Bulgaria muốn cho MiG-29 nghỉ hưu vì giá bảo dưỡng đắt
Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria tuyên bố Không quân nước này sẽ cho 12 tiêm kích MiG-29 nghỉ hưu vì chi phí sửa chữa và bảo trì quá đắt đỏ.
Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria tuyên bố Không quân nước này sẽ cho 12 tiêm kích MiG-29 nghỉ hưu vì chi phí sửa chữa và bảo trì quá đắt đỏ.
Theo ông Nikolay Nenchev, Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria cho biết trên tờ nhật báo địa phương Sega, phía Nga đã đề nghị Bulgaria ký tiếp hợp đồng bảo trì các tiêm kích MiG-29 kéo dài tới năm 2019 với giá 46 triệu USD.
Tuy nhiên, vị bộ trưởng này cho rằng, với số tiền như vậy sẽ là một bất lợi cho Bulgaria và vì thế mà ông đã từ chối ký hợp đồng với Nga. Vì số chi phí được đề xuất quá đắt đỏ và có thể cao gấp ba lần so với giá trị thực.
Tiêm kích phản lực MiG-29 của Không quân Bulgaria.
Hiện các tiêm kích MiG-29 do Tập đoàn máy bay MiG Nga bảo dưỡng. Nhưng tới tháng 9/2015, hợp đồng giữa MiG và Không quân Bulgaria sẽ hết hạn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phía Bulgaria cũng đã xem xét trước khả năng hợp tác với 3 nước vùng Baltic đang chi trả chi phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ trên không của NATO tại khu vực lãnh thổ này.
Ngoài ra, theo ông Nenchev, Bulgaria cũng có những lựa chọn khác như việc mua các máy bay chiến đấu mới cho Không quân. Vào tháng 1/2015, Bộ Quốc phòng Bulgaria cũng đã có cuộc thảo luận với chính phủ Mỹ về vấn đề này.
Cho tới nay, ít nhất Bulgaria cũng đã có 3 đề xuất mua các máy bay chiến đấu mới, bao gồm việc mua các máy bay F-16 cũ của Mỹ, máy bay Eurofighter Typhoon, và tiêm kích Gripen của Thụy Điển.
Trước đó, khi gia nhập NATO vào tháng 3/2004, Bulgaria cũng đã tuyên bố sẽ thay thế 6 máy bay MiG-21 và mua 8 máy bay mới vào năm 2016.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
EU muốn mua khí đốt từ Iran để giảm phụ thuộc Nga
EU đang trông đợi có thể nhập khẩu khí đốt từ Iran để chấm dứt sự lệ thuộc vào Nga, sau khi xuất hiện triển vọng về một thỏa thuận hạt nhân mới đi kèm dỡ bỏ trừng phạt với Tehran.
EU trông đợi vào nguồn khí đốt từ Iran để chấm dứt phụ thuộc vào Nga. (Ảnh: AFP)
Theo hãng thông tấn AFP, Liên minh châu Âu (EU) đang đặt cược vào các đường ống mang tên Hành lang phía Nam để cung cấp khí đốt cho miền nam châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ từ các mỏ dầu tại Azerbaijan và các quốc gia lân cận, bao gồm Iran.
"Đó là một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng ta", Miguel Arias Canete, Ủy viên EU về Hành động khí hậu và năng lượng, phát biểu hôm 15/4 tại thủ đô Riga của Latvia khi đề cập đến nguồn khí đốt.
Sẽ được triển khai vào năm 2019, dự án này được coi là bước khởi đầu để cung cấp 10 tỷ m3 khí đốt/năm cho Bulgaria và Hy Lạp. Và "có thể tăng lên đến 40 tỷ m3 khí đốt/năm" nếu một lệnh dỡ bỏ trừng phạt đối với Iran được ký kết, một quan chức châu Âu hôm 17/4 cho hay.
Giới chuyên gia nhận định châu Âu và Iran sẽ đạt được lợi ích chung nếu Iran đạt được thỏa thuận với Mỹ và các cường quốc còn lại về chương trình hạt nhân của nước này để đối lại một lệnh dỡ bỏ trừng phạt.
Judy Dempsey, một nhà phân tích của đại học Carnegie Europe tại Berlin, nhận định: "Thực tế Iran đang rất cần vốn đầu tư. Họ cần đồng tiền mạnh. Họ cần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Châu Âu thì muốn giải quyết vấn đề khí đốt. Đó chắc chắn là một giải pháp thay thế, nhưng các nước châu Âu cần thận trọng để không bỏ trứng vào một giỏ là Iran".
Daniel Gros, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cảnh sách châu Âu trụ sở tại Brussel, cho biết "sẽ mất rất nhiều thời gian để Iran có thể trở thành một giải pháp thay thế "chắc chắn" cho Gazprom" khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng đường ống khí đốt mới và cơ sở hạ tầng cần thiết. Trong khi đó, thông qua các đường ống có sẵn, "Nga sẽ vẫn là nguồn cung cấp rẻ nhất cho EU thời gian tới".
Châu Âu đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn và con đường cung cấp năng lượng mới cho khu vực khi cuộc khủng hoảng Ukraine đang khiến cho quan hệ với Nga rơi vào bế tắc.
Năm 2014, EU đã bỏ ra khoảng 400 triệu euro để nhập khẩu khí đốt. Trong đó, liên minh này mua 125 tỷ m3 khí đốt từ Tập đoàn Gazprom của Nga, với một nửa đi qua Ukraine.
Tuy nhiên, việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine đã trở nên khó lường do những bất đồng tài chính không ngớt giữa Gazprom và doanh nghiệp của Ukraine Naftogaz, cũng như cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine. Giám đốc Gazprom, ông Alexei Miller, đang đe dọa sẽ cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt qua Ukraine vào năm 2019.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ AFP
Bulgaria, Tây Ban Nha, Áo bắt nhiều đối tượng dính líu tới khủng bố Các công tố viên Bulgaria ngày 31/3 cho biết đã buộc tội 8 công dân nước này tuyên truyền cho tư tưởng tôn giáo cực đoan và kích động chiến tranh trong bối cảnh quốc gia châu Âu này tăng cường điều tra các đối tượng ủng hộ tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Cảnh sát đặc nhiệm...