Bún mắm ‘đắt nhất’ Q.Bình Thạnh 85.000 đồng/tô: Bà chủ mua 2 nhà mặt tiền ở TP.HCM
Với giá 75.000 – 85.000 đồng/tô, thậm chí có bán phần 120.000 đồng, quán ăn của bà Ngô Thị Bích Liễu (53 tuổi) được nhiều khách hàng nói vui là quán bún mắm ‘đắt nhất’ Q.Bình Thạnh.
Nhờ cơ ngơi này bà chủ mua luôn 2 căn nhà mặt tiền ở TP.HCM, đặc biệt quán còn được con trai là kỹ sư của bà kế thừa.
Nước lèo nấu không kịp, bán liền tay
Tầm 15 giờ, chúng tôi ghé quán bún mắm 444 của bà Liễu tại số 375 đường Lê Quang Định (P.5, Q.Bình Thạnh) vì được biết đây chưa phải giờ cao điểm quán đón khách. Dù vậy lúc này, trong quán cũng có hơn chục lượt người đang ngồi ăn. Trong không gian rộng rãi hơn 300 m 2 sạch sẽ với hàng chục cái bàn được xếp ngay ngắn, mùi thơm của bún mắm toả khắp quán.
Quán bún mắm 444 đã trở thành địa chỉ ăn uống quen thuộc của nhiều người ở Q.Bình Thạnh. Ảnh CAO AN BIÊN
Dù không phải là giờ cao điểm nhưng quán vẫn đều đặn khách . Ảnh CAO AN BIÊN
Quán chủ yếu do các thành viên trong gia đình bà Liễu làm việc, có thêm 6 nhân viên . Ảnh CAO AN BIÊN
Giao lại việc cho con trai và con dâu cùng 6 nhân viên, bà Liễu tranh thủ ngồi tâm sự với chúng tôi. “ Sao quán mình ở 375 mà tên quán là 444 vậy cô? Chắc là con số may mắn hen?”, chúng tôi mở đầu câu chuyện. Bà chủ vừa lấy khăn thấm mồ hôi vừa cười nói là do hồi xưa quán ở địa chỉ 444, nay chuyển qua địa chỉ mới cũng nhiều năm rồi.
Thực ra thời còn con gái bà có gần mười mấy năm bán phở, bún bò bên đường Lam Sơn, tối tối lại bán chè ở Vạn Kiếp (Q.Bình Thạnh). Lúc đó, gia đình chưa có điều kiện nên bà chỉ bán dạo chứ không có cửa hàng khang trang như bây giờ. Sau khi lấy chồng, bà sinh được con trai đầu lòng. 6 tháng sau, người phụ nữ quyết định bán bún mắm để cùng chồng mưu sinh, nuôi con.
“Tại sao lại là bún mắm mà không phải là món khác cô ha?”, PV hỏi. Bà chủ chỉ ra con đường Lê Quang Định phía trước rồi nói: “Lúc đó ở đường này, khu này có không biết bao nhiêu là quán bún bò, quán phở, quán chè, bán mấy món đó sao cạnh tranh lại họ. Bún mắm thì ít người bán hơn”. Vậy là từ đó bà dọn hàng ra một con hẻm trên đường này để bán dạo.
Quán do bà chủ gầy dựng 26 năm, từ gánh bún vỉa hè
Mỗi phần bún có giá 75.000 – 85.000 đồng . Ảnh CAO AN BIÊN
Ban đầu một tô bún mắm bà Liễu bán chừng 5.000 đồng. Nhờ tài nấu ăn cũng như có duyên buôn bán, ngày nào bà chủ cũng bán sạch sành sanh, khách hàng thì ngày càng đông. Dần dần, bà đủ điều kiện để thuê mặt bằng buôn bán. Hơn 10 sau, bà mua luôn 2 căn nhà mặt tiền trên đường Lê Quang Định hơn 20 tỷ đồng, cải tạo thành quán bún mắm khang trang, rộng rãi như bây giờ.
“Nhờ bán bún mắm cũng như vay ngân hàng mà tôi mới đủ điều kiện để mua nhà, nuôi con khôn lớn thành tài. Kể từ đó, tôi ổn định buôn bán, có một lượng khách nhất định. Có người là mối ruột của tôi từ hồi tôi bán dạo tới giờ mà”, bà chủ tiếp lời.
Giá “chát”, sao khách vẫn mê?
