Bún xáo gân – món lạ ở Sài Gòn
Nhìn bề ngoài bún xáo gân rất giống bún bò Huế nhưng khi ăn bạn sẽ nhận ra mùi vị hoàn toàn khác. Đó là vị cay trộn lẫn một chút vị ngọt xương và mùi thơm của lớp da bê thui.
Bún xáo gân có xuất xứ từ vùng quê miền Trung (Quảng Nam hoặc Đà Nẵng). Cái từ xáo gân khiến cho đa số những tín đồ ẩm thực thắc mắc nghĩa là gì. Theo những người am hiểu, từ xáo ở đây hiểu nôm na là những thứ thịt vụn và gân trộn lẫn thập cẩm. Trong món bún xáo gân, thì những miếng thịt vụn này được lấy từ món bê thui.
Bún xáo gân thoạt nhìn giống bún bò Huế nhưng hương vị khác biệt.
Tại những tiệm bán bê thui, người ta cắt những phần thịt lớn và ngon nhất để phục vụ thực khách. Những mảnh thịt và gân vụn còn lại vẫn rất thơm ngon được dùng làm nguyên liệu để nấu món bún xáo gân. Điều này đồng nghĩa các quán bê thui là nơi cung cấp nguyên liệu cho món ăn lạ và độc đáo này.
Video đang HOT
Để chế biến món này, người đầu bếp phải đến quán bê thui mua lại thịt và gân lụn vụn. Sau đó nấu nước xúp gồm xương bò, sả, cà ri cay, thịt và gân của bê thui. Có nơi còn bỏ thêm cà rốt và củ cải trắng cho nồi nước xúp có vị ngọt thanh. Sau khi quá trình hầm hoàn thành sẽ cho ra vị tổng hợp cay cay trộn lẫn một chút vị ngọt xương và mùi thơm của lớp da bê đã được thui trước đó.
Loại bún mà đầu bếp sử dụng cho món này là bún trắng to của bún bò Huế. Trong tô bún xáo gân còn có thêm huyết heo để tạo sự phong phú. Thường thì thực khách sẽ ăn kèm với các loại rau xanh và một chén nước mắm ớt không pha chế. Nhìn bề ngoài bún xáo gân rất giống bún bò Huế nhưng khi ăn vào thực khách sẽ phát hiện ra mùi vị hoàn toàn khác hẳn.
Vị của món bún là vị tổng hợp cay cay trộn lẫn một chút vị ngọt xương và mùi thơm của da bê thui.
Có lẽ vì nguyên liệu khá phức tạp (phải liên hệ với quán bê thui), hình như ngoài khu vực Quảng Nam và Đà Nẵng, món này ít xuất hiện ở khu vực miền Bắc và miền Nam. Tuy nhiên, ở tại Sài Gòn vẫn có nơi bán bún xáo gân. Những ai muốn thử mùi vị món ăn độc đáo này có thể tìm đến quán bình dân gia đình ở đường Ca Văn Thỉnh, quận Tân Bình. Quán chỉ phục vụ vào hai buổi sáng thứ bảy và chủ nhật trong tuần.
Theo Huy Nguyên / Báo Phụ Nữ TP HCM
Mỗi năm một mùa rươi
Khi những cơn gió heo may ùa về, không ít người nôn nao chờ mùa rươi để thưởng thức những món ăn độc đáo và hấp dẫn...
Mùa rươi rất ngắn ngủi, mỗi năm xuất hiện một lần vào cuối tháng Chín đầu tháng Mười âm lịch. Rươi có nhiều ở các vùng nước lợ ven cửa sông các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Thái Bình và thành phố Hải Phòng. Cách rươi xuất hiện cũng rất lạ, thất thường, khi có khi không, kể cả những người dân địa phương đã từng vớt rươi hàng chục năm cũng không sao lý giải được. Có khi đến ngày rươi nổi mà chờ hoài vẫn không thấy, vậy mà khi rươi xuất hiện, nếu không nhanh tay vớt, chỉ vài giờ là chúng biến mất tăm, không để lại "dấu vết" gì. Rươi quý hiếm là vì vậy. Nhìn hình dáng rươi, không ít người cảm thấy sợ, thế nhưng khi đươc chế biến, lại trở thành mon đặc sản thơm ngậy, ăn rồi nhớ mãi.
