Bủn rủn chân tay về “hậu trường” bếp quán nhậu
Trong vai một đầu bếp học việc, PV Nguoiduatin.vn đã mục sở thị hậu trường nhà bếp của một khách sạn có tiếng ở Hà Nội và một quán nhậu bình dân (đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội).
Hiểm họa “chết người” từ món ăn bình dân
Theo một đầu bếp tên T., dầu điều khi được chế biến, lọc cẩn thận thì không gây hại. Tuy nhiên, các quán ăn thường dùng hạt điều nguyên chất. Loại hạt điều này có chứa urushiol, là hóa chất gây độc. Ăn quá nhiều chất này có thể gây chết người. Theo tìm hiểu được biết, 1 kg hạt điều màu giá 25.000 đồng thì có thể dùng cho khoảng 100 suất cơm rang.
Theo một đầu bếp T. cũng tiết lộ cách chế biến dầu điều như sau: Cho dầu lên bếp đun sôi, sau đó thả hạt điều màu vào hòa tan. Mỗi một suất cơm chỉ cần cho 1 thìa cà phê hạt điều màu là vô cùng bắt mắt. Hạt điều màu thông thường có mùi hắc nhưng khi tan trong dầu ăn thì bay mùi.
Một hộp chất tạo màu cực độc hàng Trung Quốc đội mác Thái Lan mà bà P. quảng cáo
Đối với không ít người tiêu dùng, các loại thịt xông khói có trong danh mục các món khoái khẩu. Tuy nhiên, đối với những loại thịt không có nguồn gốc xuất xứ đang bán nhan nhản trên thị trường đánh lừa người tiêu dùng bằng các tên nhái thương hiệu nổi tiếng: Đức Việt, IKA…, màu sắc bao giờ cũng đỏ au, bắt mắt hơn hẳn những loại “chính thống”. Tìm hiểu cơ sở sản xuất loại thịt này nằm sâu trong ngõ 172, Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tôi được biết, cơ sở này dùng loại hóa chất B6, B9 để tiêm vào thịt nhằm giữ màu và tạo mùi.
Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, chất nitrite và nitrate có thể kết hợp với axít amin của thịt để tạo thành các hợp chất như nitrosamine và nitrosamide là các chất có nguy cơ gây ung thư.
Video đang HOT
Soda dùng làm mềm thịt bò do PV mua
Nước tẩy bồn cầu làm mềm thịt bò
Một tiết lộ kinh hoàng của các đầu bếp gạo cội thì việc sử dụng soda lại theo nguyên tắc làm mềm thịt bằng cách phá hủy, phân hủy các tế bào thịt. Sức công phá của loại bột này khủng khiếp đến mức có người còn dùng để tẩy rửa bồn vệ sinh.
Anh Cao Đức ( bếp trưởng bếp Âu, khách sạn Sofitel, đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội) bật mí: “Những người đầu bếp không có kinh nghiệm hoặc vì lợi nhuận kinh doanh coi việc dùng các chất phụ gia làm từ hóa học để ướp thịt bò là một biện pháp vừa nhanh, gọn mà hiệu quả tức thì. Gọi là màu thực phẩm cho yên tâm, chứ thực ra là hóa chất ko có lợi cho sức khỏe, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Điển hình là soda, một loại hóa chất có sức công phá cực mạnh dùng để tẩy bồn cầu”.
Anh Đức cho biết: “Đối với các đầu bếp chuyên nghiệp, việc tẩm ướp làm mềm thịt bằng bí quyết tự nhiên là tạo men bằng trứng và bột năng. Để thực hiện quy trình này, họ sẽ ngâm thịt bò vào nước khoảng 15 phút cho các thớ thịt nở hết ra. Sau đó, trứng và bột năng đánh đều tạo thành lớp men và củng cố thêm một lớp bên ngoài để đảm bảo gia vị không bị trôi. Công đoạn cuối cùng là dùng lửa to một cách “bất ngờ” để làm chín thịt bò giúp cho miếng thịt bên ngoài thì khô, nhưng bên trong vẫn mềm và thơm ngọt”. Anh Đức gọi vui đây là phương pháp “làm chín một cách đột xuất tạo hiệu quả cao”, tuy nhiên, không phải ai cũng đủ độ “tinh” để pha trộn định mức loại men tự nhiên này một cách hiệu quả.