Sau 26 năm buôn bán, hiện tô bún mắm ở quán bà Liễu có giá từ 75.000 – 85.000 đồng, bà cũng bán phần 100.000 – 120.000 đồng nếu khách có nhu cầu. Giá này bà đã giữ suốt 3 năm qua. Khách ra vô nườm nượp, cả chục, rồi trăm tô bún mắm cứ thế ra bàn mà nhiều đến nỗi bà chủ cũng không đếm xuể.
Bà cho biết những nguyên liệu được sử dụng đều là nguyên liệu tươi ngon nhất . Ảnh CAO AN BIÊN
Một phần bún có giá 75.000 đồng gồm heo quay, cá, chả cua, mực, tôm… . Ảnh CAO AN BIÊN
Tô bún đặc biệt giá 85.000 đồng . Ảnh CAO AN BIÊN
“Nói thiệt là quán tôi bán đắt hơn so với mặt bằng chung, có thể là đắt nhất Q.Bình Thạnh quá. Nhưng tiền nào của nấy mà, tô bún của tôi là tô bún chất lượng nhất. Nếu đắt mà dở thì có lẽ quán đã không tồn tại được đến bây giờ”, bà chủ nói về mức giá.
Theo bà Liễu, bí quyết lớn nhất để khách khi ăn tô bún xong mà không chê giá đắt chính là đồng tiền đi đôi với chất lượng. Mọi nguyên liệu mà bà lựa chọn mua và đưa vào tô bún như tôm, mực, heo quay, cá, chả cua, rau sống… đều là những nguyên liệu “tuyển” tươi ngon nhất, chất lượng nhất. Thêm vào đó là công thức nấu nước dùng đặc biệt do chính bà hoàn thiện sau mấy mươi năm làm nghề.
“Chín người mười ý, có người khen cũng sẽ có người chê. Nhưng tôi luôn lắng nghe ý kiến khách và thay đổi cho phù hợp. Tô bún mang ra cho khách chính là tô bún mà tôi tâm huyết nhất”, bà chủ nói.
Nước chấm me đặc trưng của món bún mắm được quán chuẩn bị . Ảnh CAO AN BIÊN
Video đang HOT
Rau được để vào tủ sạch sẽ trước khi mang ra cho khách . Ảnh CAO AN BIÊN
Chị Vy mua thêm một phần bún về cho mẹ . Ảnh CAO AN BIÊN
15 giờ 30 phút, chị Đan Vy (28 tuổi) cùng người yêu là anh Văn Diễn (31 tuổi) ghé quán bún của bà Liễu để ăn và gọi 2 tô đặc biệt. Biết đến quán qua một người bạn giới thiệu, anh chị ghé đây ăn lần thứ 2.
Ngay lần đầu ăn thử, chị Vy đã ấn tượng với hương vị nước dùng cũng như độ tươi ngon của nguyên liệu. Chính điều đó đã khiến anh chị quyết định gắn bó với quán này lâu dài. “Tôi ăn nhiều quán bún mắm nhưng có lẽ đây là quán ăn đắt nhất tôi từng ăn ở Sài Gòn. Nhưng đáng đồng tiền bát gạo nha!”. Ăn xong, chị không quên mua thêm một phần bún mang về cho mẹ.
Giữa trưa và chiều tối là thời điểm quán đông đúc khách . Ảnh CAO AN BIÊN
Con trai kỹ sư nối nghiệp mẹ
Phụ mẹ bán hàng, anh Trương Quốc Cường (26 tuổi, con trai bà Liễu) tâm sự lúc còn nhỏ, anh chưa từng nghĩ sẽ kế thừa quán ăn của mẹ. Từ năm nhất đại học, chàng sinh viên trẻ đã biết ra quán phụ mẹ và dần dà cũng có tình yêu đối với quán ăn này.
Bà chủ tâm sự gánh bún là cơ nghiệp tâm huyết cả tuổi thanh xuân . Ảnh CAO AN BIÊN
Nồi nước dùng của quán . Ảnh CAO AN BIÊN
Tốt nghiệp đại học Bách Khoa TP.HCM, anh Cường trở thành kỹ sư trẻ, được nhiều công ty mời về làm việc. Tuy nhiên anh đã đưa ra một quyết định táo bạo là nối nghiệp mẹ bán bún mắm khiến bà hết sức bất ngờ.
“Tôi nghĩ lựa chọn này là hợp lý nhất với tôi thời điểm này. Làm ở đây, tôi được gắn bó với mẹ, với vợ, được gặp gỡ khách. Có khách dễ thương lắm, đặt 1 phần bún mắm từ đây xuống tận Hóc Môn. Đôi khi chính những điều nhỏ nhỏ như vậy cũng khiến mình yêu công việc này”, anh cười kể.
