Bún suông Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh có nền ẩm thực giao thoa của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Ngoài bún nước lèo, bánh canh Bến Có hay mắm bò hóc, du khách ghé qua vùng đất này còn dễ bị say lòng bởi món bún suông, môt trong 10 mon ăn đăc san cua Viêt Nam đat gia tri âm thưc châu A.
Ai chưa từng thưởng thức món bún suông thường chỉ hình dung đó là một loại bún ăn suông đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là không rau, không thịt, không gia vị. Vì thế khi tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm, hầu hết thực khách đều ngạc nhiên.
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa. Vì là sâu ăn đọt dừa non nên đuông là loại sâu sạch và là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhờ vị thơm, ngọt và vị béo hiếm có.
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt phần hồn cốt của món ăn nằm trong những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 – 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt.
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ… làm say lòng khách thập phương (Ảnh: TL)
Món chả muốn dai nhuyễn đòi hỏi người nấu phải kỳ công quết lại nhiều lần, cuối cùng cho tất cả vào túi nilon sạch, cắt đầu bao.
Sự hấp dẫn của món này chính là nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lơn trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, bột nêm…. thì cứ thế mà nắn từ từ hỗn hợp tôm vào. Nước lèo không trong mà có màu nâu đậm, bởi được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm của tương rất hấp dẫn. Bún suông nhìn vừa đẹp mắt, ăn lại ngon chẳng kém bất cứ loại bún ở địa phương nào. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Vi hăng cua he trong đia rau, mêm min cua cha tôm, vi dai cua cha ca, gion cua đâu phung, dai mêm cua bun, vi chua thanh cua nươc dung. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì món ăn ngon khiến khách không muốn dừng đũa.
Video đang HOT
Bún trong món ăn này thoạt nhìn tưởng là bún tươi, song là bún khô, được luộc đến mềm, khi múc ra tô cho khách, thường trụng thêm một ít giá để tăng độ nóng, độ ngọt. Tao hinh cua con suông giông như môt con đuông dưa, cung co thê lam sơi suông hơi dai va trông như sơi banh canh, co mau đo gach cua tôm. Để có được tạo hình con đuông trong món bún, sau khi quyết nhuyễn, định lượng gia vị vừa miệng, người nấu cho chả tôm sống vào một chiếc túi nilon, cắt bỏ một góc rồi nặn vào nồi nước lèo đang sôi.
Khi đến Trà Vinh bạn có thể tìm gặp quán bún suông chỉ chuyên bán vào các buổi chiều tối trên đường Điện Biên Phủ hoặc quán trên đường Hùng Vương. (ảnh: TL)
Ngoài bat nước chấm đi kèm, các gia vị khác của bún suông cũng gây nhiều tò mò đối với thực khách. Đầu tiên là lọ ớt tươi bằm nhuyễn, thơm nồng, tươi nguyên do được chế biến và sử dụng trong ngày. Đậu phụng rang chín, giã hơi dập, giòn tan. Nhưng ấn tượng nhất là lọ mắm ruốc xào với tỏi và nếp dẻo. Món mắm ruốc đó chỉ nếm thử đã ghiền vì không những vừa miệng, mà độ mịn, độ dẻo cùng hương thơm khó cưỡng, khi thêm vào nước dùng, càng đậm đà.
Để tô bún thêm hài hòa, người dân Trà Vinh còn có thể cho thêm vài lát thịt ba chỉ luộc, giá trụng, rau xà lách và ăn kèm bắp cải trắng bào sợi.
Khi đến Trà Vinh bạn có thể tìm gặp quán bún suông chỉ chuyên bán vào các buổi chiều tối trên đường Điện Biên Phủ hoặc quán trên đường Hùng Vương.
Minh Ngọc
Ruốc cá lóc
Ruốc cá lóc là món khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là người già và trẻ em. Món ăn có vị thơm ngọt và để được lâu.
Nguyên liệu:
- Cá lóc nguyên con (khoảng 500 gr)
- Muối tiêu
- Nước mắm
- Đường
- Tỏi phi giòn (nếu thích)
Cách làm:
Bước 1: Để thịt cá chắc và ngon, bạn chọn những con cá lóc đen, tầm 500- 600 gr. Cá lóc đánh vảy, làm sạch cá bằng chanh và muối để sạch nhớt. Cắt bỏ da rồi cắt miếng nhỏ tầm 2 cm.
Bước 2: Ướp cá với 1 muỗng cà phê muối, 1/3 muỗng cà phê tiêu trong vòng 20 phút. Khi cá ngấm gia vị rồi thì cho cá vào hấp. Để đảm bảo cá chín, bạn nên hấp cá trong vòng 10 phút sau khi nước sôi.
Bước 3: Sau khi cá chín, gắp cá ra đĩa cho nguội, để ráo nước rồi gỡ bỏ xương. Cho cá vào cối và giã nhẹ tay cho cá thật mềm. Cho từng phần cá đã giã vào rây, lấy muỗng chà mạnh để cá tơi đều hết.
Bước 4: Cho cá đã rây vào chảo nóng, lửa riu riu và đảo đều tay. Nêm nếm thêm gia vị sao cho vừa ăn. Đảo cá cho đến khi cá khô và thịt cá săn lại là được. Lúc này có thể cho thêm tỏi phi nếu thích. Chờ cá nguội hẳn rồi cho vào lọ thủy tinh, hũ nhựa hoặc bao nilon đậy kín. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Thành phẩm:
Cá tơi khô, đậm đà có hương vị đặc trưng. Chà bông cá được ăn cùng cháo trắng hoặc xôi.
Theo Ngôi sao
Cách làm món bánh tổ Quảng Nam thơm ngon Món bánh tổ được gói trong lá chuối, mang hương vị cực kì dân dã, giữ được độ dẻo, thơm ngọt và cay cay của gừng. Nếu đã từng thử món bánh này rồi bạn sẽ rất khó có thể quên được hương vị của nó. Hãy cùng vào bếp với góc ẩm thực nhà hàng tiệc cưới Hương Sen ngay bây giờ...