Bùn đất từ 40 móng biệt thự trái phép ở Sơn Trà đổ xuống biển
Sau trận mưa lớn, lượng bùn, đất từ khu vực 40 móng biệt thự trái phép ở Sơn Trà đổ xuống biển khiến khu vực bãi tắm nơi đây đứng trước nguy cơ trở thành bãi bùn, đất đỏ.
Tối 12/7, cơn mưa lớn đổ xuống Đà Nẵng khiến lượng bùn, đất đỏ từ khu vực 40 móng biệt thự của dự án khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa đổ xuống biển.
Theo ghi nhận sáng 13/7, ngay dưới khu vực chân núi, tình trạng đất, bùn đỏ chảy từ khu vực 40 móng biệt thự xuống biển khá nhiều. Một vài vị trí bùn, đất đỏ thành dòng, chảy thẳng xuống biển. Bãi cát dưới khu vực xây dựng 40 móng biệt thự trái phép bị sạt lở nham nhở.
Bùn, đất đỏ từ khu vực 40 móng biệt thự của dự án khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa đổ xuống bãi biển
Tại khu vực này, cũng dễ dàng nhận thấy đất đỏ kèm theo rêu, rác loang rộng trên bãi cát và chảy thành dòng ra biển.
Khiến bãi biển nham nhở
Lượng bùn, đất đỏ còn đổ xuống biển
Video đang HOT
Khu vực bãi tắm nơi đây đứng trước nguy cơ trở thành bãi bùn, đất đỏ.
Trước đó, tại buổi họp báo 6 tháng đầu năm 2017 của UBND TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP – cho biết, khu vực biển tại dự án khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa của Công ty CP Biển Tiên Sa do đào xới nên bị sạt lở.
Nhà đầu tư có đề nghị xin khắc phục bằng cách trồng cây, xây kè chắn. Việc này là phù hợp nhưng Thủ tướng đang chỉ đạo rà soát mà cho xây dựng thêm, dù xây để bảo vệ cũng cần có ý kiến chỉ đạo.
“Chúng tôi đã báo cáo với Thường trực để xin ý kiến chỉ đạo. Tuy nhiên, chúng tôi đang cân nhắc là sẽ để doanh nghiệp làm hay thành phố làm”, ông Thơ nói.
Theo ông Thơ, lãnh đạo TP Đà Nẵng băn khoăn với câu hỏi: Ai bỏ tiền ra xây kè? Bởi nếu doanh nghiệp bỏ tiền, sau này “họ” bảo có công thì phải cho họ tiếp tục dự án. Còn nếu thành phố bỏ tiền ra làm lại vô lý vì đất thành phố đã cấp sổ đỏ cho chủ đầu tư, quyền sử dụng đất là của họ. Thành phố không thể bỏ tiền xây dựng trên đất của họ.
“Hiện có hai phương án: Thành phố sẽ bỏ ra, sau này thế nào thì chủ đầu tư cũng phải hoàn trả lại cho thành phố. Hoặc doanh nghiệp bỏ tiền ra làm nhưng cam kết làm kè chỉ để giữ không cho sạt lở, không làm gì khác hết”, ông Thơ cho biết.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Chủ tịch Đà Nẵng: Tiền không tái tạo được giá trị của Sơn Trà
Ông Huỳnh Đức Thơ cho biết Đà Nẵng tính toán quản lý bán đảo này theo cơ chế đặc thù.
Sáng 7/7, Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã giải trình nhiều vấn đề nóng tại phiên chất vấn kỳ họp HĐND thành phố, trong đó có nội dung về Sơn Trà.
Ông Thơ cho biết 10 hay 5 năm trước đây, cách nghĩ và cách nhìn về bảo tồn Sơn Trà còn nặng tư duy khai thác lợi thế để phát triển kinh tế, nhiều người ao ước thắp sáng Sơn Trà như Hồng Kông. Do đó, thành phố đã tập trung kêu gọi thu hút đầu tư, dẫn đến việc có nhiều dự án được phê duyệt ở Sơn Trà.