Nhiều khách mê món bún mắm của bà Liễu . Ảnh CAO AN BIÊN
Thời gian tới, bà Liễu cho biết vẫn sẽ tiếp tục duy trì quán bún mắm của mình. Đến khi nào không còn sức để làm, người mẹ yên tâm giao lại cơ ngơi hơn nửa đời người gầy dựng cho con trai. Bà tin rằng, con sẽ làm tốt công việc của mình, và sẽ tiếp nối cùng bà mang những tô bún tâm huyết nhất đến với thực khách.
Thử ngay 4 món bún cực dễ làm cho ngày chán cơm thơm ngon tròn vị
Với 4 cách làm món bún dưới đây, bữa ăn hằng ngày trong gia đình bạn sẽ thêm phần hấp dẫn, không sợ ngán cơm.
Chúc các bạn có những bữa ăn hấp dẫn! Chúc cả nhà có những món ăn hấp dẫn, thơm ngon đậm vị
Cách nấu bún riêu
Nguyên liệu
Bún tươi: 1 kg
Cà chua 500 gam
Cua đồng 1kg
Đậu hũ 2 miếng
Rau muống, bắp chuối, giá, kinh giới, hành lá, ớt sừng, chanh, hành khôGia vị: mắm ruốc, nước mắm, muối, bột ngọt
Cách làm
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
Cua sau khi mua về đem rửa sạc, bóc mai, cắt bỏ phần miệng. Tiếp theo rửa sạch lại, ráo nước và gỡ gạch cua để vào bát
Cho cua vào cối xay nhuyễn, thêm muối, sau đó cho vào nồi nấu nước, khuấy đều, bỏ bã cua.
Ớt sừng cắt lát. Cà chua rửa sạch cắt múi cao, hành lá rửa sạch thái nhỏ ra, hành củ bóc vỏ băm nhỏ.
Cho xharo lên bếp, thêm một chút dầu ăn phi thơm, tiesp theo cho cà chua vào, thêm chút nước mắm, muối cho vừa ăn. Đậu phụ rửa sạch cắt miếng vừa ăn và chiên vàng.
Rau muống rửa sạch, nhặt lấy cọng bỏ lá, chẻ sợi ra. Bắp chuối thì cắt mỏng theo chiều ngang, ngâm nước có pha chút giấm ăn. Kinh giới, giá rửa sạch để ráo nước.
Bước 2: Chế biến
Bắc nồi cua xay lên bếp đun sôi cho đến khi thịt cua đóng màng lại nổi lên thì nhỏ lửa và vớt ra bát, cho nước vào, cho cà chua xào vào đun thêm một lúc cho nước mắ muối, bột ngọt nêm nếm cho vừa miệng. Lưu ý: đun nhỏ lửa để cua không bị sôi bùng lên, không được làm nát mảng thịt cua.
Cho hành củ và chảo nóng phi thơm, đổ phần gạch cua vào xào cho sệt lại rồi đổ ra bát
Bước 3: Trình bày:
Bún chần qua nước nóng, cho vào tô, múc nước vào, cho thịt cua lên trên, thêm ít gạch cua, bỏ hành lá cho thơm, Ăn kèm với rau sống, mẳm ruốc, chanh , ớt.
Cách nấu bún tôm mực
Nguyên liệu:
Bún tươi: 800 gam
Mực: 300 gam
Chả cá 200gam
Tôm 300 gam
Đậu hũ 2 miếng
Xương 500 gam
Nấm hương 30 gam
Cải ngọt 400 gam
Cà chua 3 trái
Hành lá, chanh, bột nghệ
Gia vị: hạt nêm, mắm
Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Hành lá, cà chua, nấm hương sau khi mua về rửa sạch. Hành lá cắt nhỏ. Nấm hương ngâm với nước ấm cho nở ra. Cà chua cắt múi cau. Cải ngọt sau khi mua về rửa sạch cắt khúc luộc chín rồi vớt ra đĩa.
Mực ống và tôm làm sạch, chần qua nước sôi, tôm lột vỏ, mức cắt từng khoanh vừa ăn.
Ngêu ngâm nước, rửa sạch. Có thể ngâm với ớt đập dập để loại bỏ hết cặn bã, đem luộc, nhặt lấy thịt, nước gạn lấy phần trong.
