Bún cá bẩn từ A đến Z
Bún cá là món ăn được rât nhiêu người yêu thích, nhât là trong tiêt trời thu se lạnh. Tuy nhiên, ít người biêt chính những miêng cá béo ngậy, những sợi bún trắng phau là căn nguyên của nhiêu mâm bệnh nguy hiêm.
Theo phản ánh của một số độc giả về việc, ở một số chợ đầu mối Hà Nội, khoảng 8g sáng khi vắng khách là những chủ hàng cá ngồi lọc cá ươn xếp thành từng chậu, từng thùng, vậy những lô hàng đó sẽ đi đâu?
Dựa theo thông tin độc giả cung cấp, phóng viên đã tiến hành một cuộc điều tra và nhận thấy, những điều độc giả phản ánh là hoàn toàn đúng sự thật.
Theo quan sát của phóng viên, hàng ngày vào khoảng 4g30 phút đến 5g sáng là các chủ hàng cá bắt đầu tập kết tại các chợ đầu mối, những loại cá tươi, ngon họ bán buôn cho các tiểu thương để họ vào nội thành bán lẻ. Còn cá loại B loại C (loại cá sắp chết hoặc đã chết – p/v) những chủ buôn này ngồi tại chợ đầu mối bán lẻ. Đối tượng mua những loại cá này chủ yếu là công nhân lao động ở các công trường, sinh viên và người lao động nghèo.
Cá ươn, cá thối để trong chậu nước đen ngòm đang được chủ cửa hàng chuẩn bị lọc để đem đi tiêu thụ. (Ảnh: Lê Phương)
Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là những loại cá đã ươn, thậm chí những hôm trời nắng có khi đã bốc mùi, các chủ hàng cá tập trung lại ngồi lọc riêng phần thịt và xương.
Trong vai một người mua hàng với số lượng lớn để phục vụ cho quán cơm bình dân, phóng viên được biết, những loại cá ươn đã được lọc riêng thịt, chủ yếu là cung cấp cho những cửa hàng bún cá, cửa hàng cơm bình dân để làm món: cá chiên xù.
Một người bán hàng tên Nghĩa ở chợ đầu mối Dịch Vọng cho biết: “Chúng tôi không giao hàng trực tiếp, có một người đến gom hàng rồi đi giao lại cho các cửa hàng bún cá. Thực ra loại này nếu để cả con cho cũng không ai lấy, nên chúng tôi phải cất công ngồi lọc, mong gỡ gạc lại ít vốn”.
Video đang HOT
Đống cá rô phi ươn đang được anh Nghĩa lọc vội để giao kịp giờ. Ảnh: Lê Phương
Theo thông tin từ những người bán cá ở chợ, nếu những loại cá này còn tươi thì giá khoảng 15.000 đến 18.000 đồng/kg, nhưng khi đã ươn, dù mất rất nhiều thời gian ngồi lọc nhưng chỉ bán được với giá từ 6.000 đến 8.000 đồng/kg, tuy vào loại cá to hay cá bé.
Một chủ hàng cá cho biết, trung bình một ngày, các chủ hàng cá sẽ xuất khoảng 10-15kg cá ươn lọc. Như vậy, một chợ đầu mối có khoảng gần 20 tiểu thương, cả Hà Nội có gần 10 chợ đầu mối. Vậy số lượng cá ươn khổng lồ đó sẽ đi đâu và về đâu?
Cá ươn mỡ bẩn = cá rán giòn
Theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ có nguồn gốc cá được đưa đến các quán bún không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mà ngay cả khi sơ chế các chủ của hàng ăn cũng coi thường sức khoẻ của người sử dụng.
Điều đó được minh chứng bằng việc họ rán cá trực tiếp bằng những loại mỡ thùng, mỡ đóng can, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi được hỏi về chất lượng cá cũng như những loại mỡ sử dụng để rán cá thì phóng viên nhận được những câu trả lời rất vô trách nhiệm của các chủ của hàng.
