Bùng nổ “niêm yết cửa sau” trên thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng không phải thương vụ nào cũng cho quả ngọt
Cổ phiếu của các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) trên phố Wall đã thu hút được sự quan tâm chưa từng có của nhà đầu tư, tuy nhiên một số cổ phiếu đã giảm trở lại khi nhà đầu tư nhận thấy nó được định giá quá cao.
SPAC là một công ty vỏ bọc với mục tiêu huy động tiền trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) để hợp nhất với một công ty tư nhân và sau đó trở thành giao dịch công khai. Niêm yết thông qua SPAC là một giải pháp thay thế cho việc tự mình thực hiện IPO. Được biết, SPAC là trường hợp trong niêm yết cửa sau (Back-door listing).
SPAC đã trở nên phổ biến vào năm 2020 với các nhà đầu tư cá nhân, cũng như các quỹ trên phố Wall đang hy vọng sẽ thu hút được sự hợp tác của các nhà đầu tư nổi tiếng đã huy động thông qua SPAC.
Quy trình thực hiện một thương vụ SPAC (Nguồn: Bloomberg)
SPAC là những “công ty mua lại có mục đích đặc biệt” với mục tiêu dự kiến hợp nhất với một công ty thực sự, thường là trong vòng hai năm.
Chiến lược gia Michael Carrie của Bank of America cho biết, những nhà tài trợ đưa SPAC ra công chúng sẽ thu một khoản phí có thể lên tới 25% giá trị thương vụ.
Ví dụ, nếu một SPAC huy động được 100 triệu USD, thì thỏa thuận ban đầu là 125 triệu USD và nhà tài trợ bỏ túi 25 triệu USD. Các ngân hàng phố Wall giúp thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của SPAC thường thu về 5,5%.
SPAC có 3 lợi ích. Thứ nhất, chúng có thể là một cách rẻ hơn để các công ty niêm yết theo trình tự truyền thống. Thứ hai, SPAC cung cấp quyền tiếp cận thị trường IPO cho các công ty không tiếp cận được. Thứ ba, các khoản đầu tư vốn tư nhân dành cho các nhà đầu tư nhỏ không có quyền tiếp cận với các công ty tư nhân ở giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu SPAC, họ sẽ không biết mình sẽ tham gia vào việc gì, vì nhà đầu tư không biết cuối cùng SPAC sẽ sáp nhập với công ty nào.
Video đang HOT
Các SPAC ngày càng tập trung vào các giao dịch trong các ngành công nghiệp của tương lai như xe điện, ô tô tự lái và khám phá không gian. SPAC được coi là có tiềm năng sinh lợi nhưng cũng đầy rẫy rủi ro.
Thống kê số thương vụ huy động vốn tại Mỹ giai đoạn đầu năm 2021 (Nguồn: Bloomberg)
Nhờ vào ưu việt khi huy động vốn và niêm yết bằng SPAC hơn IPO thông thường, kể từ đầu năm tơi nay, số thương vụ SPAC đã vượt trội so với thực hiện IPO thông thường. Cụ thể, đã có 298 thương vụ được thực hiện bằng hình thức SPAC, cao gấp 2,98 lần so với IPO thông thường.
Tốc độ tăng thương vụ SPAC từ 2013 tới nay (Nguồn: Bloomberg)
Cổ phiếu QuantumScape giảm mạnh hậu sáp nhập
Nhiều lo ngại về việc định giá quá cao với các công ty hực hiện niêm yết thông qua SPAC, điển hình như nhà sản xuất pin cho xe điện QuantumScape.
Diễn biến cổ phiếu QuantumScape (Nguồn: Yahoo Finance)
Vào ngày 3/9/2020, QuantumScape đã công bố sáp nhập với công ty mua lại mục đích đặc biệt Kensington Capital Acquisition. Sau đó QuantumScape niêm yết lên Nasdaq với mã QS vào ngày 27/11/2020.
QuantumScape cho biết, họ không kỳ vọng sẽ tạo ra lợi nhuận hoạt động cho đến năm 2027 đã chứng kiến mức vốn hóa thị trường của nó đạt mức cao gần 45 tỷ USD vào tháng 12/2020. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nó đã giảm tới 70%, hiện chỉ còn 15,29 tỷ USD.
