Bùng nổ phim Việt “vay mượn” nước ngoài
Sự nở rộ của những bộ phim được Việt hóa từ kịch bản của nước ngoài khiến dư luận không khỏi trăn trở.
Làm phim Việt hóa không phải là một lựa chọn tồi. Nhưng là tận dụng kịch bản ra sao? Bắt tay vào sản xuất phim như thế nào để đáp ứng được lòng mong mỏi của khán giả Việt Nam, đó mới là điều quan trọng…
Bùng nổ phim Việt hóa
Mấy năm gần đây, số lượng phim truyền hình Việt Nam được sản xuất ngày càng nhiều nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu của khán giả. Trong số đó, không thể không nhắc đến sự nở rộ của những bộ phim được Việt hóa từ kịch bản của nước ngoài như: Cô gái xấu xí, Cô nàng bất đắc dĩ, Những người độc thân vui vẻ…
Cảnh trong phim Cô gái xấu xí. (Nguồn ảnh: Internet)
Đa phần những bộ phim được Việt hóa là những phim đã thành công, nổi tiếng ngay trên chính đất nước “sản sinh” ra nó và khi trình chiếu tại Việt Nam cũng có sức hút mạnh. Chính vì thế, khi quyết định chọn Việt hóa những phim này, nhiều nhà sản xuất phim phải chịu áp lực không nhỏ.
Song với nỗ lực của các nhà làm phim, nhiều bộ phim cũng đã gây ấn tượng với khán giả nhưng cũng không ít phim đã phải dừng phát sóng bởi chưa đạt được yêu cầu, chưa làm thỏa “cơn khát” của khán giả.
Nhiều yếu tố chủ quan và khách quan đã vô tình đẩy các bộ phim Việt hóa xa rời khán giả. Tuy nhiên, những thất bại đó không khiến các nhà làm phim “quên” đi việc làm phim Việt hóa, thay vào đó, họ cho rằng, mỗi thất bại là một lần rút kinh nghiệm để tiếp tục có những sản ph ẩm thực sự chất lượng.
Làm phim Việt hóa: Nên hay không?
Hiện nay, việc chuyển thể kịch bản đã và đang diễn ra rất thoải mái. Tại một số hội chợ phim quốc tế, các hãng sản xuất phim vẫn thường xuyên mua bán, trao đổi bản quyền phim và các chương trình. Vì vậy xu hướng này sẽ còn tiếp tục và chúng ta phải chấp nhận, vấn đề là cách lựa chọn và cách chuyển thể, cách làm phim thế nào để có những bộ phim hay, được khán giả chấp nhận.
Video đang HOT
Một cảnh trong phim Cầu vồng tình yêu
Chia sẻ về vấn đề này, đạo diễn Đỗ Thanh Hải cho biết: đích cuối cùng là phải cho ra một bộ phim hấp dẫn, còn vấn đề kịch bản của phim đó được lấy từ nước nào thì không quan trọng.
“Quan trọng là chúng ta tạo ra được một bộ phim như thế nào, tôi không dám nói là cứ phải kịch bản hay mới có được bộ phim hay, không nên đánh giá rạch ròi. Quan điểm khi hội nhập với thế giới và sáng tạo một bộ phim, hãy coi cái đích tới là một bộ phim hay, tới công chúng ra sao, người xem chấp nhận không” – ông Hải nói.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì phim Việt hóa không phải là một lựa chọn tồi trong sản xuất phim truyền hình. Bởi ngoài việc học được cách thức sản xuất phim, cách viết kịch bản dài hơi của những nhà làm phim chuyên nghiệp ở nước ngoài, thì chúng ta còn tận dụng được nguồn nhân lực, tận dụng được những kịch bản nổi tiếng.
Điều quan trọng là tận dụng ra sao? chuyển hóa như thế nào để đáp ứng được lòng mong mỏi của khán giả Việt Nam…
Kỳ vọng mới cho phim Việt hóa
Gần đây, việc bộ phim Việt hóa “Cầu vồng tình yêu” được khán giả đón nhận và các nhà chuyên môn đánh giá cao cũng là một dấu hiệu tốt.
Tại Hàn Quốc, bộ phim “Vinh danh gia tộc” đã gây tiếng vang lớn, vì thế khi quyết định Việt hóa bộ phim này và đổi tên thành “Cầu vồng tình yêu”, các nhà làm phim cũng đã cân nhắc rất kỹ. Từ việc trau truốt kịch bản đến quá trình thực hiện bộ phim.
Nói đến “Cầu vồng tình yêu”, đạo diễn Đỗ Thanh Hải cũng cho biết thêm: “Với Cầu vồng tình yêu chúng tôi chấp nhận đây là kịch bản Việt hóa nhưng với công sức làm việc hết mình, trách nhiệm, để có thể biểu đạt hết những quan hệ mâu thuẫn, tâm tư tình cảm trong câu chuyện người việt Nam… Tôi tin Cầu vồng tình yêu sẽ thành công và thu hút khán giả”.
