Bùng phát lừa đảo công nghệ cao, CA cảnh báo qua tin nhắn
Đây được coi là phương pháp tuyên truyền mới nhằm cảnh báo đến người dân khi mà tội phạm công nghệ cao ngày càng phức tạp.
Lừa đảo kiểu tinh vi
Mới đây, các thuê bao của mạng ĐTDĐ Vinafone và Mobifone đăng ký tại địa bàn TP.HCM đã nhận được nhiều tin nhắn cảnh báo lừa đảo. Tin nhắn có nội dung: “Công an TP.HCM khuyến cáo nhân dân cảnh giác với bọn tội phạm gọi điện thoại để lừa đảo, hăm doạ, chiếm đoạt tiền. Cơ quan công an, viện kiểm sát khi điều tra vụ án, không tuỳ tiện thu giữ tiền và làm việc với người dân qua điện thoại. Tuyệt đối không chuyển tiền vào tài khoản của người lạ. Đường dây nóng báo tin tội phạm 113″.
Các đối tượng trong băng nhóm lừa đảo công nghệ cao bị công an TP.HCM bắt giữ cách đây không lâu
Được biết, TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước dùng biện pháp tuyên truyền phòng chống tội phạm qua nhắn tin ĐTDĐ. Trước đó là Văn phòng Thủ tướng Chính phủ cũng đã thực hiện hình thức này, nhắn tin khuyến cáo người dân thể hiện lòng yêu nước ôn hòa, sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981.
Trung tá Lê Hữu Nghĩa – đội trưởng đội nghiệp vụ số 3, thuộc phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (PV28) công an TP.HCM cho hay, việc thông báo qua tin nhắn xuất phát từ thực tế, từ đầu năm 2013 đến nay tại địa bàn TP.HCM xuất hiện khá nhiều hình thức lừa đảo bằng hình thức gọi điện thoại đến nạn nhân để hăm doạ, chiếm đoạt tiền, gây bức xức trong dư luận.
Chỉ trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, địa bàn TP.HCM đã xảy ra trên dưới 100 vụ lừa đảo công nghệ cao, số tiền các nạn nhân bị chiếm đoạt lên đến 26 tỷ đồng. Công an TP.HCM đã tiến hành bắt giữ 26 đối tượng thuộc nhiều băng nhóm khác nhau, trong số đó có 8 đối tượng là người Trung Quốc – Đài Loan.
Vạch trần thủ đoạn
Thực tế, công an TP.HCM đã thông tin đến người dân về các thủ đoạn lừa đảo của các tổ chức lừa đảo công nghệ cao. Tuy nhiên vẫn có nhiều người dân sập bẫy lừa.
Video đang HOT
Vụ điển hình, đầu năm 2014 bà H.N.M.L (ngụ Q.Bình Thạnh) nhận điện thoại của người xưng là nhân viên công ty VNPT thông báo bà đang nợ cước điện thoại 8 triệu đồng, nếu không thanh toán ngay, công an sẽ đến làm việc.
Người này hăm doạ, Bộ công an đang điều tra bà L vì có liên quan đến đường dây ma tuý. Theo lời đối tượng yêu cầu, bà L đã chuyển 250 triệu đồng vào tài khoản chờ sẵn để “công an xác minh”, để rồi sau đó nhận ra mình bị lừa.
Tang vật thu giữ tại một vụ lừa đảo công nghệ cao.
Một vụ khác xảy ra đầu năm 2014, bà L.T.H (ngụ Q.11) nhận được điện thoại của nhân viên tổng đài báo nợ cước điện thoại hơn chục triệu đồng. Sau đó bà H nhận được 1 cuộc gọi khác của người xưng là cán bộ công an TP.Hà Nội cho rằng bà có liên quan đến đường dây tội phạm “rửa tiền”.
Bà H kể, ban đầu bà thấy vô lý nhưng vì “cán bộ công an” kể vanh vách thông tin các thành viên trong gia đình, khiến bà hoang mang. “Cán bộ” còn yêu cầu chuyển nhanh số tiền 170 triệu đồng vào tài khoản, sau này bà mới biết là bị lừa đảo.
Một thủ đoạn không lạ của tội phạm công nghệ cao là tạo ra các vụ bắt cóc ảo. Điển hình là vụ xảy ra cách đây không lâu, ông T.P.V nhận được 1 cuộc điện thoại khiến ông hốt hoảng; bên kia đầu dây là giọng người còn rể vừa khóc, vừa la: “Bố ơi, con bị đánh đau quá, chết con mất bố ơi”.
Sau đó giọng 1 người lạ thông báo, con rể ông V đang nợ 300 triệu đồng, trong vòng 30 phút không chuyển tiền trả, sẽ bị sát hại. Các đối tượng yêu cầu ông V trong thời gian chuyển tiền không được gác máy điện thoại.
Khi đã chuyển xong 150 triệu đồng, ông V gọi điện thoại cho người con rể thì tá hoả khi người này không hề bị bắt. Cuộc điện thoại trên chỉ là giả mạo…
Theo cán bộ của phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) công an TP.HCM, các băng nhóm lừa đảo công nghệ cao thường dùng thiết bị để thay đổi số thuê bao, khi nạn nhân nhận được cuộc gọi trên màn hình hiển thị số lạ…gần giống với số của cơ quan công an, VKS.
Các băng nhóm lừa đảo này phần lớn do người nước ngoài cầm đầu, chúng thường thuê các đối tượng trong nước mở tài khoản thẻ ngân hàng có thanh toán quốc tế. Khi chiếm đoạt được tiền của nạn nhân, chúng lập tức rút tiền ở máy ATM trong nước hoặc ở nước ngoài…
Liên quan đến thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao, thiếu tá Nguyễn Quang Thắng – phó chánh văn phòng, công an TP.HCM chỉ rõ: “Cơ quan công an không bao giờ lấy lời khai của người có liên quan đến các vụ việc qua điện thoại. Khi cần công an sẽ mời lên làm việc bằng cách gửi giấy mời trực tiếp hoặc thông qua cảnh sát khu vực..
