Bún riêu cua Sài Gòn
Chiều Sài Gòn đổ mưa, trời hơi se lạnh tấp xe vào quán bún riêu ven đường. Cởi áo mưa, chạy lại gần cô chủ quán xin hơ tay bên bếp than đang đun nồi nước lèo sôi ùng ục.
Đứa bạn đi cùng cười “mày làm như lạnh lắm ấy, Sài Gòn có mấy trận mưa đâu, mày rét đến thế à”. Tôi cười “Chẳng lạnh gì cả, chỉ thích làm thế này cho đỡ nhớ nhà thôi, mỗi đợt rét cả nhà lại xúm vào bếp hơ tay thế này”…
Gọi hai tô bún riêu, xin chủ quán thêm ít rau muống trụng, hai đứa vừa ăn vừa thổi phù phù. Lạ thật, giữa bao nhiêu món ngon của Sài Thành, giữa những nhà hàng sang trọng cũng tấp nập khách ra vào đối diện kia. Vậy mà, vẫn có 2 đứa con gái thích tạt quán bún riêu mỗi buổi chiều tan sở. Mấy hôm nay Sài Gòn mưa, ăn bún riêu càng ngon và ngấm hơn.
Video đang HOT
Bún riêu xuất xứ ở miền Bắc, với vị chua của cà chua, mẻ hoặc giấm, cua của miền Bắc cũng đậm đà hơn. Khi vào Nam, riêu cua không còn đúng vị nữa mà thành chả cua vì có thêm trứng gà và thịt bằm. Nhưng người Sài Gòn lại rất thích ăn bún riêu kiểu này. Nó là một món ăn cứu tinh của nhiều người qua cơn đói, đôi khi vì công việc, học hành hay vì lý do nào đó mà chưa kịp ăn cơm nhà. Cũng là món ăn quen thuộc của những sinh viên vào mỗi buổi sáng hoặc chiều tối, có cả đêm khuya để cái bụng lúc nào cũng no tròn, tỉnh táo đầu óc chú tâm vào học hành.
Nước bún riêu được nấu lên có màu nâu đỏ, trong tô bún có riêu cua, cà chua, đậu hủ chiên vàng, huyết được nấu chung với nước lèo. Khi ăn cho thêm tương ớt với mắn tôm, trộn đều với rau muống, cho thêm vài lát ớt cay mới tuyệt vời làm sao. Lần nào ăn, hai đứa cũng tốn rất nhiều giấy để lau mồ hôi tứa ra, miệng thì xuýt xoa vì cay. Đã 4 năm rồi, 2 đứa trung thành với bún riêu cua Sài Gòn, với những gánh hàng rong như thế. Mỗi lần ăn bún riêu, đứa bạn lại cứ hỏi cái câu quen thuộc “Không biết ở nhà mẹ có nấu món này cho mấy đứa ăn không nhỉ, mùa này cua đồng cũng nhiều rồi”.
Không chỉ ở những quán vỉa hè, đôi khi đi ăn uống cùng đồng nghiệp hoặc đối tác ở những nhà hàng sang trọng, thấy trong thực đơn cũng có bún riêu cua, với những hình ảnh rất đẹp và bắt mắt. Nguyên liệu chế biến nên món bún riêu cua ở những nhà hàng này cũng phong phú và đa dạng hơn. Nhiều tô bún ngoài hương vị của riêu cua còn có vị ngọt ngào của các loại hải sản như ốc, huyết, tôm, tươi…nước lèo cũng có vị cua đồng đậm chất hơn, đậm đà hơn. Tô bún ở đây cũng được trang trí đẹp mắt và lịch sự, nhiều vị khách nước ngoài thưởng thức bún riêu cua của Việt Nam cứ tấm tắc khen mãi.
Sài Gòn là vùng đất hội tụ của rất nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau kể cả trong và ngoài nước. Với những món ăn đặc sản của từng vùng miền khi đến với Sài Gòn cũng được “chế tác” lại với những khẩu vị rất riêng, phù hợp với mọi người. Nếu có cơ hội thưởng thức hết những món ăn vặt tại Sài Gòn, mới thấy một thế giới ẩm thực thật phong phú và đa dạng tạo nên những nét đẹp văn hóa rất riêng của Sài Gòn…Trong đó có bún riêu cua…
Theo PNVN
Món khoai tây chỉ dành cho... đại gia
Nó sánh ngang với thịt bò Kobe của Nhật Bản đấy!
Khi nhắc đến những món ăn thuộc dạng "quý tộc mới dám động vào", chắc chắn bạn sẽ không bao giờ nhắc đến khoai tây. Tuy nhiên, đó lại là chuyện trước đây mà thôi. Khoai tây La Bonnotte là một trong những thực phẩm đắt nhất quả đất và nó chỉ được phục vụ trong những nhà hàng sang trọng.
Giá của một 1 kilogam khoai tây La Bonnotte vào khoảng 700 USD (tương đương 14,7 triệu VNĐ), điều này khiến nó trở thành loại khoai tây đắt giá nhất. Việc có giá như vậy không chỉ vì vị mặn ngon lành của nó, mà còn vì nó rất hiếm. Loại khoai tây này chỉ được trồng ở Noirmoutier, một hòn đảo ngoài khơi phía tây nước Pháp.
Những củ khoai tây này rất hiếm.
Chỉ có một 100 tấn khoai được sản xuất mỗi năm và chúng được thu hoạch bằng tay. Củ và lá của La Bonnotte quá "mỏng manh" để có thể thu hoạch bằng máy, đó là chưa kể đến việc nó còn được bón bằng tảo và rong biển để có hương vị "độc nhất": vị mặn. Cũng chính vì sự mỏng manh của nó khiến cho các công ty nông nghiệp không buồn để ý đến (do họ không thể canh tác theo kiểu công nghiệp nên không đem lại nhiều lợi nhuận). Vì vậy, La Bonnotte tồn tại dường như nhờ vào tình yêu và sự chăm sóc của những người Pháp yêu khoai tây!
Có ai muốn được thưởng thức những củ khoai tây này không?
La Bonnotte còn được gọi là "Vua khoai tây", những củ khoai này được trồng vào tháng 2 và sẵn sàng thu hoạch vào tuần đầu tiên của tháng 5. Hơn thế nữa, nó sẽ giữ lại tất cả hương vị nếu như được thu hoạch và thưởng thức trong cùng một ngày!
Theo PLXH
Bữa sáng tại quán Ăn Ngon Quán Ăn Ngon 18 Phan Bội Châu có thực đơn đặc biệt cho bữa sáng với hơn 50 món ăn từ khắp các vùng miền: bún bò nam bộ, bún ốc, bún riêu, phở Nam Định, bánh cuốn Thanh Trì, bánh đúc, cháo quẩy, xôi... Hơn 200 món quà, món bánh dân dã, bình dị hội tụ từ khắp các vùng miền đất...