Bụng to vượt mặt nhưng vẫn bị từ chối cưới, cô gái thẳng thừng tuyên bố một câu khiến họ nhà trai sợ xanh mặt
Sau nhiều lần bị nhà trai chế giễu là và làm khó chuyện cưới xin, cô gái quyết không nhún nhường thêm nữa.
Yên và Đại yêu nhau tới nay đã được một năm rưỡi. Đại đối với Yên vẫn hết mực yêu thương, hết mực cưng chiều, khiến cô tin tưởng và quyết định gửi gắm cuộc đời mình cho anh. Tuy nhiên, sau một vài lần về chơi nhà Đại, Yên biết gia đình anh không thật sự quý mến cô, cũng không mặn mà lắm khi bàn tới chuyện cưới xin của hai đứa.
Nhiều lần biết Yên tủi phận, Đại đã an ủi và dỗ dành cô, anh hứa rằng anh sẽ chỉ cưới cô về làm vợ. Dù cho gia đình phản đối, anh cũng sẽ chống lại gia đình để được sống chung một nhà với cô. Thấy tấm chân tình của Đại, Yên cũng an tâm phần nào. Cô chẳng nghĩ ngợi gì thêm mà quyết định sẽ dành trọn niềm tin cho anh, mọi chuyện tùy vào anh quyết định.
Vài tháng sau, Yên phát hiện mình có thai, cô thông báo cho Đại biết và nhận về phản ứng bỡ ngờ, bất ngờ xen lẫn vui mừng, lo lắng của Đại. Có lẽ người đàn ông nào lần đầu tiên làm bố cũng sẽ có những biểu cảm đáng yêu giống như Đại mà thôi. Sau đó, anh trở về nhà thưa chuyện với bố mẹ, nói nguyện vọng muốn được cưới Yên trước khi bụng bầu của cô to lên, mặc áo cưới sẽ rất xấu.
(Ảnh minh họa)
Trái ngược với mong đợi của Đại và Yên, bố mẹ anh vẫn hờ hững với cái tin có cháu nội. Thậm chí khi bàn tới chuyện sang nhà Yên cưới xin ông bà cũng không ừ hữ lấy một lời. Sau nhiều lần thúc giục, Đại không thấy bố mẹ có chút động thái tích cực nào, anh nản chí chỉ biết ôm lấy Yên mà khóc ròng.
Yên và Đại quyết ra riêng, tự thuê nhà trọ, tự chăm sóc lẫn nhau dù không được sự đồng ý từ bên nội. Cũng đến một ngày cái bụng bầu của Yên to vượt mặt, cô đi đứng trở nên nặng nề hơn, lúc bấy giờ mới thấy mẹ Đại dáo dác hỏi xem cô đang mang bầu cháu trai hay cháu gái.
Video đang HOT
Khi thấy mẹ Đại lên thăm nhà trọ của hai vợ chồng, Yên chỉ chào nhẹ:
“Cháu chào bác, bác mới lên chơi.”
“Ừ, thế đứa bé là con trai hay con gái?”, mẹ Đại nhìn chăm chú vào bụng bầu của Yên, như thể muốn dựa vào kinh nghiệm dân gian truyền lại mà phỏng đoán giới tính thai nhi.
(Ảnh minh họa)
Yên tinh ý, lấy tay che bụng bầu, quay mặt đi:
“Dạ cháu cũng không hỏi. Con nào cũng là con của cháu với anh Đại, trai hay gái cũng được, miễn là nuôi dậy tốt.”
“Không thế được. Bây giờ con trai thì nhà tôi cho cưới, con gái thì thôi để đấy mà nuôi. Thằng Đại là cháu đích tôn của nhà này, đừng nghĩ dùng cái bầu mà trói chân được nó. Con trai tôi dễ bị lừa chứ tôi thì không đâu”, mẹ Đại tru tréo lên, quắc mắt nhìn Yên.