Những đầu bếp trẻ, thiếu kinh nghiệm sẵn sàng dùng các loại soda ướp bò để tạo hiệu quả tức thì. Soda ướp bò phổ biến trên thị trường có 2 loại: Bicarbonate of soda và baking soda. Trong đó, baking soda là loại phụ gia có chất xúc tác cực mạnh nên nhiều nhà hàng vì không có kinh nghiệm tẩm ướp hoặc muốn đơn giản hóa quy trình sẵn sàng sử dụng loại hóa chất độc hại này. Giá một hộp baking soda khá bèo, chỉ khoảng từ 10.000 – 12.000 đồng nhưng có thể dùng để ướp cả trăm kg thịt. “Người nào tinh ý sẽ phát hiện ra vì nếu được tẩm ướp bằng chất hóa học, miếng thịt sẽ bị nhão bởi các thớ thịt đã bị giãn trong quá trình ngâm tẩm chứ không có độ dẻo như thịt được nấu thông thường” – anh Đức nói.
Theo chân một đầu bếp tên V. xâm nhập vào thị trường “đen” bán các loại hóa chất độc hại, PV Người đưa tin đã mua một hộp nhựa màu trắng, nhãn xanh, 100gam với tên gọi “bicarbonate of soda” giá 25.000 đồng. Bên trong là bột mịn màu trắng đã vón cục.
Tại sạp hàng bán đồ khô kiốt 510 (Trung tâm thương mại chợ Hàng Da, Hà Nội), bà P., chủ sạp hàng vừa thấy đầu bếp V. đến đã mời chào vô số những loại phụ gia mới nhập số lượng lớn như baking soda, thuốc B9, hóa chất Rhodamine B, các loại phẩm tạo màu của Trung Quốc. Thậm chí, bà P. còn vào kho hàng lấy ra một hộp tạo màu của Thái Lan có tên gọi “orange red NS5 colour” để quảng cáo đã cháy hàng vì công dụng tuyệt hảo. Đầu bếp V. tiết lộ, loại phẩm màu mà chủ sạp hàng nói sản xuất từ Thái Lan chính là hàng Trung Quốc, dùng tạo màu cho tất cả các món ăn cần màu.
“Phù phép” lợn sề thành thịt bò
Để phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò thì phẩm màu hoa hiên được coi là “bảo bối”. Đây là một loại màu hóa học, một phụ gia không thể thiếu để cải thiện màu sắc của loại thịt giả bò. Chỉ cần 1 thìa cà phê bột hoa hiên hòa vào nước để ngâm thịt bò thì chỉ trong vòng nửa ngày thịt lợn sẽ có màu sắc giống như thịt bò tươi, không khác nhau là mấy.
Nguy hiểm hơn nữa, thịt lợn chết đã bị ôi thiu vẫn có thể đánh lừa người tiêu dùng bằng loại phẩm màu này. Thịt lợn sề nuôi nhiều năm, không sinh sản nữa sẽ được bán lại với giá rẻ chỉ bằng 1/2 so với thịt lợn thường. Thịt lợn sề có đặc trưng là miếng thăn lợn to, thớ thịt dày, không có mùi hôi. Các công đoạn phù phép biến thịt lợn sề thành thịt bò cũng cần đến “bảo bối” là chất phụ gia có tên gọi maltol. Chỉ cần 0.05% – 0.1% so với lượng sản phẩm, hóa chất này đã có thể triệt tiêu được những mùi khó chịu đặc trưng của thịt lợn. Nếu kết hợp với chất tạo mùi như bột hương vị bò, nước tinh chất bò thì sẽ giúp duy trì hương lâu dài của sản phẩm.
Theo các chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng thực phẩm chứa phẩm màu tổng hợp lâu dài có những nguy hại cho sức khỏe, như gây mầm bệnh u não, ung thư bàng quang, dị ứng, hen suyễn… Người tiêu dùng nên sử dụng màu tự nhiên hoặc chỉ chọn những thực phẩm có nguồn gốc, thực phẩm nhuộm màu phải có địa chỉ và đăng ký chất lượng với cơ quan y tế.
