Bùng nổ tranh luận về bài học số 1 khi làm dâu: EQ quyết định tất cả hay không có khái niệm “con dâu như con đẻ”?
Dù thân thiết với bố mẹ chồng tới đâu thì cũng vẫn cần phải có EQ cao trong cách giao tiếp, tránh những trường hợp gây hiểu nhầm khó xử.
Mối quan hệ của con dâu với mẹ chồng nói riêng hay gia đình chồng nói chung vẫn luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Mới đây trên MXH Threads, một bài đăng chia sẻ lại quan điểm trong chuyện làm dâu của cô gái đã thu hút gần 100k lượt xem cùng rất nhiều ý kiến trái chiều.
Theo đó, cô gái này cho rằng bài học đầu tiên khi làm dâu cần nhớ chính là: Bố mẹ chồng không phải bố mẹ mình.
Sở dĩ, cô gái có quan điểm như này là bởi trong một lần trò chuyện với mẹ chồng, có nói một câu đùa mà khiến bà thay đổi thái độ, cho rằng con dâu đang “nói kháy” mình. Dù đã giải thích và xin lỗi vì không có ý xấu nhưng mối quan hệ giữa 2 mẹ con cũng phần nào bị ảnh hưởng khiến cô rút kinh nghiệm: “Đừng bao giờ ngừng khách sáo với nhà chồng”.
Tuy nhiên, câu chuyện này của cô gái cũng khiến mạng xã hội chia làm 2 phe, một bên đồng tình và một bên có ý kiến “ngược chiều”. Có người cho rằng nên giữ khoảng cách với gia đình chồng nhưng cũng có nhiều người quan niệm chỉ chân thành, thật lòng bày tỏ tình cảm là chắc chắn sẽ được cưng.
Bài đăng trên Threads thu hút sự chú ý của netizen
Gọi bố mẹ xưng con nhưng dẫu thế nào vẫn là người ngoài
Phần đông ý kiến đồng tình cho rằng, dù có thân thiết, hòa thuận đến đâu thì bố mẹ chồng vẫn không thể là bố mẹ đẻ. Cách ứng xử của con dâu trong gia đình chồng ít nhiều vẫn cần phải giữ ý tứ, phép tắc chứ không thể sỗ sàng đùa vui hay có những cử chỉ, hành động vô tư như khi ở với bố mẹ mình.
Với những ai đã đi làm dâu cũng bày tỏ, mặc dù được mẹ chồng cưng chiều nhưng bản thân vẫn không thể thoải mái thể hiện mọi thứ, vẫn có một chút gì đó gọi là khoảng cách tối thiểu cần giữ. Bởi lẽ, nhiều người quan niệm, chỉ có bố mẹ ruột mới thương và luôn bỏ qua cho những lần con cái làm sai. Nhưng với bố mẹ chồng lại khác, yêu thương và thân thiết nhưng nếu không may “đụng chuyện” thì vẫn là “con dâu”, là người ngoài.
Hơn nữa, đôi khi việc quá mức thân thiết với mẹ chồng cũng không phải là cách làm tốt để duy trì mối quan hệ. Các nàng dâu cho rằng nên có sự “khách sáo” để đối xử thật khéo léo, trước khi nói hay làm gì cũng nên suy xét cẩn thận để tránh hiểu nhầm. Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu chỉ nên dừng ở mức chừng mực, hòa thuận là đủ không cần phải thân thiết như bạn bè hay cần công nhận là “thương hơn con gái”.
- “Đúng vậy, nói gì thì nói đi lấy chồng, không thể nào thoải mái 100% như ở nhà với bố mẹ ruột. Không phân biệt nhà mình, nhà chồng nhưng vẫn cần có khoảng cách nhất định để ứng xử phù hợp”.
- “Mình cũng sợ thân quá lại thành nhiều khi bỗ bã, lỡ lời một cái lại không hay. Nhiều khi mình nói, bố mẹ ruột cũng còn trái quan điểm, hiểu sai ý huống chi bố mẹ chồng. Nghe có vẻ lạnh lùng nhưng vẫn là người ngoài, từ xa lạ rồi ở chung một nhà thôi nên không thể bắt họ đối xử như má.u mủ ruột già được đâu”.
- “Bản thân mình đi làm dâu cũng luôn giữ nguyên tắc này. Mối quan hệ dừng ở mức hòa thuận, vẫn rất yêu quý nhưng không quá thân thiết. Để chính mình cũng phải khéo léo hơn, cẩn trọng hơn trong từng lời ăn lời nói”.
Video đang HOT
- “Nếu không phải người khéo léo, EQ cao thì hòa thuận, không mâu thuẫn là đủ may mắn rồi. Bởi gọi bố mẹ, xưng con thật đấy nhưng có chuyện gì thì vẫn là người ngoài thôi. Đừng nghĩ họ thương mình như con gái làm gì cho vỡ mộng”.
Đừng phân biệt bố mẹ chồng hay bố mẹ ruột: Cứ sống thật, chân thành từ đầu là được!