Vượt quá sự chịu đựng, lúc này Yên mới nói một câu khiến người đàn bà đối diện rụng rời chân tay, vừa xấu hổ, vừa nhục nhã mà không làm gì được:
“Thưa bác, có là con trai thì cháu cũng chỉ dạy nó bố nó là ai, ông bà ngoại nó là ai. Còn xin lỗi, nhà nội chưa từng nhìn nhận mẹ nó thì nó cũng làm gì tới lượt. Cho nên cháu cũng xin thông báo đây là con anh Đại nhưng không phải cháu của bác đâu. Bác tìm được cháu đích tôn ở đâu thì tìm, sau này đứa trẻ sinh ra, mong bác tự trọng đừng nhìn nhận nó, nó sẽ xấu hổ lắm khi biết ông bà nội mình từng hắt hủi mình như thế!”
Nói rồi Yên tiễn khéo mẹ Đại về, đối với cô bây giờ chồng và con là quan trọng nhất. Những người đã làm cho vợ chồng cô phải khổ chắc chắn sẽ phải trả cái giá đắt. Trên đời này luôn tồn tại nhân quả, Yên tâm niệm chỉ cần mình sống tốt trời cao ắt sẽ có an bài.
Theo Afamily
Nỗi khổ tâm không biết tỏ cùng ai của cô con dâu dành cả thanh xuân để... buôn chuyện điện thoại với mẹ chồng
Thế là từ ấy cứ 2 ngày cô lại phải gọi cho mẹ chồng, ít nhất cũng nói chuyện phải 20 phút, nhiều lên đến cả giờ.
Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn là một vấn đề muôn thuở. Chúng ta đã nghe nhiều về chuyện mẹ chồng không hợp với con dâu, có khi chẳng nói chuyện với nhau được câu nào hòa thuận. Mẹ chồng có gọi điện hỏi thăm cũng chỉ gọi cho con trai bà, hoặc nói chuyện với cháu, chứ con dâu hoàn toàn ra rìa. Nhưng nàng dâu dưới đây lại rơi vào một hoàn cảnh tréo ngoe lạ đời: mẹ chồng luôn đòi hỏi được nói chuyện điện thoại với con dâu, vắng vài ngày là bà ý kiến ngay, thậm chí nhiều cuộc điện thoại lên đến cả tiếng trời!
"Em mới cưới đ ược gần 5 tháng (đang bầu 7 tháng) .
Vợ chồng e m ở H à Nội cách quê 60km, cũng tầm nửa tháng, 1 tháng về 1 lần .
Chuyện chả có gì, e m cứ 2 ngày gọi về cho mẹ c hồng 1 lần, vừa rồi ngày t hứ 4 e m mới gọi bà thái độ ý kiến ngay. Mà gọi chả có chuyện gì để nói ngoài câu cửa miệng: "Mẹ khoẻ không?", "Mẹ ăn cơm chưa ạ?". Rồi đến lượt bà hỏi mình về c ông việc làm ăn rồi trăm câu dặn dò dành dụm tiền bạc chi tiêu hợp lí trong khi con dâu bầu chả dặn dò q uan t âm gì. Hôm nào ít thì n ói chuyện 20 p hút, nhiều thì hơn 1 tiến g, cầm đ iện thoại xong tê tay đến tận hôm sau . Em thấy mỗi lần gọi về là áp lực, các chị bảo e m nên làm gì đây ạ? Không thể mãi n hư th ế đ ược, sau này e m sinh xong cũng k hông thể gọi liên tục và nghe đ iện t hoại lâu đ ược ".