"Còn bây giờ qua quá trình phát triển đô thị Đà Nẵng, người dân cũng như cán bộ có quan điểm thay đổi, hướng về việc gìn giữ bảo tồn giá trị tự nhiên, môi trường, đa dạng sinh học, sinh thái ở bán đảo Sơn Trà", ông Thơ nói.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, giải trình tại kỳ họp. Ảnh: Nguyễn Đông.
Theo ông Thơ, chính quyền thành phố trong quá trình thảo luận về bán đảo Sơn Trà đã đưa ra quan điểm rất rõ là phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, gìn giữ giá trị của bán đảo Sơn Trà, đồng thời tính toán đến việc quản lý bán đảo này bằng cơ chế đặc thù.
"Những toà nhà cao tầng rất nhiều tiền nhưng có thể làm nên được, còn nếu để mất đi những giá trị độc đáo của bán đảo Sơn Trà thì chúng ta khó có thể tái tạo lại được", ông nói và cho biết chính quyền đang tính toán xử lý một cách phù hợp nhất, sao cho việc phát triển du lịch trên bán đảo Sơn Trà không làm suy thoái những giá trị tự nhiên, đa dạng sinh học.
Lãnh đạo Đà Nẵng nói, một trong những vấn đề lớn của bán đảo Sơn Trà là phải giải quyết quyền lợi của nhà đầu tư, bởi hàng chục dự án đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, một số dự án đã triển khai. Những dự án này đá hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đã có sổ đỏ...
"Chúng tôi phải làm việc với các nhà đầu tư để trả lời họ, bao nhiêu dự án bị thu hồi, bao nhiêu bị cắt giảm, điều chỉnh, mật độ thế nào, quy định kiến trúc làm sao để bảo đảm không xâm hại Sơn Trà. Đây là một thách thức rất lớn, bởi nguồn lực của thành phố để bồi thường cho các nhà đầu tư là không nhỏ", ông Thơ nhấn mạnh.
Đà Nẵng dự kiến báo cáo Chính phủ quan điểm của thành phố về các kiến nghị của Hiệp hội du lịch, trước ngày 30/8.
Bán đảo Sơn Trà nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đông.
Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng ngày 5/7, bà Đặng Thị Kim Liên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Đà Nẵng, đề nghị chủ tọa đưa vấn đề liên quan đến bán đảo Sơn Trà vào nội dung thảo luận trong kỳ họp này.
Bán đảo Sơn Trà cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 10 km về phía đông bắc, rộng 4.439 ha, là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền biển duy nhất ở Việt Nam.
Từ trước năm 2013, Đà Nẵng đã cấp phép cho 18 dự án với số phòng ước tính 5.000. Tháng 11/2016, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà với số phòng giảm chỉ còn 1.600.
Tuy nhiên, sau khi công bố quy hoạch, Hiệp hội du lịch Đà Nẵng gửi kiến nghị đến Thủ tướng, bày tỏ lo ngại Sơn Trà sẽ bị bê tông hóa bởi các dự án du lịch; kiến nghị xem xét lại bản quy hoạch theo hướng giữ nguyên hiện trạng (với khoảng 300 phòng).
Chiều 28/5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì họp với Bộ Văn hoá cùng UBND TP Đà Nẵng và chỉ đạo chưa triển khai quy hoạch Sơn Trà; chấp thuận cho Bộ Văn hoá và Đà Nẵng 3 tháng để trả lời kiến nghị của Hiệp hội du lịch.
Ngày 27/6, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chủ trì buổi họp báo tại địa phương, khẳng định sẽ giảm các dự án ở Sơn Trà.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Đại biểu Hội đồng nhân dân Đà Nẵng nói gì về bán đảo Sơn Trà? Trong phiên thảo luận chiều 5/7 của kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng khóa IX nhiệm kỳ 2016 - 2021, nhiều đại biểu đã lên tiếng nêu quan điểm và kiến nghị về vấn đề quy hoạch, bảo tồn và phát triển bán đảo Sơn Trà. Như Dân trí đã đưa tin ngay phiên khai mạc kỳ họp...