Trái ngược với những quan điểm trên, nhiều người cho rằng cũng không thể cứ cứng nhắc, rập khuôn các quy tắc ứng xử như vậy. Bởi mỗi nhà sẽ có một nếp sinh hoạt riêng, mỗi người cũng có một tính cách riêng. Sẽ có những gia đình chồng “bằng mặt không bằng lòng” nhưng cũng không thiếu những bà mẹ thực sự thoải mái, cưng chiều con dâu như con ruột.
Hơn nữa, không ít người cho rằng bản thân các nàng dâu luôn mang tâm lý muốn bố mẹ chồng coi mình như con cái trong nhà thì trước tiên, cũng nên coi gia đình chồng như gia đình của mình. Tốt nhất không nên phân biệt, hay vạch ranh giới đây là bố mẹ chồng mà nên mở lòng, đối xử bằng tình cảm chân thành nhất. Chỉ cần thật lòng, thể hiện từ hành động, cử chỉ đến lời nói một cách không khiên cưỡng, thảo mai thì chắc chắn mẹ chồng nào cũng yêu quý.
Tuy nhiên, hội chị em cũng cho rằng tình cảm thì cứ cho đi nhưng ăn nói, cư xử vẫn cần phải thật khéo léo. Bởi điều này không phải chỉ dành riêng cho mối quan hệ với mẹ chồng, gia đình chồng mà bất cứ mối quan hệ nào cũng cần sự tinh tế.
- “Quan trọng là bạn đùa như thế nào? Nếu bỗ bã thì ngay cả bố mẹ ruột chắc cũng sẽ khó chịu, suy nghĩ. Nên đương nhiên bản thân vẫn cần phải biết cách ứng xử tinh tế, khéo léo theo từng tình huống”.
- “Mình nghĩ cứ thật lòng, cởi mở từ đầu, tính cách mình sao thể hiện như vậy rồi dần dần điều chỉnh trong quá trình sống chung. Chứ cũng không nhất thiết phải giữ ý quá đến mức thảo mai, như vậy thì tình cảm đối với nhau cũng không còn chân thật”.
- “Cái này tùy vào tính cách của mỗi người nữa nên rất khó để có một mẫu số chung. Nhưng bản thân mình đi làm dâu cũng 6 năm nay, mình đối xử với gia đình chồng bằng đúng cái tâm, tình cảm của mình. Thì mình cũng nhận lại được sự hỗ trợ, yêu thương của bố mẹ chồng”.
- “Trong mối quan hệ với mẹ chồng, tinh tế và khéo léo là chắc chắn cần. Nhưng không phải thảo mai mà cứ sống thật, bày tỏ thẳng thắn và luôn thể hiện tình cảm chân thành là được mà”.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện này?
Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu 'chặn' tài khoản mạng xã hội
Chưa về làm dâu, Hương đã dọn đến "sống thử" ở nhà bạn trai và nhận ra bố mẹ anh chính là gia đình chồng lý tưởng mình muốn có.
Gặp định mệnh cuộc đời qua mạng xã hội
Năm năm trước, Nguyễn Quỳnh Hương (hiện 23 tuổ.i, Cần Thơ) lên thành phố làm việc. Cuộc sống thuê trọ có nhiều khó khăn nên cô luôn cố gắng để kiếm thu nhập lo cho bản thân và gia đình.
Công việc khá bấp bênh khiến Hương nhiều lần phải nghỉ rồi tìm vị trí ở các công ty khác. Lần đó, vừa nghỉ việc nên buồn chán, Hương lên mạng xã hội tìm bạn bè nói chuyện cho vui.
"Tự nhiên thấy một người đàn ông lạ vào kết bạn và ngỏ ý muốn làm quen, mình cũng thử nói chuyện cho khuây khỏa. Sau vài lần trò chuyện, anh ấy nhắn tin rủ mình đi chơi và có ý 'gạ gẫm'.
Nhưng sau lần gặp trực tiếp, thấy mình khá xinh xắn và nghiêm túc nên anh có cái nhìn khác. Hai đứa chính thức trở thành bạn từ đó", Hương kể.
Hương và Linh quen nhau qua mạng rồi thành vợ chồng
Quen nhau một thời gian, Hương và bạn trai tên Trần Duy Linh (23 tuổ.i) nảy sinh tình cảm, chính thức yêu đương. Sau 3 tháng yêu, Linh ngỏ ý đưa Hương về Sóc Trăng quê mình để ra mắt bố mẹ.
Biết hoàn cảnh thuê trọ của Hương, bố mẹ Linh rất thoải mái, vui vẻ đón nhận nàng dâu tương lai và mời cô ở lại nhà chơi.
Tình cảm gắn bó hơn, Linh đề nghị Hương về nhà mình sinh sống trong thời gian chưa tìm được công việc để tiết kiệm chi phí thuê trọ. Hương đồng ý với lời đề nghị của Linh.
"Khi ở nhà bạn trai, mình thực sự bất ngờ, vì mẹ anh đối xử với mình rất tốt. Mẹ anh coi mình như con cái trong nhà nên mình cảm thấy muốn gắn bó với gia đình Linh nhiều hơn", Hương kể.
