Bùng nổ lớp dạy chui ở Trung Quốc sau khi bị cấm học thêm
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết định cấm triệt để việc dạy thêm vì lợi nhuận, trong nỗ lực giải cứu các thế hệ học sinh nước này khỏi áp lực nặng nề trong việc học, nhưng thị trường “dạy chui” đang bùng nổ.
Học sinh xếp hàng chuẩn bị thi đại học ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hồi tháng 6. Ảnh AFP
Tháng 7.2021, chính phủ Trung Quốc triển khai chiến dịch mạnh mẽ nhằm ngăn chặn tình trạng dạy thêm, theo đó cấm giáo viên lẫn gia sư mở lớp dạy các môn theo chương trình giảng dạy ở trường vì lợi nhuận.
Chiến dịch trên nhằm vào hai mục đích: giảm gánh nặng cho các gia đình, từ các học sinh phải vắt kiệt sức để học tập và cha mẹ phải oằn mình trả tiền học thêm; đồng thời xóa sổ tình trạng trục lợi dẫn đến sự hình thành thị trường giáo dục trực tuyến trị giá khoảng 100 tỉ USD ở nước này.
Được biết đến với cái tên “Song giảm”, chiến dịch đã đẩy một số công ty cung cấp dịch vụ dạy thêm vào tình trạng phá sản.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với một vài phụ huynh ở những thành phố lớn như Thượng Hải và Thâm Quyến, Hãng tin Bloomberg phát hiện chi phí cho con học thêm vẫn tăng mạnh ở nhiều gia đình, đặc biệt vào những tháng nghỉ hè.
Để con điểm cao hơn bạn bè và có cơ hội thi đậu các trường đại học danh tiếng, nhiều phụ huynh Trung Quốc tích cực săn lùng các dịch vụ dạy thêm chui, hiện mọc lên như nấm trên toàn quốc.
“Gánh nặng mà chúng tôi phải chịu đựng vẫn còn đó”, Bloomberg hôm nay 21.7 dẫn lời bà Sarah Wang, một bà mẹ 40 tuổi làm việc cho một công ty thương mại điện tử ở Thượng Hải.
Số tiền bà Wang phải thuê gia sư cho con hiện tăng hơn 50% so với thời điểm chưa có chính sách “Song giảm”, trong khi đứa bé chỉ mới học lớp 5. Sau khi con chuyển cấp, bà tính toán số tiền học thêm phải tăng hơn mức 300-400 nhân dân tệ/buổi học (1 đến 1,3 triệu đồng) như hiện tại.
Bloomberg ước tính chi phí học thêm cho mỗi học sinh hiện có thể dễ dàng vượt ngưỡng 100.000 nhân dân tệ/năm (hơn 330 triệu đồng) ở những thành phố lớn như Thượng Hải.
Các bậc cha mẹ tầng lớp trung lưu ở những thành phố khác của Trung Quốc cũng chia sẻ kinh nghiệm tương tự. Nhiều gia sư trước đây dạy cho những trung tâm lớn hiện chuyển sang mở các nhóm nhỏ, hoặc một kèm một, để tránh bị giới hữu trách phát hiện.
Chi phí dạy kèm nhóm nhỏ hoặc một kèm một vì thế tăng cao hơn, nhưng các phụ huynh Trung Quốc vẫn cắn răng trả tiền để con được học thêm.
Giải mã việc Trung Quốc rao bán khu trục hạm tiên tiến Type 052D
Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang cố gắng xuất khẩu tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052D khi hải quân nước này chuyển sang đóng các tàu chiến tiên tiến hơn, theo tờ South China Morning Post hôm nay 12.2.
Phiên bản xuất khẩu của khu trục hạm Type 052D được gọi là Type 052DE và với lượng giãn nước 7.500 tấn cùng hệ thống chỉ huy, tên lửa và radar tích hợp tiên tiến, đây sẽ là tàu phòng không mạnh nhất hiện có trên thị trường toàn cầu, theo tờ South China Morning Post trích một bài báo trên tạp chí quân sự Trung Quốc Naval and Merchant.
Giống Type 052D mới nhất của hải quân Trung Quốc, Type 052DE dài 161 m và rộng 18 m, có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới hơn 59 km/giờ. Tàu này được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) có thể phóng nhiều loại tên lửa phòng không, tấn công mặt đất, chống hạm và chống tàu ngầm với sự hỗ trợ của radar tiên tiến AESA.
"Điều này có nghĩa là Type 052D không còn là sản phẩm sát thủ mới nhất, nếu không, loại tàu này đã không được rao bán. Các công nghệ mà loại tàu này sử dụng đã hoàn thiện và hải quân tự tin chia sẻ", chuyên gia hải quân Lý Kiệt ở Bắc Kinh nhận định, theo South China Morning Post.
Một tàu khu trục Type 052D của Trung Quốc . Chụp màn hình Business Insider
Được trang bị radar AESA, VLS và hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số, Type 052D là nỗ lực của Trung Quốc để cạnh tranh với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, có kích thước tương tự và được trang bị hệ thống tác chiến Aegis.
Với việc tăng cường đóng tàu trong thập niên qua, hải quân Trung Quốc đã trở thành lực lượng lớn nhất thế giới về số lượng tàu. Type 052D được cho là đóng vai trò quan trọng trong sự bùng nổ này và là loại tàu chiến chủ lực trong đội tàu khu trục của Trung Quốc.
Trung Quốc khoe các tàu ngầm hạt nhân hiện đại cùng đội tàu sân bay Liêu Ninh
Công trình đóng chiếc Type 052D đầu tiên bắt đầu vào năm 2012 và chiếc tàu này được đưa vào biên chế trong năm 2014. Đến cuối năm 2022, tổng cộng 25 chiếc Type 052D đã được đưa vào biên chế và có ít nhất 6 chiếc nữa được cho là đang được đóng.
Cũng trong khoảng thời gian trên, hải quân Trung Quốc đã bổ sung vào kho vũ khí của mình 2 tàu sân bay nội địa, 8 tàu khu trục Type 055 có lượng giãn nước 12.000 tấn và 3 tàu đổ bộ tấn công Type 075 có lượng giãn nước 40.000 tấn, theo South China Morning Post.
LHQ cảnh báo buôn bán chất cấm gia tăng toàn cầu Theo LHQ, cung và cầu đối với chất cấm đang gia tăng trên toàn cầu và dần vượt ra khỏi các thị trường truyền thống. Hãng Reuters hôm nay (26.6) dẫn một báo cáo của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết nguồn cung và nhu cầu đối với chất cấm cocaine đang bùng nổ trên toàn thế giới, và nạn buôn bán ma...