Mua rươi phải đi chợ sớm để lựa được những con tươi ngon còn bơi ngoe nguẩy, thường nằm ở lớp trên. Theo kinh nghiệm, nên chọn những con rươi già, thân mập, màu hồng mới béo. Rươi mua về phải qua khâu sơ chế, quan trọng nhất là làm sạch lông, nếu không sạch, khi ăn sẽ bị ngứa cổ họng. Cho rươi vào nước nóng già, dùng đũa khuấy nhẹ để rác bẩn và lông rươi rụng hết, sau đó rửa nhiều lần bằng nước lạnh, để ráo. Chỉ dùng nước nóng già vì nước sôi sẽ làm vỡ bụng rươi, chất bổ béo trong rươi trôi hết theo nước.
Nhắc đến rươi là nghĩ đến chả rươi, món ngon nức tiếng. Rươi làm sạch xong cho vào bát, dùng đũa đánh, khi thịt rươi nhuyễn, đập trứng và cho thịt lợn xay vào đánh thật đều. Một nguyên liệu đặc biệt không thể thiếu là vỏ quýt. Mùi thơm của vỏ quýt át mùi tanh của rươi, làm món ăn thêm hâp dân; vỏ quýt còn giup tiêu trừ phần đạm khó tiêu của rươi. Quả là một sự kết duyên hoàn hảo. Có điều, không nên cho nhiều vỏ quýt, món ăn sẽ bị đắng, mất ngon. Người ta còn cho thêm hành hoa và thì là vào để tăng thêm hương vị. Miếng chả rươi ngon được rán chín vàng, giòn ở ngoài nhưng thịt bên trong vẫn mềm béo, ăn khi còn nóng, chấm với nước mắm chanh ớt, thêm vài cọng rau húng thơm mới đúng vị.
Cùng với chả, rươi còn làm được nhiều món hấp dẫn khác như rươi hấp, rươi xào, rươi nướng, rươi kho, rươi rang... Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà có nhiều kiểu chế biến khác nhau, nhưng nấu kiểu gì thì mỗi món đều thơm ngon và mang hương vị đặc trưng. Trong đó rươi nướng là món ăn ngon lại dễ làm. Rươi làm sạch xong, chắt hết nước, cho hành, ớt và vỏ quýt băm nhỏ vào khuấy nhuyễn, nêm vừa ăn, trải rươi lên lá chuối, úp vung lên rồi nướng bằng rơm rạ. Ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nem rươi cũng là món nên thưởng thức vào những ngày chuyển mùa, từng cuốn nem thơm phức, nóng hôi hổi, chẳng mấy chốc mà vơi đĩa.
Rươi có thể xào với nhiều nguyên liệu để thành những món ăn ngon bổ: rươi xào măng hoặc củ cải, rươi xào lá gấc hoặc lá gừng, rươi xào sả ớt... nhưng món ăn quý và lạ miệng nhất phải kể đến món rươi xào củ niễng. Củ niễng trông giống củ sả, nhưng to hơn, khi ăn thi bóc bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy lớp non bên trong. Củ non có màu trắng, ít chấm đen và ngọt hơn củ già. Dùng củ niễng thường xuyên có thể phòng bệnh tăng huyết áp và chữa bệnh tim. Để làm món này, ngoài rươi và củ niễng còn có vỏ quýt, hành tây, trứng gà, thịt ba chỉ, hành hoa, rau mùi, rau thì là, lá gấc non và tiêu. Rươi và củ niễng cứ như có "duyên phận", mùa niễng chín cũng là mùa rươi về, gặp nhau rất ngắn ngủi vì mùa niễng cũng chỉ vài tuần, để lại nỗi tiếc nhớ về một món ăn rất lạ...
Chỉ còn vài tuần nữa là hết mùa rươi, các bà nội trợ hãy nhanh chân kẻo lỡ dịp, phải chờ đến năm sau. Rươi có thể trữ trong tủ lạnh ăn dần, nhưng phải đúng mùa hương vị mới đậm đà, đặc sắc.
Theo PNO
Độc đáo món socola Lego Một nhà thiết kế - họa sĩ người Nhật Bản đã làm kết hợp hai "tình yêu" lớn của trẻ em trên toàn thế giới với nhau tạo thành một món ăn vô cùng thú vị: socola hình đồ chơi xếp hình Lego. Anh Akihiro Mizuuchi đã tự thiết kế ra những khuôn hình có kích cỡ như các miếng Lego thật. Sau...