Bùng phát tín hiệu vô tuyến bí ẩn cách xa trái đất 1,5 tỉ năm ánh sáng
Các nhà khoa học đã ghi nhận loạt tín hiệu vô tuyến bí ẩn ở cách xa trái đất đến 1,5 tỉ năm ánh sáng trong 3 tuần hồi mùa hè năm 2018, theo công trình mới đăng tải trên tạp chí Nature hôm 9-1.
Đợt bùng phát sóng vô tuyến nhanh (FRB) mới nói trên gọi là FRB 180814.J0422 73, được ghi nhận xảy ra 6 lần và đến trái đất từ một vị trí cách trái đất 1,5 tỉ năm ánh sáng.
Mỗi lần bùng phát này chỉ kéo dài 1 millisecond (0,001 giây). Chúng được phát hiện bởi kính thiên văn CHIME ở Canada vào mùa hè năm 2018 khi vẫn còn trong thời kỳ thử nghiệm.
FRB xuất hiện ngẫu nhiên và tồn tại rất ngắn nên rất khó phát hiện và nghiên cứu. Chúng được phát hiện lần đầu tiên hồi năm 2007.
Kính thiên văn CHIME. Ảnh: Daily Mail
Đáng chú ý, các nhà khoa học cho biết đây là lần thứ hai họ ghi nhận được FRB lặp đi lặp lại.
FRB đầu tiên như thế, gọi là FRB 121102, được Đài quan sát Arecibo (Peurto Rico) phát hiện hồi năm 2015. Đến năm 2018, các nhà khoa học phát hiện chúng giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ.
Video đang HOT
Phát hiện mới nhất nói trên không giúp giải mã những bí ẩn lớn nhất liên quan đến FRB trong không gian, như lý do chúng xảy ra và nguồn tạo ra chúng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng sẽ có thêm những đợt bùng phát lặp đi lặp lại khác được tìm thấy và điều này có thể giúp ích cho nỗ lực phát hiện nguồn gốc của chúng.
Hy vọng được đặt vào Kính thiên văn CHIME một khi nó chính thức đi vào hoạt động.
Trong lúc chờ đáp án, đã xuất hiện giả thiết là chúng được tạo ra bởi các sao neutron dày đặc, lỗ đen hoặc hiện tượng vật lý thiên thể mạnh mẽ. Thậm chí, có người phỏng đoán có những nền văn minh ngoài hành tinh tiên tiến đang tạo ra chúng.
Theo P.Võ
Người Lao Động
Kính viễn vọng giá 1 tỷ USD cho chất lượng hình ảnh cao hơn 10 lần Hubble
NASA đang xây dựng một kính viễn vọng mới, với chất lượng hình ảnh cao gấp 10 lần kính Hubble hiện nay.
Kính viễn vọng này mang tên Giant Magellan Telescope (GMT), hiện đang được lắp đặt tại Chile. Nó tiêu tốn NASA tới 1 tỷ USD, và được cho là sẽ có chất lượng cao hơn Hubble gấp 10 lần.
Dự án này sẽ được hoàn thành vào năm 2024, tại đỉnh núi Atacama Desert với độ cao 2500 mét trên mặt nước biển. Nơi đây có bầu khí quyển sạch sẽ, giúp các nhà khoa học sử dụng được kính trong 300 đêm một năm.
GMT nặng tới 1500 tấn, có đường kính 24,5m. Nó sẽ sử dụng 7 thấu kính nặng tới 20 tấn, lớn 8,2m, sử dụng thủy tinh chất lượng cao để không thay đổi hình dạng theo nhiệt độ. Ánh sáng từ vũ trụ sẽ đi qua 7 thấu hình này, rồi phản xạ qua 7 tấm kính khác, cuối cùng sẽ được cảm biến CCD thu về.
Sau đây là một vài hình ảnh về hệ thống GMT:
Các nhà khoa học đang kiểm tra chất lượng thủy tinh trước khi đúc chúng thành lăng kính
Kích thước của thấu kính so với một người lớn.
Tất cả các đinh vít đều được đặt số trước khi vặn.
Với bộ kính viễn trọng chất lượng cao này, các nhà khoa học hy vọng có thể theo dõi vũ trụ cổ, đi tìm những sinh vật sống ngoài hệ mặt trời.
Theo Petapixel
Thế giới dưới ánh sáng nguyệt thực toàn phần dài nhất trong 100 năm Đêm 27/7, người dân nhiều nơi trên thế giới có dịp chứng kiến hiện tượng trăng máu trong nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Đêm 27/7, người dân khắp thế giới có dịp chứng kiến nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ như trăng máu vì ánh sáng mặt trời khúc xạ...