Theo lời cô chia sẻ thêm, lúc mới cưới, khoảng 4 ngày đến 1 tuần cô mới gọi về cho mẹ chồng mà bà đã than phiền, còn gọi điện cho thông gia "mách tội". Trong khi nửa tháng tới 1 tháng vợ chồng cô lại về thăm mẹ chồng 1 lần. Chồng cô và chị chồng cũng bảo cô hãy chiều bà, bà già rồi cô đơn muốn có người quan tâm, nói chuyện cho khuây khỏa. Thế là từ ấy cứ 2 ngày cô lại phải gọi cho mẹ chồng, ít nhất cũng nói chuyện phải 20 phút, nhiều lên đến cả giờ. Lúc cô đi chơi cũng không thoát được cảnh cầm điện thoại nói chuyện với bà, thế là cả buổi đi chơi đi tông. Giờ đây bầu bí dù mệt mỏi nhưng cô vẫn cố duy trì thói quen ấy được, sau này sinh con đến thời gian ăn còn chẳng có, thời gian đâu để nghe điện thoại của mẹ chồng hàng tiếng?
Thiết nghĩ gọi điện hỏi thăm cũng chỉ là một trong những hình thức quan tâm đến đối phương. Nếu con dâu chỉ nói chuyện suông mà chẳng có những hành động quan tâm thiết thực khác, thì cũng đâu thể gọi là có hiếu với mẹ chồng? Hơn nữa, có một sự thật như chính người vợ trẻ trong lời tâm sự đã trải nghiệm, gọi nhiều quá thì còn chuyện gì mà nói, ngoài mấy câu hỏi thăm cũ rích. Dẫu quý mến nhau tới đâu thì cũng không thể lúc nào cũng kè kè cái điện thoại tán chuyện với nhau được. Trừ phi là người yêu - mối quan hệ đặc biệt mà đến khoa học cũng khó lí giải việc họ có lắm chuyện gì để nói với nhau đến thế?
Ảnh minh họa
Hơn nữa ai cũng có cuộc sống riêng bận rộn, nhất là những người trẻ tuổi cần làm việc lo cho gia đình. Việc dành cả thanh xuân để nói chuyện điện thoại với mẹ chồng e rằng là chuyện vô cùng khó với các cô con dâu ngày đi làm, tối lại về tất bật cơm nước, nhà cửa và con cái. Trong khi câu chuyện cũng chẳng có gì, và mẹ chồng thì luôn chỉ quan tâm đến vấn đề bà muốn quan tâm, con dâu bầu bì bà đâu có ngó ngàng. Những cuộc điện thoại miễn cưỡng và không thể nói là vui vẻ ấy, ai là người nguyện ý muốn nghe hàng ngày?
Thật sự, người mẹ chồng trong bài viết cũng không nên áp đặt vào con dâu mình "thiết quân luật" như thế. Yêu thương là phải xuất phát từ tự tâm, chưa bao giờ là ép uổng. Con dâu quan tâm tới bà, lúc cô rảnh rỗi cô sẽ tự muốn gọi điện hàn huyên với bà. Bà về hưu rảnh rỗi có nhu cầu nói chuyện, nhưng bà cũng nên nghĩ tới các con bận rộn mệt mỏi với cuộc sống mưu sinh. Việc tìm đến những người bạn già của bà để bầu bạn cho bớt buồn có lẽ thích hợp hơn trong trường hợp này. Con cái vẫn quan tâm tới bà cơ bà, đâu lạnh nhạt, xao lãng, chỉ là chúng cũng bận rộn và nhiều khi cần nghỉ ngơi.
Chuyện nói to chẳng to mà nhỏ cũng chẳng nhỏ. Giá như người mẹ chồng có thể thấu hiểu và thông cảm hơn cho con cái mình, thì cũng chẳng đến mức con dâu bà phải lên MXH tìm sự chia sẻ như vậy.
Theo Afamily
Bỏ người yêu 5 năm đi lấy chồng thành phố, những tưởng được đổi đời nhưng tôi đã nhận về.. Mẹ chồng thì coi thường tôi ra mặt, chồng thì nhiều thói hư tật xấu và hơn hết, anh bảo: "Người nhà anh luôn đúng". Ảnh minh họa Trước khi kết hôn với Ngọc, tôi từng có một mối tình rất sâu nặng với Quang. Yêu nhau từ khi tôi là cô sinh viên mới chập chững lên thủ đô nhập học, anh...