Bulgaria muốn đóng cửa cảng dầu quan trọng ở Biển Đen với Nga để sớm gia nhập Schengen
Rosenets là cảng dầu chuyên dụng duy nhất ở Biển Đen của Bulgaria và nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của công ty Nga kể từ năm 2011, sau hợp đồng nhượng quyền 35 năm với Lukoil.
Nhà máy lọc dầu Lukoil Neftochim ở Burgas. Ảnh: BGNES
Theo mạng tin EURACTIV.bg (Bulgaria), các đảng trong liên minh cầm quyền của Bulgaria mới đây đã đề xuất chấm dứt nhượng bộ kiểm soát cảng dầu Rosenets, gần cảng Burgas ở Biển Đen, qua đó tập đoàn Lukoil vận chuyển dầu của Nga thông qua các tàu chở dầu để xử lý. Họ hy vọng điều này sẽ giúp Bulgaria đảm bảo tư cách thành viên của khu vực Schengen (khu vực miễn thị thực, tự do đi lại của các quốc gia châu Âu) sớm nhất là vào mùa Thu.
Cảng Rosenets, ngay bên ngoài Burgas, là cảng dầu chuyên dụng duy nhất trên bờ Biển Đen của Bulgaria. Nó nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn Nga Lukoil kể từ năm 2011, khi công ty này được nhượng quyền 35 năm. Rosenets phục vụ nhà máy lọc dầu duy nhất của Bulgaria, Neftochim Burgas, có công suất xử lý 196.000 thùng mỗi ngày và cũng thuộc sở hữu của Lukoil.
Nhưng các đảng trong chính phủ: GERB trung hữu cầm quyền, Chúng ta tiếp tục Thay đổi – Dân chủ Bulgaria (PP-DB) và Phong trào vì Quyền và Tự do đã bất ngờ công bố kế hoạch chấm dứt quyền sở hữu đối với Lukoil. Đồng lãnh đạo PP-DB Kiril Petkov nói rằng tất cả các cơ sở hạ tầng quan trọng nên được kiểm soát bởi nhà nước Bulgaria, đặc biệt là những cơ sở ở biên giới.
“Mục tiêu chiến lược của chúng tôi là vào Schengen và đây là một bước tiến lớn hướng tới mục tiêu đó. Bước đi này cũng phù hợp với quy định của EU về các biện pháp trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Do đó, chúng tôi tuyên bố rõ ràng rằng Schengen là mục tiêu quốc gia của chúng tôi”, ông Petkov nói.
Video đang HOT
Trong những năm qua, nhiều nhân vật chính trị và nhà phân tích kinh tế đã bày tỏ lo ngại rằng Nga đã giành được quá nhiều quyền kiểm soát đối với cảng Rosenets đến mức nó có thể được mô tả như “một vùng đất của Nga trên lãnh thổ Bulgaria”.
Bên cạnh đó, các cuộc điều tra của truyền thông đưa ra bằng chứng rằng Bulgaria không kiểm soát lượng dầu nhập khẩu của Nga, do đó mất thu nhập lớn về thuế. “Đây là một bước sẽ lấy lại quyền kiểm soát của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng quan trọng và là một bước tiến tới việc Bulgaria được chấp nhận vào Schengen”, tuyên bố chung của liên minh cầm quyền nêu rõ.
Tuy nhiên, động thái trên đã bị Tổng thống Bulgaria Rumen Radev phản đối, cho rằng đây là “một ý tưởng vội vàng và sai lầm khác của các nhà lãnh đạo chính trị”.
“Tôi hy vọng rằng họ đã đánh giá rủi ro về những gì đằng sau hành động này vì có một cơ sở hậu cần lớn thuộc về Lukoil. Cảng sẽ hoạt động như thế nào với cơ sở hậu cần này, nếu không có cơ sở này thì việc vận chuyển dầu đến nhà máy lọc dầu là không thể và quan trọng nhất là điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá nhiên liệu”, ông Radev lưu ý.
Về phần mình, trong một tuyên bố, nhà máy lọc dầu Lukoil Neftochim cho biết họ sẽ nhờ tòa án bảo vệ trước quyết định trên.
Quốc hội Bulgaria trong một phiên tranh luận chấm dứt nhượng bộ cảng dầu Rosenets. Ảnh: BTA
Sau khi EU áp đặt lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Nga vào cuối năm ngoái, chính phủ lâm thời do Tổng thống Radev chỉ định đã thông qua một quyết định đặc biệt xác nhận việc tiếp tục hợp đồng nhượng quyền với công ty Nga cho đến năm 2046.
Vào tháng 2, quốc hội Bulgaria đã thông qua một số biện pháp liên quan đến nhà máy lọc dầu Burgas thuộc sở hữu của Lukoil. Khi đó, Quốc hội Bulgaria đã tuyên bố rằng nước này nên lấy lại cảng dầu Rosenets, nhưng không có thời hạn nhất định.