Một trong những yếu tố quan trọng để một bộ phim Việt hóa thành công cũng cần sự nỗ lực hết mình của dàn diễn viên. Ngoài việc mời những diễn viên gạo cội, thì sự xuất hiện của các diễn viên trẻ đẹp cũng là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công của bộ phim. Họ phải làm sao thể hiện được những điều mới mẻ trong phim, thể hiện rõ chất thuần Việt.
Liệu rằng, phim Việt hóa nói chung và “Cầu vồng tình yêu” có thành công, điều đó còn chờ ý kiến của khán giả. Tuy nhiên, với sự nỗ lực hết mình của các nhà làm phim, hy vọng rằng, trong thời gian tới, khán giả sẽ được đón nhận những bộ phim hay, thực sự có chất lượng, dù đó là phim Việt hóa hay phim thuần Việt.
Theo Hoàng Mai (VTV)
Phim dừng phát sóng - Ai sẽ xin lỗi khán giả?
Không phải đợi đến khi Anh chàng vượt thời gian bị dừng phát sóng, khán giả mới biết chất lượng phim truyền hình Việt yếu kém đến mức nào. Đã bàn cãi nhiều năm. Các nhà làm phim đã có trăm nghìn lý do để bào chữa. Và sẽ còn bào chữa đến bao giờ?
Đã có cả thập kỷ chúng ta bàn cãi về phim truyền hình và chất lượng phim truyền hình. Nhiều năm về trước, khi một bộ phim truyền hình Việt Nam bị khán giả chê dở, các nhà làm phim sẽ nghĩ ra "trăm mưu ngàn kể" để đỗ lỗi, ví như, tiền ít, kịch bản hay khan hiếm, cơ sở kỹ thuật yếu kém, làm sao so sánh được với Trung Quốc, Hàn Quốc, và họ khuyên khán giả "Đừng so sánh chúng ta với Hàn Quốc, Trung Quốc nữa. Người ta có trường quay hoành tráng, có tiền đầu tư kếch xù, chúng ta nghèo khổ như thế, phim hay làm sao được?". Có đạo diễn còn trả lời: "Khán giả nhà mình xem truyền hình miễn phí, thế là sướng rồi. Ở các nước phát triển, có ai xem truyền hình miễn phí nữa đâu? Họ phải trả tiền cho những chương trình phát sóng. Đợi đến khi khán giả Việt Nam trả tiền để xem truyền hình, mọi chuyện sẽ khác...".
Chất lượng phim truyền hình Việt Nam đã được bàn cãi cả thập kỷ nay.
Khi kinh tế khá giả hơn, phim truyền hình được đầu tư, nhiều hãng tư nhân tham gia quá trình xã hội hóa truyền hình chung tay làm phim. Nhiều hãng chịu chơi sẵn sàng bỏ tiền mua kịch bản nước ngoài về nước sản xuất. Khán giả khấp khởi mừng khi nghe tên những kịch bản nổi tiếng thế giới được bấm máy với phiên bản tiếng Việt. Tuy nhiên, chỉ có Cô gái xấu xí thành công hơn cả. Hàng loạt những kịch bản nổi tiếng khác khi về đến phim trường Việt Nam vẫn trở thành... "thảm họa"!
Cô nàng bất đắc dĩ, Những người độc thân vui vẻ, Có lẽ nào ta yêu nhau... đã có cả mấy tháng trời lên sóng để "tra tấn" khán giả. Giải thích cho những thất bại ấy, các nhà làm phim lại cho rằng "Vì văn hóa xem phim của khán giả Việt Nam khác với nước ngoài. Khán giả mình chưa quen với cách làm phim như thế nên không thích". Nhắc đến diễn xuất có phần tẻ nhạt của các diễn viên, đạo diễn sẵn sàng chia sẻ đầy trách nhiệm "Diễn viên bây giờ đâu còn tâm huyết như ngày xưa? Một ngày họ chạy đến mấy sô (show), thử hỏi, làm sao diễn cho chất lượng được?".
Dàn diễn viên đầu tiên của Anh chàng vượt thời gian.
Phim lên sóng với vô vàn rắc rối phía hậu trường. Phim sản xuất theo quy trình "cuốn chiếu", vừa quay, vừa phát sóng.
