Bùng nổ tranh cãi về chiến dịch “sưởi ấm giường” ở Trung Quốc
Nhiều phụ nữ tại Trung Quốc tỏ ra bất bình với chiến dịch khuyến khích phụ nữ ở lại quê nhà và kết hôn nhằm giải quyết tình trạng đàn ông ế vợ của chính quyền một huyện ở tỉnh Hà Nam.
Tỷ lệ kết hôn ở nông thôn Trung Quốc giảm mạnh trong những năm qua (Ảnh: CFP).
Theo SCMP , chính quyền huyện Tương Âm ở tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc đã đưa ra một đề xuất: có những chính sách khuyến khích phụ nữ địa phương ở lại quê nhà và kết hôn với đàn ông độc thân ở vùng nông thôn.
Đề xuất này ngay lập tức vấp phải nhiều chỉ trích và chế giễu sau khi thông tin chi tiết xuất hiện tràn lan trên mạng. Một tờ báo địa phương đã gọi đây là chiến dịch “sưởi ấm giường”.
Nhấn mạnh những thách thức mà đàn ông nông thôn đang tìm kiếm hôn nhân phải đối mặt là “vấn đề cá nhân đang chuyển thành vấn đề xã hội”, đề xuất đưa ra 4 điểm bao gồm: tăng cường tuyên truyền khuyến khích phụ nữ địa phương ở lại quê nhà, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ để người dân ở lại, tăng cường dịch vụ mai mối và cải thiện cơ hội việc làm, tăng thu nhập.
“Phụ nữ nông thôn cần được giáo dục yêu quê hương, xây dựng quê hương, khuyến khích ở lại và thay đổi quê hương, nhằm giảm tỷ lệ mất cân bằng giữa nam và nữ ở đây”, nội dung đề xuất nêu rõ.
Ngay lập tức, đề xuất này vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ. Một phụ nữ viết trên Weibo: “Chúng tôi không phải đi học xong lại về quê và phục vụ bố mẹ chồng”. Một người khác nói: “Tôi nghĩ là những phụ nữ nông thôn vẫn sống trong làng sẽ bỏ đi sau khi biết tin về đề xuất này”.
Một số người ủng hộ đề xuất này cũng nhận bị chỉ trích dữ dội trên mạng. Tuần trước, Red Net, một trang web do tỉnh ủy Hồ Nam điều hành, đã đăng một bài báo cho rằng đề xuất này là cần thiết.
Video đang HOT
“Ở các vùng nông thôn, việc đàn ông không lấy được vợ ngày càng nhiều và đáng lo… Điều đó đang khiến cho cha mẹ và chính họ trở nên khổ sở. Chiến dịch “sưởi ấm giường” là hoàn toàn cần thiết, giúp đàn ông nông thôn lớn tuổi cảm thấy hạnh phúc hơn”, bài viết có đoạn viết.
Đây không phải là lần đầu tiên đề xuất như vậy được đưa ra. Đầu năm nay, đề xuất của một quan chức cấp cao về việc phụ nữ ở các đô thị chưa lập gia đình nên chuyển đến các vùng nông thôn, nơi hàng triệu đàn ông chưa vợ đang bị ế, cũng khiến dư luận phẫn nộ.
Chính quyền huyện Tương Âm sau đó phải trấn an dư luận, nói rõ rằng đây chỉ là hình thức khuyến khích chứ không phải là ép buộc phụ nữ ở lại.
Đề xuất lạ kỳ này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đối mặt tình trạng “khủng hoảng hôn nhân” nghiêm trọng. Năm 2020, chỉ có 8,13 triệu cặp vợ chồng kết hôn ở Trung Quốc, giảm 12% so với năm trước và là năm thứ 7 liên tiếp tỷ lệ kết hôn giảm, dữ liệu từ Bộ Dân chính cho thấy.
Nguyên nhân là do mất cân bằng giới tính vì ảnh hưởng của chính sách một con ở Trung Quốc. Tỷ lệ giới tính khi sinh của Trung Quốc là mất cân bằng nhất trên thế giới, với 114 nam 100 nữ (so với con số 105 nam/100 nữ trung bình của thế giới). Nước này hiện dư hơn 30 triệu nam giới, dựa trên con số đưa ra của nhà cung cấp dữ liệu quốc tế Statista.
Trong đó, các khu vực nông thôn bị ảnh hưởng nặng nề hơn do phụ nữ chuyển đến thành phố sinh sống nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn.
Nhiều nhà máy, hộ gia đình ở Trung Quốc vật lộn vì thiếu điện
Việc cắt điện nhằm đáp ứng mục tiêu tiêu thụ năng lượng đã buộc các nhà máy Trung Quốc phải đóng cửa và khiến một số hộ gia đình phải chật vật sống trong bóng tối.
Khói bốc lên từ một nhà máy sản xuất than ở Hejin thuộc tỉnh Sơn Tây, miền trung Trung Quốc.. Ảnh: AP
Theo trang The Guardian (Anh), cư dân ở khu vực đông bắc Trung Quốc, nơi nhiệt độ đang giảm dần khi bước vào mùa thu, đã báo cáo tình trạng cắt điện bất thường trong thời gian qua. Nhiều người đã phải lên mạng xã hội kêu gọi giới chức khôi phục nguồn cung cấp điện.
Trung Quốc đã thực hiện chính sách cắt điện luân phiên vào giờ cao điểm từ tuần trước, nhưng cư dân của nhiều thành phố, trong đó có Trường Xuân, cho biết việc cắt điện xảy ra sớm và kéo dài lâu hơn.
Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc - do nguồn cung than bị thắt chặt và việc đặt ra tiêu chuẩn khí thải ngày càng khắt khe - đã làm tổn hại đến việc sản xuất trong các ngành công nghiệp ở một số khu vực, đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã căng thẳng.
Một số nhà sản xuất đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chip xử lý, sự gián đoạn trong vấn đề vận chuyển và các tác động kéo dài khác của việc ngừng hoạt động đi lại và thương mại trên toàn cầu để đối phó với đại dịch COVID-19.
Ở vùng đông bắc nước này, các nhà máy đã phải ngừng hoạt động để tránh vượt quá giới hạn tiêu thụ điện do Bắc Kinh áp đặt. Các chuyên gia kinh tế và nhóm môi trường cho biết các nhà sản xuất đã sử dụng hết hạn ngạch tiêu thụ điện của năm nay nhanh hơn kế hoạch, do nhu cầu xuất khẩu tăng trở lại vì đại dịch COVID-19.
Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), tại thành phố Liêu Dương, 23 người đã phải nhập viện vì ngộ độc khí khi hệ thống thông gió trong một nhà máy đúc kim loại ngừng hoạt động sau khi cúp điện. Việc tạm dừng sản xuất tại một số nhà máy cũng gây lo ngại về khả năng khan hiếm hàng hóa trước dịp Giáng sinh, bao gồm cả điện thoại thông minh và các linh kiện.
Nhà cung cấp linh kiện của Apple, Eson Precision Engineering, hôm 26/9 cho biết họ sẽ tạm dừng sản xuất tại nhà máy ở Côn Sơn, phía tây Thượng Hải, cho đến ngày 29/7 theo "chính sách hạn chế năng lượng của chính quyền địa phương".
Song Eson cho biết việc cắt điện sẽ không có "tác động đáng kể" đến hoạt động của họ. Trong khi đó, Apple chưa trả lời yêu cầu bình luận về tác động có thể xảy ra đối với nguồn cung iPhone.
Người dân xếp hàng tại Apple Store để mua Phone 13 ở Nam Ninh, thuộc Khu tự trị Choang Quảng Tây, phía nam Trung Quốc hôm 24/9. Ảnh: AP
Tình trạng thiếu điện cũng tác động lớn đến các hộ gia đình khi nhiệt độ vào ban đêm giảm xuống mức gần như đóng băng ở các thành phố cực bắc của Trung Quốc. Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia đã yêu cầu các công ty than và khí đốt tự nhiên đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để giữ ấm cho người dân trong mùa đông.
Tỉnh Liêu Ninh cho biết sản lượng điện đã giảm đáng kể từ tháng 7, trong khi khoảng cách nguồn cung đã gia tăng đến "mức nghiêm trọng". Điều này làm khiến các công ty công nghiệp và các khu dân cư phải đối mặt với tình trạng cắt điện gia tăng vào tuần trước.
Thành phố Hồ Lô Đảo đã yêu cầu người dân không sử dụng các thiết bị điện tử tiêu tốn nhiều năng lượng như bình nóng lạnh và lò vi sóng trong giờ cao điểm. Một người dân sống tại thành phố Cáp Nhĩ Tân ở tỉnh Hắc Long Giang cho biết nhiều trung tâm thương mại cũng đã đóng cửa sớm hơn bình thường. Một số cửa hàng buộc phải hoạt động dưới ánh nến vì lo sợ thiệt hại kinh tế sẽ gia tăng.
Việc siết chặt tiêu thụ điện cũng đang khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc suy yếu trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có dấu hiệu suy thoái. Nền kinh tế Trung Quốc đang vật lộn với những hạn chế trong lĩnh vực bất động sản và công nghệ cũng như những lo ngại xung quanh tương lai của gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc Evergrande.
Hơi nước bốc lên từ tháp làm mát tại một nhà máy nhiệt điện than ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Ảnh: AP
Các nhà phân tích nhận định các tiêu chuẩn khí thải khắt khe hơn đã phần nào dẫn đến tình trạng thiếu điện.
Trung Quốc đã tuyên bố sẽ cắt giảm cường độ năng lượng khoảng 3% vào năm 2021 để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. Chính quyền địa phương cũng đã tăng cường thực thi các biện pháp hạn chế khí thải trong những tháng gần đây, sau khi chỉ có 10 trong số 30 tỉnh thành ở Trung Quốc đại lục đạt được các mục tiêu năng lượng trong nửa đầu năm.
Việc siết chặt tiêu thụ điện cũng đã ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất tại các trung tâm công nghiệp trọng điểm ở bờ biển phía đông và phía nam trong nhiều tuần. Ít nhất 15 công ty Trung Quốc cho biết hoạt động sản xuất của họ đã bị gián đoạn do việc cắt điện, trong khi hơn 30 công ty niêm yết tại Đài Loan hoạt động tại Trung Quốc đã phải ngừng hoạt động để tuân thủ các giới hạn về điện năng.
Bên cạnh đó, hậu quả của tình trạng thiếu điện đã khiến một số nhà phân tích hạ cấp triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Trung Quốc, đồng thời cũng cảnh báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu đối với các mặt hàng dệt may, đồ chơi và linh kiện máy móc.
'Cô giáo thôn quê đẹp nhất' Trung Quốc bị tố làm từ thiện trái phép Cô giáo tốt nghiệp tại Mỹ và nổi tiếng về thúc đẩy giáo dục ở nông thôn Trung Quốc bừa bị cáo buộc làm từ thiện trái phép. Cô Gina nổi tiếng về hỗ trợ giáo dục tại vùng nông thôn Trung Quốc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP Tờ South China Morning Post ngày 28.9 đưa tin một cô giáo nông thôn nổi...