Từ tháng 6/2023, Bulgaria có một chính phủ mới thân EU, có đường lối cứng rắn chống lại Nga khi ủng hộ Ukraine. Quốc hội Bulgaria hôm 21/6 đã bỏ phiếu chấm dứt nhượng quyền đối với công ty dầu mỏ của Nga để điều hành kho cảng dầu Rosenets, với 144 đại biểu trong tổng số 240 ghế ủng hộ, quy định Lukoil sẽ được phép vận hành kho cảng dầu sau khi chấm dứt quyền sở hữu, nhưng phải trả phí cho Chính phủ Bulgaria.
Như vậy, sau khi chấm dứt hợp đồng nhượng quyền, Lukoil sẽ tiếp tục hoạt động tại cảng nhưng sẽ trả phí, trong khi Bulgaria sẽ giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn cơ sở hạ tầng hàng hải quan trọng. Điều này sẽ cho phép Chính phủ Bulgaria mở cảng để nhập khẩu hàng hóa khác với hàng hóa do công ty Nga đặt hàng.
“Chúng tôi đã nói trong nhiều năm rằng Bulgaria nên giành lại quyền kiểm soát cảng này. Vào thời điểm Nga tuyên bố Bulgaria là quốc gia không thân thiện vì cuộc xung đột ở Ukraine, chúng tôi đang hành động để hạn chế cơ hội cho Moskva sử dụng cơ sở hạ tầng của Bulgaria với các mục tiêu tài chính”, Atanas Atanasov từ liên minh PP-DB nhận xét.
Trong khi đó, Hristo Alexiev, cựu Bộ trưởng giao thông vận tải Bulgaria, bày tỏ lo ngại về quyết định được cho là “vội vàng”, giải thích rằng nhà nước chỉ sở hữu một phần cơ sở hạ tầng của cảng, trong đó Lukoil sở hữu các yếu tố chính. Theo ông, việc chấm dứt nhượng quyền sẽ khiến Lukoil không thể hoạt động trong nước, điều này có thể gây ra khủng hoảng dầu mỏ. “Hành động này sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế và lạm phát”, cựu Bộ trưởng Bulgaria nói.
Vào cuối năm 2022, Chính phủ Bulgaria tạm quyền bắt đầu đàm phán với Lukoil để đưa nước này trở thành cơ sở chính cho các hoạt động ở châu Âu của công ty Nga để đổi lấy cam kết nộp hơn 300 triệu euro tiền thuế mỗi năm. Ý tưởng này đã không thành hiện thực vì Bulgaria đã thất bại trong việc đàm phán liên quan đến bãi bỏ lệnh trừng phạt của EU đối với việc xuất khẩu nhiên liệu được sản xuất từ dầu mỏ của Nga.
Tổng thống Bulgaria: Châu Âu đang trả giá vì cuộc xung đột ở Ukraine
Nhà lãnh đạo Bulgaria cho rằng khi Ukraine "kiên quyết chiến đấu", châu Âu phải "trả giá cho mọi thứ".
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Ảnh: BTA
Theo tờ Pravda (Ukraine) ngày 16/7, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev tuyên bố rằng Ukraine "kiên quyết chiến đấu" với Nga và châu Âu đang phải trả giá cho tất cả những điều này.
"Ukraine nhất quyết tiếp tục cuộc xung đột này, nhưng cả châu Âu đang phải trả giá. Nhiều nhà lãnh đạo khác đang đẩy mạnh nỗ lực thuyết phục chúng tôi rằng bằng cách gửi viện trợ quân sự (cho Ukraine), ngược lại, họ sẽ tăng cường an ninh cho chúng tôi. Cuộc xung đột này đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, với ngày càng nhiều nạn nhân hơn", nhà lãnh đạo Bulgaria nêu rõ.
Đây là tuyên bố mới nhất của người đứng đầu nhà nước Bulgaria liên quan đến xung đột Nga - Ukraine. Cho đến nay, ông Radev vẫn hối thúc Bulgaria duy trì quan điểm "trung lập" và phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Tổng thống Bulgaria cũng phản đối các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.
Ông Radev đã ủng hộ các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine và một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Điều này xảy ra lần gần đây nhất là trong chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới Sofia hồi đầu tháng 7.
Bulgaria, một thành viên của NATO và EU, đã hai lần gửi viện trợ quân sự cho Ukraine. Đợt đầu tiên được gửi bởi chính phủ lâm thời do Tổng thống Radev chỉ định, sau khi bắt buộc phải làm như vậy theo quyết định của Quốc hội Bulgaria.
Chính phủ Bulgaria nguy cơ sụp đổ sau gần một tháng cầm quyền Chính phủ Bulgaria bên bờ vực sụp đổ chưa đầy một tháng sau khi nhậm chức trong bối cảnh căng thẳng giữa hai đảng phái chính trị trong liên minh cầm quyền: GERB-SDS và Chúng ta tiếp tục thay đổi - Dân chủ Bulgaria (PP-DB). Các thành viên trong Chính phủ Bulgaria thuộc GERB-SDS và PP-DB tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: parliament.bg Cuộc...