Quantum đang phát triển pin lithium-ion thế hệ tiếp theo cho xe điện. Pin của công ty sử dụng cực dương kim loại lithium tinh khiết và không có chất điện phân lỏng phổ biến ở các loại pin khác, kể cả pin AAA thông thường, đây là một sự kết hợp hứa hẹn sạc nhanh hơn, phạm vi hoạt động cao hơn và an toàn hơn.
Nhưng thành công không được đảm bảo. QuantumScape đang trong giai đoạn tiền sản xuất và không hy vọng sẽ có doanh số bán hàng đáng kể trong vài năm nữa. Trong khi Tesla, GM và Magna đều tạo ra hàng chục tỷ USD doanh thu hàng năm.
Hiện cũng không có nguyên nhân rõ ràng đằng sau sự sụt giảm mạnh của của giá cổ phiếu QuantumScape. Các cổ phiếu có mức tăng lớn của năm trước đôi khi bị bán tháo vào đầu năm sau do các nhà đầu tư chốt lời để đầu tư vào các cổ phiếu khác, đồng thời tránh phải trả thuế thu nhập vốn trong nhiều tháng.
Tuần qua, các nhà đầu tư bơm tiền kỷ lục vào thị trường chứng khoán Mỹ
Theo một báo cáo gần đây từ Bank of America, các nhà đầu tư đã nộp ròng kỷ lục 56,76 tỷ USD vào chứng khoán Mỹ trong tuần từ ngày 11/3 tới ngày 17/3 trong bối cảnh biến động do lo ngại lạm phát gia tăng.
Dòng vốn vào chứng khoán của Mỹ đã tăng 237% trong tuần 11/3 tới 17/3 từ 16,83 tỷ USD của tuần trước.
Bên cạnh đó, dòng tiền vào các quỹ ETF cũng tăng vọt lên 2,91 tỷ USD sau tuần nộp ròng đạt 1,37 tỷ USD tuần trước.
Do đó, các nhà đầu tư có thể đang tìm cách tránh nắm giữ tiền mặt và điều này có thể làm tăng kỷ lục dòng tiền đổ vào chứng khoán Mỹ.
Ray Dalio, đồng Giám đốc đầu tư tại Bridgewater Associates cho biết, ông tin rằng "tiền mặt đang và sẽ tiếp tục bị mọi người xa lánh" trong một bài đăng trên blog gần đây.
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Tư (17/3) sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), ông Pơell, Chủ tịch Fed đã nâng mục tiêu lạm phát của lên 2,2% và cam kết duy trì lãi suất cực thấp và tiếp tục mua lại tài sản.
Trên hết, một số nhà đầu tư và nhà kinh tế cảm thấy mục tiêu lạm phát của Fed là "lạc quan."
Cựu cố vấn đặc biệt của Fed và giáo sư kinh tế hiện tại của Dartmouth, Andrew Levin gọi những bình luận hôm thứ Tư của ông Powell là "nhạt nhẽo" và cho rằng lạm phát đã dao động quanh mức 2%.
Giáo sư Andrew Levin cho biết, ông tin rằng lạm phát có thể đạt 2,75% vào cuối năm và Fed có thể cần phải hành động để kiểm soát lạm phát.
Các nhà đầu tư tên tuổi như người đồng sáng lập PIMCO, Bill Gross cũng làm tăng thêm lo ngại về lạm phát. Ông tin rằng, lạm phát có thể lên tới 4% trong những tháng tới.
Dòng vốn vào chứng khoán Mỹ đã tăng kỷ lục trong tuần này đến trong bối cảnh gói kích cầu mới được đưa ra.
Một cuộc khảo sát từ Mizuho cho thấy 40 tỷ USD từ gói kích cầu của Tổng thống Biden có thể được chuyển vào đầu tư cổ phiếu và bitcoin.
Bên cạnh đó, cuộc khảo sát từ Self Financial cũng cho thấy rằng "98 tỷ USD trong số 403,7 tỷ USD được gửi đến trong các gói kích thích có khả năng tìm đường vào thị trường tiền điện tử hoặc chứng khoán".
Trung Quốc xem xét thành lập sàn giao dịch chứng khoán mới Hãng tin Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Trung Quốc đang cân nhắc thành lập một sàn giao dịch chứng khoán mới để thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết ở thị trường nước ngoài quay trở lại. Quang cảnh lễ ra mắt sàn giao dịch Khoa học - Công nghệ đổi mới (STAR Market) tại Thượng Hải, Trung...