Bùn than ‘đe dọa’ sông suối vùng lũ Quảng Ninh
Nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do lượng bùn và đất khổng lồ từ các khai trường than ồ ạt chảy xuống các khe suối, sông rồi trôi thẳng ra vịnh Hạ Long.
Dòng suối Xi măng tại P.Hà Tu, TP.Hạ Long bị bùn đất vùi lấp kín – Ảnh: P.H.S
P.Hà Khánh, TP.Hạ Long là nơi được xác định có nhiều khe, mương nước nối từ khai trường thuộc các mỏ than của Công ty than Thành Công, Hòn Gai… Sau trận mưa lụt, các dòng nước này vẫn ào ào chảy nhưng đục ngầu bởi than và bùn đất.
Tại kênh thoát nước qua cầu Hóa Chất 2, thuộc khai trường Công ty than Hòn Gai, PV ghi nhận dòng nước đang cuồn cuộn chảy đen ngòm, váng dầu nổi dày đặc trên mặt nước. Trên đoạn mương, ngay sát chân cầu, nhiều máy hút đang hút nước có lẫn than phun lên bờ, chờ khô để xúc lên sàng lấy than bán.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hà (ở khu 4, P.Hà Khánh) cho biết con kênh này chảy thẳng ra sông Cửa Lục. Người dân tổ chức vớt và hút than ngay từ hôm xảy ra trận mưa lụt bởi lượng than từ trên khai trường được nước mưa cuốn xuống kênh quá lớn.
Cùng chung tình trạng như trên, suối Xi măng nối từ Công ty than Hà Tu (P.Hà Tu, TP.Hạ Long) từ nhiều ngày nay trở thành bể chứa than cùng bùn đất. Có mặt tại con suối này chiều 5.8, PV ghi nhận toàn bộ khu vực giáp từ suối đổ ra vịnh Hạ Long đã bị bùn đất cùng than phủ dày lên cao tới vài mét biến nơi đây như một đại công trường. Người dân mặc kệ bùn đất dày đặc, rác thải ngập ngụa vẫn hút than từ lòng suối lên. Nhà có điều kiện thì dùng máy hút, nhà nghèo thì dùng xảo đãi lấy than đem bán.
Trong khi đó, mặc dù nước đã rút nhưng hậu quả do nhiều ngày ngập lụt nên người dân không chỉ đối mặt với việc mất mát, hỏng hóc tài sản mà còn đối phó với ô nhiễm, dịch bệnh. Tại khu vực tổ 7 và tổ 9, P.Cao Thắng, đi đâu cũng thấy hình ảnh hàng đống đồ đạc bị hỏng hóc vất chỏng chơ ven đường.
Chị Nguyễn Thị Oanh, giáo viên một lớp tư thục ở khu 9 vừa xúc bùn đất từ trong nhà đổ ra ngoài đường vừa nói: “Nước tràn hết vào lớp học; bàn ghế, dụng cụ… ngập trong nước hỏng hết. Với tình hình này phải cả tháng dọn dẹp, khắc phục mới hoạt động trở lại được”.
Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 5.8, ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết tình trạng than cùng bùn đất vùi lấp các dòng suối, sông và các cửa sông giáp vịnh Hạ Long đang diễn ra tại nhiều khu vực, gây ô nhiễm môi trường là có. Tỉnh cũng đã khảo sát và có hướng giải quyết, trước mắt sẽ nạo vét để khơi thông dòng chảy. Đồng thời xử lý ô nhiễm tại các dòng chảy này. Tuy nhiên, do hiện đang huy động toàn lực để khắc phục hậu quả liên quan đến người dân nên chưa thể xử lý ngay được.
Phạm Hải Sâm
Theo Thanhnien
9 người chết và bị thương, mưa lũ đang diễn biến phức tạp
Mưa lũ tại các tỉnh phía Bắc trong những ngày qua đã làm chết 3 người, 6 người bị thương và đang diễn biến phức tạp.
Khu vực phường Mông Dương, thành phố phố Cẩm Phả, Quảng Ninh vẫn có mưa lớn trong ngày 2.8 - Ảnh: Phan Hậu
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, mưa lũ các tỉnh Bắc bộ đã làm 3 người chết (Điện Biên 2 người, Sơn La 1 người) và 6 người bị thương (Điện Biên 4 người và Lào Cai 2 người). Mưa lớn cũng làm 2 nhà bị sập đổ, 150 nhà bị hư hỏng, tốc mái và có trên 2460 ha hoa màu bị ngập úng, lũ cuốn trôi.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong sáng và trưa nay 2.8, ở Bắc bộ tiếp tục có mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được trong 12 giờ qua, tính đến 13 giờ ngày 2.8 tại Điện Biên là 140 mm, tại Mẫu Sơn là 110 mm, Phủ Liễn (Hải Phòng) là 160 mm, Chí Linh (Hải Dương) là 100 mm. Quảng Ninh vẫn là địa phương có mưa nhiều nhất ở Tiên Yên là 210 mm, Uông Bí mưa lên tới 250 mm.
Cũng theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, thời tiết mưa lũ vẫn còn diễn biến phức tạp đến ngày 4.8 với mưa to trên diện rộng. Sau đó, mưa sẽ giảm dần. Trong những ngày tới, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định vẫn có mưa tư 100 - 150 mm, còn các tỉnh tây bắc mưa từ 100 - 200 mm, nhiều nơi mưa trên 200 mm. Trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ vẫn có gió mạnh cấp 5 - 6, giật cấp 7 - 8, sóng biển cao từ 1,5 - 2 m, biển động mạnh.
Các tỉnh vùng núi phía Bắc đặc biệt là Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình vẫn nằm trong khu vực có nguy cơ cao ngập úng ở đồng bằng, sạt lở đất và lũ quét vùng núi.
Cũng theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong tháng 8 các tình Bắc Bộ vẫn còn có khả năng xảy ra 3 - 4 đợt mưa vừa mưa to. Còn tại khu vực các tỉnh Trung bộ vẫn còn từ 1- 2 đợt nắng nóng nhưng thời gian không kéo dài về thời gian và cường độ ít gay gắt hơn nếu so với các đợt nắng nóng trong tháng 7. Cũng theo dự báo, trong tháng 8, thời tiết bên Biển Đông sẽ có thể xuất hiện 1 - 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Phan Hậu
Theo Thanhnien
Nhiều vựa than tan hoang sau mưa lũ ở Quảng Ninh Moong than, hầm lò bị ngập sâu trong nước, khai trường tan hoang khi hệ thống đường bị mưa lũ làm xói lở là khung cảnh thương tâm ở vựa than Quảng Ninh. Hành lang nhà điều hành sản xuất Công ty cổ phần than Mông Dương vẫn ngập sâu hàng mét bùn đất - Ảnh: Phan Hậu Gần một tuần sau trận...