Mỡ không rõ nguồn gốc và đã chiên cá cháy đen vẫn được chủ của hàng tận dụng. Ảnh: Anh Đào
“Tôi chỉ biết là làm sao đồ ăn của tôi mọi người khen ngon là được”, một chủ của hàng bún cá trên phố Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy – HN) trả lời. Khi hỏi về nguồn gốc cá thì một chủ cửa hàng bún cá ở Nghĩa Tân (Cầu Giấy) nói: “Chú cứ yên tâm, không có cá Trung Quốc đâu, đây anh nhập cá chỗ người quen, họ lọc sẵn, rửa sạch mang đến cho anh, nên đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng”.
Tuy nhiên, nhìn xuống bên dưới thì thấy hàng loạt các can mỡ đóng sẵn, đặc biệt hơn là chảo cá đang rán mỡ đã cháy đen nhưng vẫn được của hàng tận dụng tối đa để bớt phần chi phí.
Không chỉ cá, mỡ bẩn mà ngay cả bún cũng vậy. Trong thời gian qua, dư luận không khỏi bàng hoàng về việc rất nhiều cơ sở sản xuất bún có chứa hoá chất tinopal, sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân đã được cơ quan chức năng cảnh báo.
Dùng mỡ bẩn nguy hiểm đến tính mạng Theo các chuyên gia về công nghệ thực phẩm, việc chế biến mỡ lỏng và tóp mỡ từ mỡ heo bẩn bằng phương pháp đun nóng thông thường (nhiệt độ khoảng 180-200 độ C) không thể loại trừ các chất gây độc và độc tố từ quá trình biến đổi trước đó. Đặc biệt, quá trình đun nóng ở nhiệt độ cao lại tiếp tục làm sản sinh độc tố cho sản phẩm. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm, (Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận định: “Việc sử dụng loại mỡ bẩn này để chế biến đồ ăn bán cho khách là vô cùng nguy hiểm, nếu loại mỡ này rán ở nhiệt độ cao trên 180 độ C sẽ sinh ra những chất gây hại như: andehit, chất oxy hóa… Đặc biệt, các chất này khi rán ở nhiệt độ cao sẽ bay hơi trong không khí và vô cùng nguy hiểm nếu hít phải. Mặt khác, loại mỡ này nếu tái sử dụng sẽ tạo ra nhiều cặn lẫn chung vào mỡ, ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, thở khó… Nặng thì, tim đập chậm, huyết áp tăng cao, có thể gây nên bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng”. (Thanh Hà/CLVN) Bún chứa Tinopal có thể gây ung thư PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, Tinopal là một chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy… vì có màu óng ánh, đẹp. Chất này tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm. Lâu nay để tăng độ dai cho bún, người sản xuất thường dùng hàn the và dùng chất tẩy bột trắng sunfit. Chất Tinopal – huỳnh quang cho vào chỉ cải thiện độ bóng bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn về mặt hình thức song chất này rất nguy hại, có khả năng gây ung thư. Đáng lo ngại, bún lại là thực phẩm được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm thường xuyên dùng của người dân, nhất là trong mùa hè. Chất Tinopal dễ dàng nhận biết vì bản thân chất Tinopal là màu phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng. Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal. Với hàn the, người tiêu dùng có thể dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the. (Phương Thuận/ GD)
Theo Kiến thức
Bún cá Đường Thành đổi món cho bữa trưa công sở
Miếng cá sau khi được thả vào nước dùng dù lâu cũng không bị ỉu, giữ nguyên hương vị giòn thơm bên ngoài, ngọt mềm bên trong.
Việc nghĩ món ăn cho bữa trưa đôi khi lại khiến không ít chị em công sở đau đầu. Một món ăn đủ chất mà không ngấy là yêu cầu hàng đầu. Bún cá là một trong những món ăn được thực khách nhớ tới đầu tiên bởi vị chua thanh, ngòn ngọt và miếng cá rán giòn lan tỏa trong miệng.
Đồi với người sành ăn khu phố cổ, "tiểu khu ăn uống" ngã tư Hàng Bông - Đường Thành - Phủ Doãn từ lâu đã là nơi tụ họp của nhiều quán hàng xôm xụ, nào là đồ nướng thơm nức mỗi tối, hải sản vỉa hè, bún riêu bún ốc, quẩy nóng cho đến miến lươn, bún bò Nam Bộ phía đầu Phủ Doãn. Hàng bún cá, bánh đa cá Hải Phòng trước kia cũng "xí" một chỗ ngay cạnh hàng đồ nướng đông khách, tuy nhiên do diện tích chật chội, tạm bợ nên chủ quán quyết định thuê một cửa hàng ngay đối diện, có diện tích rộng hơn, chỗ để xe thoải mái và không lo vừa ăn vừa chạy mưa.
