không đăng ký 3G.
Tỷ lệ thuê bao di động sở hữu smartphone năm 2015.
Tại Việt Nam, smartphone được nhận định là có sức tăng trưởng "nóng", tuy nhiên mới có 17% thuê bao di động sử dụng điện thoại thông minh, theo báo cáo 2015 của Mary Meeker. Con số này thấp hơn một số nước trong khu vực như Indonesia (19%), Philippines (26%) hay Thái Lan (29%).
Đình Nam
Theo VNE
Ảnh rò rỉ về chiếc điện thoại Android đầu tiên của Nokia Một tài khoản trên mạng xã hội Weibo, Trung Quốc, đăng loạt ảnh về thiết bị được cho là C1, sản phẩm chạy hệ điều hành Android sẽ ra mắt năm nay của Nokia. Thị trường đang râm ran thông tin về sự trở lại Nokia ở mảng điện thoại thông minh bằng việc hợp tác với một nhà sản xuất điện thoại...