Xương heo chặt khúc, cho vào 2 lít nước và nước luộc nghêu rồi hầm trong 45 phút để lấy nước dùng ngọt. Đậu cắt miếng và cắt miếng vừa ăn. Chả cá rán vàng, khi nước hầm xương sắp được cho tôm và mực vào luộc chín sau đó cho ra bát nước đá để tôm và mực giòn.
Tiếp theo cho nấm hương vào nồi nước dùng, đun thêm 5 phút nữa sau đó cho cà chua vào đun thêm, cho bột nghệ và nêm nếm gia vị sao cho hợp khẩu vị và vừa ăn.
Cuối cùng, chần sơ bún ra bát, xếp cải, tôm, mực lên trê, chả cá, nghêu, đậu phục. Chan nước dùng và bỏ hành lá và là có thể dùng ngay.
Cách nấu bún mắm
Nguyên liệu:
200 gam mắm cá lonh
200 gam mắm cá sặc
200 gam tôm tươi
200 gam mực ống
200 gam cá thác lác
200 gam thịt heo quay
1 trái cà tím
Ớt, hành lá, sả băm, ngải bún. Hành tím, tỏi băm, hành lá, ngò gai
Rau sống các loại: rau đắng, bông sung, giá, hẹ, rau muốn bào.1 kg bún
2 trái dừa lấy nước
Các loại gia vị nấu ăn
Cách làm:
Bước 1: sơ chế nguyên liệu
Mực ống làm sạch, cắt khúc vừa ăn. Tôm rửa sạch để ráo nước. Các thác lác trộn hành lá, muối, tiêu, dầu ăn. Cà tím rửa sạch, kkhi nào cho vào nấu thì mới cắt miếng. Bông sung chẻ làm 4 phần rồi đem ngâm nước muối pha loãng, rửa lại cho sạch bùn đất bám vào. Rau đắng, rau muống, giá hẹ rửa sạch.
Bước 2: Nấu nước:
Cho hai loại mắm vào nồi, cho nước ngập hết phần mắm nấu sôi trên lửa vừa, cho đến khi mắm rục ra hết là được.
Lấy nồi lớn đun dầu ăn nóng, cho hành tím và tỏi băm vào xào, tiếp theo cho ngải bún vào, sẳ băm và xào. Dùng rây lọc xương mắm, đổ hết phần mắm chín trong nồi nhỏ vào nồi lớn. Lấy nước 2 trái dừa khô cho vào cùng rồi nấu lại cho sôi.
Sau đó, cho mực tôm, cá thác lác vào nấu, chín sẽ vớt ra đĩa. Cât cà tím cho vào nồi nước, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Bước 3: thưởng thức:
Cho bún ra tô, cho thêm thịt quay cá mực, múc nước lèo đổ lên trên, cho thêm vài lát cà tím. Dọn ra và ăn kèm với rau sống.
Cách nấu bún cá rô phi
Nguyên liệu:
Cá rô phiNước dùng Dọc mùng hoặc rau cầnCà chua, hành lá, thì làBúnGia vị
Cách làm:
Bước 1: Tước bỏ vỏ của dọc mùng, thái lát, trộn chung với muối 15 phút cho đều
Bước 2: Cá rôi phi mua về rửa sạch, bỏ màng đen, thái lát mỏng vừa ăn và ướp một chút muối.
Bước 3: Dùng chảo bắc lên bếp và chiên cá cho vàng đều.
Bước 4: Dùng nồi bắc lên bếp, cho đầu và xương cá vào ninh cho ngọt nước dùng.
Bước 5: Cà chua bổ múi cau, dọc mùng xả lại nhiều lần với nước, hành lá cắt nhỏ. Cà chua xào riêng, băm nhuyễn rồi cho vào nồi nước dùng để có màu
Bước 6: Nêm nếm gia vị cho nồi nước dùng, tạo độ chua. Thêm dọc mùng vào đun sôi rồi tắt bếp là được
Bước 7: Lúc ăn cho cá, hành lá vào, cho bún vào bát và rưới nước dùng lên, thêm chút sa tế nữa cho ngon.
Món ngon Vũng Tàu bạn phải thử Đường Trương Công Định nổi tiếng với món lẩu cá đuối, đây là 1 món ăn khá bình dân và nghiễm nhiên trở thành đặc sản của Vũng Tàu mỗi khi dừng chân tại thành phố này. Lẩu có 3 giá: 130k, 170k, 200k. Lẩu cá đuối - Trương Công Định. Bánh khọt Vũng Tàu Bánh khọt Vũng Tàu được ăn kèm với...