Trao đổi với PV, các đầu bếp đều cho rằng, dù biết các hóa chất, phụ gia, phẩm màu là độc hại và nằm trong danh mục cấm nhưng vì lợi nhuận kinh tế nên phải dùng. Khách hàng ăn xong, khen ngon là cánh đầu bếp hoàn thành nhiệm vụ chứ chẳng ai còn quan tâm tới hậu quả về sau.
Các thử nghiệm của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ và Anh đã chứng minh một số phẩm màu tổng hợp là chất gây ung thư và đột biến gen, ảnh hưởng hệ thần kinh. Không chỉ thế, phẩm màu tổng hợp còn bị cấm sử dụng ở nhiều nước như allura red (đỏ), brilliant blue (xanh), sunset yellow (vàng cam), tartazine (vàng chanh)… thường có độ bền màu cao nhưng có thể gây ngộ độc nếu dùng loại không nguyên chất, không được phép dùng trong thực phẩm.
Theo NDT
"Chơi bù"- hiểm họa chết người đang len lỏi vào giới trẻ
Một nhóm học sinh tay còn ôm sách vở bước vào quán cà phê, chúng chọn một bàn trong góc khuất của quán, sau khi gọi phục vụ đem ra vài chai coca, một tên trong nhóm đảo mắt nhìn quanh, móc trong ví ra một bịch ni lông trông giống như thuốc lá được xén nhỏ và xé tờ giấy mỏng ngoài bìa vở quấn lại thành điếu. Chúng châm lửa và chuyền tay nhau mỗi đứa rít một hơi thật dài, sau đó ngả ngửa ra sau ghế, hai mắt bắt đầu lim dim trong trạng thái phê thuốc. Thứ chúng vừa hút chính là bồ đà, loại thuốc được làm từ lá, thân và búp của cây cần sa phơi khô - chất gây nghiện bị cấm ở Việt Nam.
Chơi bù (tiếng lóng chỉ việc hút bồ đà - pv) trở thành một thú chơi phổ biến trong giới trẻ của TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Mỗi gói bồ đà này được bán với giá 100 nghìn đồng tại TP.Tam Kỳ.
Lập hội chơi bù
Cách đây khoảng 5 - 6 năm, Tam Kỳ còn là một thị xã, tôi cũng có một nhóm bạn là những người chơi bù nhưng thời đó, bồ đà là chất gây nghiện rẻ tiền và rất ít người sử dụng, thuốc hầu hết được những người làm vàng mang từ trên bãi về và không được bán nhiều như bây giờ.
Từ khi Tam Kỳ lên thành phố, các trường Trung cấp, Cao đẳng mọc lên ngày càng nhiều đã thu hút số lượng lớn học sinh, sinh viên từ khắp các tỉnh về đây học tập, các tụ điểm ăn chơi mọc lên ngày càng đông đúc và thú chơi bồ đà cũng phát triển từ đó.
Bồ đà được giới trẻ sử dụng gần như là công khai trong các quán cà phê, quán nhậu mà phần lớn là học sinh, sinh viên.
Chúng tập trung lại thành nhóm từ 7 đến 10 người để cùng chơi chung.
Tôi quen H. trong quán cà phê của một người bạn. Thấy tôi là "người nhà" nên H. mạnh dạn cho biết: "Tụi em làm vậy để giảm chi phí, khi hết thuốc lại góp tiền vào mua!".
H. hiện đang học lớp 12 nhưng đã có thâm niên hơn 3 năm hút bồ đà, mắt cậu ta đã bắt đầu sụp mí, thâm đỏ, một dấu hiệu dễ nhận thấy ở những người chơi bù lâu năm.
Một bịch nhỏ bồ đà mua ở Tam Kỳ với giá khoảng 100 nghìn đồng và có thể quấn được 3 điếu nhỏ đủ cho một nhóm 3 đến 4 người hút trong một lần.
Nếu mua trong TP.HCM hoặc ở Buôn Mê Thuột, mỗi bịch chỉ có giá từ 20 đến 30 nghìn tùy loại ngon, dỡ và có thể quấn đến 6 điếu.
Vì vậy, những đối tượng buôn bồ đà thường mua theo ký và chia nhỏ lại để bán kiếm lời.
