Bulgaria, Romania gia nhập khu vực Schengen
Sau 13 năm chờ đợi, Bulgaria và Romania sẽ gia nhập một phần khu vực tự do đi lại Schengen rộng lớn của châu Âu vào ngày 31/3, mở đường cho việc đi lại bằng đường hàng không và đường biển mà không cần kiểm tra biên giới.
Xe tải xếp hàng chờ đi qua cửa khẩu biên giới Vidin-Calafat giữa Bulgaria và Romania, ở gần Vidin, Bulgaria, ngày 25/3/2024. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát trên biên giới đất liền sẽ vẫn được duy trì do Áo phản đối việc các nước Đông Âu trở thành thành viên chính thức của khu vực Schengen vì lo ngại làn sóng người xin tị nạn tràn vào.
Mặc dù chỉ là thành viên một phần của khu vực Schengen nhưng việc dỡ bỏ kiểm soát tại biên giới trên không cũng như trên biển của hai nước có giá trị biểu tượng quan trọng.
Video đang HOT
Theo nhà phân tích chính sách đối ngoại Stefan Popescu, việc được nhận vào Schengen là “cột mốc quan trọng” đối với Bulgaria và Romania.
Với việc Bulgaria và Romania gia nhập từ ngày 31/3, khu vực Schengen sẽ bao gồm 29 thành viên, trong đó có 25 trong số 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), cùng với Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein.
Áo cảnh báo phủ quyết việc mở rộng khối Schengen
Mạng tin EURACTIV.de (Đức) ngày 7/12 dẫn lời Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Áo Karoline Edtstadler cảnh báo nước này sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để phản đối việc kết nạp Romania và Bulgaria vào khối Schengen.
Xe cảnh sát chốt tại một trạm kiểm soát biên giới của Áo. Ảnh: schengenvisainfo.com
"Chúng tôi không thể bỏ phiếu ủng hộ việc mở rộng khối Schengen vì nó cũng liên quan đến vấn đề an ninh của công dân châu Âu", bà Edtstadler nói sau cuộc gặp với người đồng cấp Thụy Điển.
Ngày 8/12, các Bộ trưởng Nội vụ EU sẽ bỏ phiếu về việc gia nhập khối Schengen của Bulgaria, Romania và Croatia - những quốc gia mà Ủy ban châu Âu cho biết đã sẵn sàng tham gia.
Trong cuộc bỏ phiếu này, Croatia dự kiến sẽ được chấp nhận gia nhập khối Schengen, nhưng tình hình có thể trở nên phức tạp hơn đối với Bulgaria và Romania.
Sự phản đối việc gia nhập khối Schengen của Bulgaria hiện đến từ Áo và Hà Lan, trong khi Romania hiện chỉ vấp phải sự phản đối từ Áo.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer mới đây đã nhắc lại quan điểm phản đối của Vienna đối với việc Romania và Bulgaria gia nhập khối Schengen.
"Cần thêm thời gian. Vẫn còn nhiều yêu cầu từ phía Áo", Thủ tướng Nehammer cho biết ngay trước hội nghị thượng đỉnh EU - Tây Balkan ở Tirana hôm 6/12. Theo quan chức Áo, hơn 75.000 người nhập cư chưa được đăng kí đã đến lãnh thổ nước này, trong đó có nhiều người đi qua Romania và Bulgaria.
Đáp lại, Bộ trưởng Nội vụ Romania Lucian Bode cho biết các vấn đề di cư mà Áo đang phải đối mặt không thể quy trách nhiệm cho Bucharest để phản đối việc Romania gia nhập khối Schengen do có nhiều người di cư đi qua nước này.
Ông Bode tuyên bố: "Rõ ràng, Romania không nên bị trừng phạt một cách oan uổng và vô lý. Dòng người di cư không đi qua Romania và Romania không phải là nơi tạo ra dòng người di cư này".
Theo ông Bode, Romania đã đáp ứng tất cả các điều kiện kỹ thuật để gia nhập khối Schengen, đồng thời cho biết thêm rằng ông đã thảo luận với người đồng cấp Áo Gerhard Karner về vấn đề mở rộng khối Schengen và dữ liệu di cư châu Âu.
Lý do Romania và Bulgaria khó có thể gia nhập khối Schengen trong tương lai gần Ít nhất hai quốc gia thành viên - Áo và Hà Lan - đã bày tỏ sự phản đối với việc gia nhập khối Schengen của Bulgaria và Romania. Trong khi đó, theo quy định, chỉ cần xuất hiện một phiếu phủ quyết, nỗ lực gia nhập khối Schengen của Bulgaria và Romania sẽ thất bại. Một số nước vẫn phản đối Bulgaria...