Do vậy người dân không tin vào những ai gọi điện gọi điện xưng là cán bộ công an, VKS làm việc qua điện thoại rồi yêu cầu chuyển tiền…Tất cả chỉ là chiêu trò lừa đảo”.
Đàm Đệ
Theo_VietNamNet
Cảnh báo chiêu lừa mới từ nhóm người Trung Quốc
Nhóm lừa đảo không dùng kịch bản cũ như giả danh công an, VKSND hay cơ quan công quyền để đe dọa, dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền.
Chiêu lừa mới từ nhóm người Trung Quốc
Ngày 23/7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA72) cho biết Công an TP.HCM đã ra quyết định xử phạt hành chính và trục xuất 26 người Trung Quốc, Đài Loan nhập cảnh vào Việt Nam để hoạt động lừa đảo.
Trước đó, sáng 14/7, phòng PA72 Công an TP.HCM phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra hành chính căn nhà số 158 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện 26 người Đài Loan, Trung Quốc (17 nam và chín nữ) đang sử dụng công nghệ cao để lừa đảo người nước ngoài. Tại đây, cơ quan chức năng thu giữ hai bộ máy tính, tám thiết bị VoiIP gateway, hai bộ phát sóng WiFi, hai bộ converter cáp quang, hai bộ Switch, 14 máy tính cầm tay... cùng 20 trang tài liệu chứa hơn 50 kịch bản lừa đảo.
Kết quả điều tra ban đầu xác định cầm đầu nhóm lừa đảo là một người Đài Loan. Người này nhập cảnh vào Việt Nam thuê nhà, chiêu mộ người và trả lương 5.000-7.000 đài tệ/tháng để huấn luyện, hướng dẫn kỹ nghệ lừa đảo nhắm đến "con mồi" là người Đài Loan, Trung Quốc.
Qua đó, nhóm này tiến hành thủ đoạn lừa đảo mới, không dùng kịch bản cũ như giả danh công an, VKSND hay cơ quan công quyền để đe dọa, dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền như báo chí phản ảnh và cơ quan công an đã khám phá.
Cụ thể nhóm này chia thành nhiều tổ như: Tổ tư vấn chăm sóc khách hàng; tổ giải đáp thắc mắc và tổ nhân viên ngân hàng. Ban đầu thành viên trong tổ "tư vấn chăm sóc khách hàng" điện gọi thoại cho nạn nhân là người Đài Loan, Trung Quốc thông báo nạn nhân vừa trở thành thành viên VIP của một tổ chức nào đó và sẽ bị trừ tiền hội phí hằng tháng. Khi nạn nhân yêu cầu hủyỷ tư cách thành viên VIP thì được hướng dẫn đến "tổ giải đáp thắc mắc". Cuối cùng nạn nhân được chuyển máy đến gặp "nhân viên ngân hàng". Chúng yêu cầu nạn nhân hủy tư cách thành viên VIP bằng cách thực hiện một số thao tác trên máy ATM đặt tại Trung Quốc. Vô tình, nạn nhân đã sập bẫy của nhóm lừa đảo giăng sẵn mà không hề hay biết. Kết cuộc, tiền trong tài khoản của các nạn nhân sẽ bị chuyển vào tài khoản của những kẻ lừa đảo.
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận đã hoạt động tại Việt Nam từ tháng 4-2014 đến khi bị phát hiện. Để tránh bị theo dõi, các đối tượng không khai báo tạm trú, thường xuyên chuyển chỗ ở.
Do các nạn nhân bị lừa đảo là người nước ngoài nên số tiền bị chiếm đoạt chưa thể xác định được.
Cơ quan công an đã xử phạt, đồng thời cung cấp hồ sơ, tài liệu, trục xuất nhóm trên về cho cảnh sát Đài Loan tiếp tục điều tra, xử lý.
Trước đó, cuối tháng 6/2014, Phòng PA72 cũng đã xử phạt và trục xuất 33 người Hàn Quốc ngụ quận 7 (TP.HCM) có hành vi sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức cá cược bóng đá cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Sáng 22/7, các thuê bao MobiFone nhận được tin nhắn khuyến cáo lừa đảo của Công an TP.HCM qua điện thoại.
Tin nhắn có nội dung: "Công an TP.HCM khuyến cáo người dân cảnh giác với tội phạm gọi điện thoại để lừa đảo, hăm dọa, chiếm đoạt tiền. Cơ quan công an, viện kiểm sát khi điều tra vụ án, không tùy tiện thu giữ tiền và làm việc với người dân qua điện thoại. Tuyệt đối không chuyển tiền vào tài khoản của người lạ. Đường dây nóng báo tin tội phạm 113".
Như Pv đã thông tin, thời gian qua nhiều người dân đã bị "dính bẫy" của tội phạm lừa đảo qua điện thoại.
Thiếu tá Nguyễn Quang Thắng - Phó Chánh Văn phòng Công an TP.HCM cho biết Ban Giám đốc Công an TP quyết định thông qua nhà mạng gửi tin nhắn đến các thuê bao để người dân nắm thông tin để cảnh giác.
Theo Xahoi
Bắt khẩn cấp 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo công nghệ cao Tối 9/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an TPHCM phối hợp cùng công an quận 3 thực hiện lệnh bắt khẩn cấp và khám xét khẩn cấp nơi ở đối với 3 người Đài Loan - Trung Quốc và 1 người Việt Nam về hành vi "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản". Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Chen Yen...