H. cho biết: "Mỗi khi hết hàng tụi em thường góp tiền và đưa cho một người trong nhóm vô trong đó mua, một phần để dành chơi một phần chẻ lại bán cho nhóm khác lấy lại vốn".
Rồi H. ngập ngừng: "Nhưng trước đây thôi, giờ tụi em ít chơi nhóm nữa vì lấy hàng số lượng lớn sợ bị bắt lắm!".
Phần sợ bị bắt, phần thuốc mua về ai cũng tranh để dành làm của riêng nên trong nhóm thường xảy ra xung đột dẫn đến tan rã.
H. lấy trong ví ra một cây bù (điếu - pv) đã quắn (quấn - pv) sẵn và châm lửa mời tôi, một làn khói nâu bốc lên mang theo cái mùi khăng khét đặt trưng của bồ đà.
"Em thường quắn sẵn lúc nào thấy nhớ (thèm - pv) thì đem ra hút" vừa nói, H. vừa đưa điếu thuốc lên miệng và kéo một hơi dài.
H. mím chặt môi và phùng má cố ém không cho khói chạy ra khỏi lỗ mũi, mặt H đỏ bừng, 2 mắt long lên sòng sọc.
Chỉ rít ba hơi như thế, điếu bù chỉ còn lại một khúc ngắn mà cậu ta gọi là dế.
H. nhanh tay lấy một điếu thuốc lá bẻ đôi, lấy bớt phần thuốc ở đầu điếu và nhét điếu bù đang hút dỡ rồi đưa lên miệng rít tiếp cho đến khi điếu bù cháy hết mới thôi.
H. ngã vật ra sau ghế 2 mắt đờ đẫn.
Tôi định hỏi H. mấy câu nữa nhưng hỏi gì cậu ta cũng hả miệng nhìn tôi mà cười.
Tôi biết H. đã phê thuốc.
H. cũng giống như nhiều người chơi bù mà tôi đã từng gặp, khi phê thuốc họ rơi vào trạng thái hoang tưởng, có người thì cười nói không ngớt, có người thì la khóc và họ thường thích tự hủy hoại cơ thể mình bằng cách dùng dao lam rạch vào tay hay dùng thuốc châm vào da để... xăm hình.
Người chơi bù lần đầu có cảm giác nôn mửa nhưng chơi vài ba lần sẽ quen và có cảm giác nhớ.
Nhớ là từ mà dân chơi bù dùng chỉ khi thèm thuốc.
Bồ đà sẽ có tác dụng mạnh hơn khi sử dụng kèm với bia, rượu, tạo cảm giác mạnh khi chạy xe và nghe nhạc.
Người sau khi chơi bù có cảm giác đói và ăn mấy cũng không thấy no.
Khi tỉnh thuốc người chơi sẽ không nhớ mình đã làm gì và nói gì trong lúc phê, cơ thể cảm thấy rã rời.
Những người chơi bù như H. một ngày có thể hút 3 lần khi thấy thèm nhưng những người hút lâu năm hơn phải một ngày hút từ 5 đến 6 lần thì mới đã cơn thèm thuốc.
Một vài dân chơi thường lấy hột bồ đà và lén trồng để lấy lá hút.
Cây cần sa trồng 3 tháng là có thể hái lá hút được, lá cần sa tươi được cho vào ngăn đá của tủ lạnh để làm khô, hoặc cho vào chảo để sao cho khô, sau đó đem ra bóp mịn, dùng giấy quyến mỏng quấn lại.
Hút lá cần sa tươi sẽ phê hơn rất nhiều so với hút bồ đà, vì nhựa cần sa vẫn còn nguyên trong lá.
"Mỗi cây cần sa cao trên 2m có thể bán từ 1,5 - 2 triệu, người mua chặt ngang thân để dễ vận chuyển và chỉ vài ngày sau là cây lại nứt lá mới", H. hai mắt đờ đẫn cho biết.
Lên mạng kết bạn chơi bù
TP.HCM và Hải Phòng là hai khu vực tập trung nhiều bồ đà nhất trong cả nước.
Hầu hết, hàng đều được phân phối từ hai khu vựa này (còn có tên là tài mà hay còn gọi là cỏ, pin - pv) nhưng khu vực tập trung nhiều dân chơi bù nhất không thuộc hai thành phố lớn này mà chính là TP.Tam Kỳ.