Khi truyền hình sinh ra "giờ vàng dành cho phim Việt", cũng có nghĩa, đã sinh ra "giờ vàng cho quảng cáo". Hơn lúc nào, quá trình xã hội hóa truyền hình được đẩy mạnh. Các hãng tư nhân đua nhau sản xuất phim hòng chiếm giờ vàng để chia tiền quảng cáo với nhà Đài. Chưa bao giờ như bây giờ, phim truyền hình được sản xuất ồ ạt. Bản thân các đài truyền hình (thuộc tỉnh) cũng đua nhau vào guồng sản xuất phim. Dự án phim nào cũng dài tập. Họp báo ra mắt, đoàn làm phim nào cũng hứa hẹn sự mới lạ, hấp dẫn. Lực lượng diễn viên đông đảo, ngày ngày lên báo chia sẻ đang đóng phim này, đang theo phim kia. Đến cả các hoa hậu, các siêu mẫu chân dài, các ca sỹ cũng đóng phim truyền hình mệt nghỉ!
Đã qua những tháng năm nghèo khó, thiếu thốn, phim truyền hình bước sang thời kỳ hưng thịnh. Cơ sở kỹ thuật được đầu tư đổi mới. Khi quay Những người độc thân vui vẻ, VFC (trung tâm sản xuất phim truyền hình) đã hào hứng khoe, họ không còn quay phim bằng một máy quay nữa, đã có nhiều máy quay đặt ở các góc khác nhau của bối cảnh để có được những góc máy hiệu quả nhất. Họ cũng đã có trường quay hiện đại ở Hưng Yên. Kết quả của những đổi mới, của những đầu tư hiện đại, là Những người độc thân vui vẻ đã khiến khán giả... phát khóc. Các nhà làm phim thì giải thích rằng, phim sitcom mới lạ lắm, khán giả Việt mình xem không quen.
Khi lý do của việc phim dở không còn nằm ở tiền, ở kịch bản khan hiếm (đã có tiền mua kịch bản nước ngoài), ở cơ sở kỹ thuật lạc hậu, lý do lại được chuyển sang... khán giả! Vì khán giả không thích. Vì khán giả không hiểu. Vì khán giả xem không quen.
Bộ phim Xin thề anh nói thật được bình chọn "Không thể nhảm nhí hơn".
Có thể nói bộ phim Xin thề anh nói thật là sản phẩm tệ nhất của đạo diễn Phi Tiến Sơn. Xem Xin thề anh nói thật, không ai dám tin, Phi Tiến Sơn đã từng làm những thước phim nhựa giá trị như Vào Nam ra Bắc, Lưới trời... Bộ phim tâm lý xâu chuỗi nhưng tình tiết gây cười ngớ ngẩn đã biến Xin thề anh nói thật thành một bộ phim không thể tẻ nhạt hơn. Đạo diễn Phi Tiến Sơn có nói: "Đây là cách làm phim mới, có lẽ khán giả đã không hiểu, không thích...".
Khi VTV quyết định dừng phát sóng Anh chàng vượt thời gian, dư luận thực sự thấy mừng. Theo VTV, họ đã cử một đoàn cán bộ đến đơn vị sản xuất phim Anh chàng vượt thời gian để làm việc sau khi nghe dư luận phản ánh quá nhiều về chất lượng bộ phim. Ít nhất, VTV đã tin khán giả!
Cuộc sống đổi thay chóng mặt, phim truyền hình bây giờ đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hãng sản xuất. Phần đông khán giả cũng đã trả tiền cho việc xem truyền hình. Nhưng, những bộ phim như Xin thề anh nói thật, Anh chàng vượt thời gian... vẫn nghiễm nhiên lên sóng. Để bị dừng phát sóng vào ngày 20/4, khán giả đã phải "chịu đựng" Anh chàng vượt thời gian cả thảy là 18 tập.
Không tôn trọng khán giả, chỉ cần dừng phát sóng là đủ?
Trả lời về việc dừng sóng đối với bộ phim Anh chàng vượt thời gian, đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc trung tâm sản xuất phim truyền hình có nói: "Tôi nghĩ quan trọng vẫn phải là trách nhiệm và cái tâm của người làm phim. Nếu bộ phim được làm với thái độ trách nhiệm, biết tôn trọng khán giả thì sẽ tạo ra sản phẩm tốt".
Vậy xin hỏi, khi có một bộ phim thiếu tôn trọng khán giả như Anh chàng vượt thời gian, ai sẽ là người xin lỗi?
Theo Dân Trí
Phim Việt hóa - Chỉ dở hơn mà thôi Trong viêc kinh doanh, sự mạo hiêm là môt yêu tô cân thiêt. Nhưng kinh doanh văn hóa, sự mạo hiêm cũng có thể là chị em song sinh với sự liêu lĩnh. Điêu này được thê hiên qua viêc môt sô hãng phim Nhà nước và tư nhân đã mua kịch bản phim truyên hình nước ngoài đê "Viêt hóa" thành phim...