Bát bún cá đầy đặn, màu sắc bắt mắt với hương vị khá ổn.
Tuy không được đánh giá cao bởi hương vị chuẩn Hải Phòng như bún cá Xã Đàn, Nguyễn Khánh Toàn hay Tôn Thất Tùng, bún cá Đường Thành được thực khách ưu ái bởi nguyên liệu sạch sẽ, tươi ngon và đầy đặn. Giá cả cũng hợp lý so với mặt bằng chung ở khu phố cổ và vị trí thì rất thuận tiện.
Bún cá thực ra không quá cầu kỳ trong cách chế biến nhưng tất cả các công đoạn đều phải hết sức cẩn trọng và tinh tế. Vị ngọt đậm không thể lẫn của nước dùng được chủ quán chế biến từ xương và đầu cá, cùng với xương ống lợn bổ trợ. Phần thịt cá sau khi lóc bỏ xương, tẩm ướp gia vị vừa miệng thì đem rán giòn, vàng ươm.
Miếng cá rán giòn ngọt thơm.
Rau ăn cùng bún cá không nhất thiết phải là một loại rau, có quán sử dụng rau cần, dọc mùng hoặc rau cải, tuy nhiên tất cả đều phải tươi ngon. Ở quán này, chủ sử dụng rau cần cắt khúc vừa ăn, chần qua để vẫn nguyên màu xanh và độ giòn vốn có. Loại rau đặc trưng nhất tạo nên hương vị bún cá chính là thìa là. Vài nhánh thìa lá thái nhỏ cùng vài miếng cà chua đỏ không chỉ khiến bát bún có màu sắc bắt mắt mời gọi mà còn đóng vai trò chính trong việc tạo ra hương vị đặc biệt của bún cá, khác với bún tôm.
Bát bún khi bưng ra chỉ đơn sơ là dăm miếng cá rán vàng, vài lát chả cá mỏng, một góc rau chần và điểm thêm chút cà chua phía trên nhưng đủ sức mời gọi thực khách khó tính nhất. Miếng cá được rán khéo nên khi thả trong nước dùng hồi lâu cũng không bị ỉu và vẫn giữ nguyên hương vị giòn thơm bên ngoài, ngọt mềm bên trong. Nước dùng của quán được đánh giá khá cao với vị ngọt đậm đà, chua thanh dìu dịu của cà chua cùng mùi đặc trưng của thìa là và rau cần.
Ngoài bún cá, quán còn bán nhiều món ăn khác. Miến trộn cũng là sự lựa chọn yêu thích của nhiều thực khách.
Ngoài bún cá, quán còn bán thêm nhiều món ăn khác như bánh đa cua, bún tôm, bún cá, miến cua trộn và nước... tuy nhiên món "đỉnh" nhất vẫn là bún cá rô. Điểm chung của các món ăn này là đều được chế biến sạch sẽ, bà chủ hào phóng nên bát bún khá đầy đặn so với sức ăn của các quý cô văn phòng, có thể ăn no để lấy sức cho buổi chiều làm việc.
Bún cá cô Phượng ở địa chỉ 77 Đường Thành, Hà Nội. Quán mở cửa từ 6h sáng tới 23h, là địa điểm được nhiều du khách nước ngoài ưa thích. Giá của một bát bún cá là 35.000 đồng.
Theo Tapchiamthuc
Những món hương đồng, gió biển vùng đất Cảng Nếu như Hà Nội vốn nổi tiếng với các loại phở, bún ốc, bún thang, bún mọc; Huế là bún bò huế, các loại bánh; Quảng Nam là Mỳ Quảng, thì Hải Phòng sẽ là những món ăn không thể bỏ qua như món bánh mỳ cay, bún tôm, bún cá, lẩu cua đồng... và hải sản. Khác với nét thanh lịch, sang...