Điêu này được dân chơi bù bình chọn trên một diễn đàn có tên "Sự thật về tài mà_cỏ_cần sa_pin_bồ đà".
Chính H. đã chỉ cho tôi diễn đàn của những người chơi bù hay tụ tập.
Diễn đàn này thu hút hàng trăm thành viên tham gia với các bài viết tranh luận về tác hại của bồ đà.
Bồ đà được sử dụng công khai trong quán nhậu.
Nhiều thành viên đã lấy "kinh nghiệm" bản thân ra để minh chứng cho tác hại của việc chơi bồ đà như nick name me0_ng0_8x đã kể về bản thân mình trong những lần chơi bồ đà.
Lần đầu chỉ để cho vui, thể hiện với bạn bè nhưng lâu dần thành nghiện.
Khi đã nghiện bồ đà hầu hết dân chơi đều chuyển qua sử dụng hàng trắng để tìm cảm giác mới và nhóm của nick name này cũng không ngoại lệ.
Một người bạn trong nhóm chết vì sốc thuốc và cuối cùng nick name này cũng đã nhận ra rằng: "Hãy tránh xa ma túy!".
Tuy nhiên, cũng có những thành viên lợi dụng diễn đàn để làm nơi liên lạc và mua bán bồ đà.
Diễn đàn thu hút khá đông dân chơi từ khắp các tỉnh thành trong cả nước từ TP.HCM, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội...
Một số thành viên còn để lại cả số điện thoại để liên lạc mua hàng: "..tớ sẵn sàng chi giá cao hơn thị trường miễn là hàng good có hàng đều đều, Y!M:crysis_3d, sdt: (sms nói chia sẻ pin nha, nhận tin tớ pm lại ngay), 01264189..." đó là dòng thông tin của người có tên vietco để lại trên diễn đàn.
Dân chơi bồ đà phần lớn là sinh viên, học sinh từ các tỉnh lân cận đến Tam Kỳ học tập, muốn mua được bồ đà thì phải có người quen giới thiệu và chúng dùng diễn đàn này để làm quen, liên lạc mua hàng.
Đang nói chuyện cùng tôi thì H. có vẻ hốt hoảng: "Chiều nay em có giờ kiểm tra, lại quên rồi!".
Thì ra, do phê thuốc mà H. quên mất việc học của mình.
Người chơi bồ đà lâu năm trí nhớ sẽ bị giảm sút, nói đâu quên đó và hay nói nhảm, dân chơi gọi đó là hiện tượng lú.
Tôi hỏi H.: "Chơi vậy không sợ bị bắt hả?". H. cười bảo: "Tam Kỳ này đầy rẫy đứa như em, bắt lên chỉ bị phạt hành chính thôi, rồi lại thả về".
Nghe H. nói mà tôi giật mình, chợt nhớ đến nhóm bạn chơi bù của mình ngày trước, đứa nào bỏ sớm thì còn khỏe mạnh những đứa còn lại hầu hết đều chuyển qua chơi hàng trắng, rồi cũng chết dần chết mòn vì thứ khói màu nâu ấy.
Trung úy Lê Văn Thắng, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tỉnh Quảng Nam cho biết: "Hiện tượng giới trẻ trên địa bàn sử dụng bồ đà và chất gây nghiện đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng phức tạp.
Riêng đối với các học sinh, sinh viên bị bắt vì hút bồ đà sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật mà xử lý, thường là sẽ bị phạt hành chính nếu tái phạm sẽ liên hệ với nhà trường và địa phương để có hình thức xử phạt hợp lý.
Các quán cà phê và quán nhậu nếu bị phát hiện có khách sử dụng bồ đà sẽ bị khởi tố tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định của pháp luật!".
Theo PLVN
Mẹo diệt sạch vi khuẩn trong bồn cầu Khoa học đã chứng minh ngay cả khi một toilet nhìn sạch bằng mắt thường nhưng vẫn còn hơn 189 loại vi trùng sinh sống . Điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ em vì hệ miễn dịch của các bé còn yếu. Các bạn đã biết cách diệt sạch vi khuẩn trong tolet nhà mình chưa? Để làm sạch bồn cầu...