Sau 5 tháng ở nhà bạn trai, Hương và Linh đều kiếm được việc làm. Hai người lại lên thành phố Cần Thơ thuê trọ để làm việc.
Ba tháng sau, Hương có bầu. Dù quen và yêu nhau chưa lâu nhưng Hương tin tưởng Linh chính là lựa chọn tốt nhất với mình. Cô tin anh sẽ là người mang lại hạnh phúc cho hai mẹ con.
Thấy hai con tình cảm chín muồi, Hương lại đang mang bầu nên gia đình Linh quyết định làm đám cưới cho các con. Đám cưới của Linh và Hương diễn ra trước sự chúc phúc của gia đình.
Hương cho biết, bố đẻ cô khá khó tính nên không mấy hài lòng với chuyện con gái có bầu trước. Nhưng sau một thời gian được các con thuyết phục, ông cũng vui vẻ chấp nhận.
Ngày cưới, Hương nghẹn ngào vì được mẹ chồng quan tâm, lo lắng, cho cô cảm giác ấm áp như người thân ruột thịt.
Mẹ chồng khóc vì bị con dâu "chặn" tài khoản mạng xã hội
Bà Nguyễn Thị Nang, mẹ chồng của Hương, gần 60 tuổ.i, có phong cách ăn mặc trẻ trung, tính tình vô tư. Không có con gái nên bà Nang hết mực yêu thương và cũng coi con dâu như con gái ruột.
Mẹ chồng cưng con dâu như con gái, "đi đâu cũng có nhau"
"Tết 2021, mẹ chồng thấy mình khóc vì nhớ nhà liền động viên mình về thăm quê. Mình nghe lời mẹ nên bảo chồng đưa về.
Mẹ không bao giờ cấm cản mình chuyện về ngoại vì đối với bà, quê nào cũng là quê. Bà luôn dạy con cái phải đối nhân xử thế tốt, coi bố mẹ hai bên là người một nhà", Hương kể.
Ở chung với nhà chồng, Hương không có cảm giác lo sợ hay phải giữ ý tứ. Cô coi gia đình chồng như gia đình mẹ đẻ, làm mọi việc một cách tự nhiên nhất.
Sau này, Hương càng cảm kích tấm lòng của mẹ chồng nhiều hơn khi bà vì cô mà bị ngã gãy chân: "Lần đó mình mới có bầu được 3 tháng thì bị đau bụng. Mẹ biết tin liền đi xe đạp điện từ chỗ làm về nhà trông cháu để bố chở mình đi khám. Trên đường đi, bà không may bị ngã gãy chân".
Thế nên khi sinh bé thứ 2, Hương về nhà mẹ đẻ ở. Thời gian đó, mẹ chồng nhớ con dâu, nhớ cháu nội, liên tục gọi điện hỏi thăm.
Mẹ chồng được nàng dâu thay đổi phong cách trẻ trung
Khỏi chân, bà lại đón mẹ con Hương về. Mỗi ngày bà Nang đều nấu cơm, chuẩn bị mọi thứ cho cả nhà. Ngay cả khi cháu nội lớn, mẹ chồng cũng lo hết việc nấu nướng.
"Chỉ cần mình kêu đói hay thèm món gì là mẹ chồng sẽ nấu cho mình. Có lần cả nhà đã lên giường đi ngủ, mình kêu đói, mẹ lại dậy nấu mì cho mình ăn.
Mình chỉ cần kêu đau ở đâu là mẹ chồng lo lắng vô cùng, vội vàng sai con trai đi mua thuố.c. Tình cảm của mẹ khiến mình vô cùng xúc động", Hương nói.
Hiểu mẹ không có con gái nên thương con dâu rất nhiều nhưng có lúc Hương vẫn làm mẹ buồn.
"Có lần, vì giận nên mình 'chặn' mẹ trên TikTok. Mẹ ức rồi ôm mặt khóc", Hương kể. Thấy mẹ như thế, cô lại động viên, xin lỗi mẹ.
Hương cho biết, nhiều bộ quần áo cô mặc trên người là do chính tay mẹ may. Thi thoảng có đồ đẹp trên mạng, mẹ chồng lại đặt về tặng con dâu.
Hương luôn biết ơn vì số phận đã cho mình có được gia đình chồng tốt bụng, yêu thương cô vô điều kiện.
Lúc nào Hương cũng khắc ghi câu nói của mẹ chồng: "Vợ chồng 'chín bỏ làm mười', yêu thương quan tâm nhau để con cái có một gia đình hạnh phúc mới là điều quan trọng".
Bố chồng ở Hải Phòng nấu loạt mâm cơm, con dâu khoe khắp mạng xã hội Từ ngày về làm dâu, chị Phương không phải vào bếp. Người vào bếp cũng không phải là mẹ chồng chị, mà là cha chồng. Chị Phương quê ở Thanh Hóa, lấy chồng Hải Phòng đã được 5 năm Làm dâu đã 5 năm, chị Lê Thị Hà Phương (31 tuổ.i) cho biết chưa từng phải nấu nướng hay động tay vào việc...