Bulgaria dựa vào Mỹ để thoát khỏi phụ thuộc nhiên liệu hạt nhân từ Nga
Trong một động thái mang tính lịch sử, Bulgaria đã tìm đến sự giúp đỡ của Mỹ để thoát khỏi phụ thuộc hạt nhân từ Nga.
Nhà máy điện hạt nhân Kozloduy của Bulgaria. Ảnh: Sofia Global
Bulgaria đang từ bỏ nhiên liệu hạt nhân của Nga, nguồn thu quan trọng của Điện Kremlin trong bối cảnh châu Âu cắt giảm mua dầu và khí đốt từ Moskva.
Cụ thể, Bulgaria, quốc gia đã xây dựng nhà máy điện hạt nhân duy nhất với sự hỗ trợ của Liên Xô cách đây gần 60 năm, hiện đang chờ đợi các thanh nhiên liệu mới do Mỹ sản xuất, mà họ hy vọng sẽ trở thành một trong những quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw đầu tiên chấm dứt sự phụ thuộc kéo dài hàng thập kỷ vào Nga.
Trong một tuyên bố mới đây, Tsanko Bachiiski, Chủ tịch Cơ quan quản lý hạt nhân Bulgaria, cho biết nhiên liệu hạt nhân do công ty Westinghouse của Mỹ sản xuất sẽ được vận chuyển từ Thụy Điển trong tháng tới và có thể được đưa vào tổ máy số 5 của Nhà máy điện hạt nhân Kozloduy vào tháng 5/2024.
Động thái này thể hiện một bước đi mang tính biểu tượng đối với Bulgaria, quốc gia từ lâu đã duy trì mối liên hệ chặt chẽ với Nga về mặt chính trị và kinh tế. Điều này cũng có thể đồng nghĩa với việc Moskva sẽ mất doanh thu, vốn phụ thuộc một phần vào hoạt động buôn bán nhiên liệu hạt nhân trị giá hàng tỷ USD.
Video đang HOT
Martin Vladimirov, Giám đốc chương trình năng lượng và khí hậu tại Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ, cho biết: “Đây là một sự thay đổi lớn về chính sách – trong nhiều thập kỷ Bulgaria đã phụ thuộc vào các hợp đồng dài hạn để nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga”.
Ông Vladimirov nói thêm rằng Bulgaria cũng có “mạng lưới thân Nga” đã dành nhiều năm để tranh luận rằng các kế hoạch hạt nhân của nước này chỉ có thể hoạt động bằng nhiên liệu của Nga. Theo ông Vladimirov, những cảnh báo đó “đã được chứng minh là bị thổi phồng quá mức”.
Các cơ quan quản lý Bulgaria cho biết họ không lường trước được những vấn đề lớn khi chuyển từ nhiên liệu hạt nhân của Nga sang của Mỹ. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên trong một loạt động thái có thể phá vỡ sự phụ thuộc vào Nga đối với an ninh năng lượng của Bulgaria.
Bulgaria không phải là nước duy nhất phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân của Nga. CH Séc, Slovakia, Hungary và Phần Lan đều duy trì nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga bất chấp cuộc xung đột ở Ukraine, ngay cả trong bối cảnh nỗ lực giảm phụ thuộc vào dầu khí và khí đốt của Moskva.
Theo một phân tích mới của tổ chức tư vấn Bellona, các nước EU đã tăng gấp đôi lượng mua nhiên liệu hạt nhân của Nga vào năm ngoái, chi tổng cộng 686 triệu euro, so với 280 triệu euro của năm trước đó. 19 lò phản ứng do Liên Xô thiết kế, được xây dựng trên khắp Trung và Đông Âu trong thế kỷ qua, đã thúc đẩy nhu cầu.
Nhưng Westinghouse, công ty của Mỹ, sẽ sớm giúp cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân của Bulgaria tại Kozloduy – một bước ngoặt trong nỗ lực của Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng hạt nhân của châu Âu.
Ngoài ra, Westinghouse còn đang làm việc tại Bulgaria để xây dựng hai lò phản ứng mới với chi phí khoảng 14 tỷ USD. Trong khi công ty từ chối đưa ra bình luận, Tarik Choho, người phụ trách nhiên liệu hạt nhân của công ty, cho biết vào tháng 12 năm ngoái rằng họ “tự hào hỗ trợ Bulgaria trên con đường đa dạng hóa và đảm bảo an ninh năng lượng”.
Slovakia nêu lý do phản đối gói trừng phạt Nga thứ 12 của EU
Slovakia sẽ không ủng hộ gói trừng phạt Nga thứ 12 của EU nếu gói này bao gồm lệnh cấm nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga.
Một số nhà lãnh đạo châu Âu trao đổi tại một hội nghị của EU tại Brussels. Ảnh: Reuters
Slovakia cho biết nước này sẽ phản đối gói trừng phạt thứ 12 của EU đối với Nga liên quan đến nhiên liệu hạt nhân. Điều này được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Slovakia Juraj Blanar tuyên bố mới đây, theo hãng thống tấn TARS (Slovakia).
Ông Blanar cho biết các lệnh trừng phạt mới của EU đối với Nga không nên áp dụng đối với nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân, do các nhà máy điện hạt nhân của Slovakia vẫn chưa được chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu khác. Đối với Chính phủ Slovakia, vấn đề này cực kỳ quan trọng.
Ngoài ra, đại diện của đảng "Slovakia tiến bộ" Tomasz Valasek nhấn mạnh rằng nếu các lệnh trừng phạt liên quan đến việc nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân Nga thì bất kỳ chính phủ Slovakia nào cũng sẽ phủ quyết gói này.
Giữa tuần trước, hãng tin AP dẫn lời Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết họ đã đề xuất với các quốc gia thành viên một gói trừng phạt mới nhắm vào Điện Kremlin và các thực thể liên quan, nhằm tìm cách thắt chặt các biện pháp trước đây.
Đề xuất trên được đưa ra trong các cuộc đàm phán mới giữa 27 quốc gia thành viên để đạt được sự nhất trí cần thiết. Các quan chức EU cho biết họ hy vọng gói thứ 12 sẽ được áp dụng vào cuối năm nay.
Mặc dù tuyên bố của bà Leyen không đi sâu vào chi tiết, nhưng các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với ngành kim cương sinh lợi của Nga.
Tuyên bố của Ủy ban châu Âu nêu rõ rằng các đề xuất mới bao gồm các tổ chức thuộc các lĩnh vực quân sự, quốc phòng và công nghệ thông tin của Nga cũng như các nhà điều hành kinh tế quan trọng khác, với mục tiêu là hơn 120 cá nhân và tổ chức.
Bởi vì EU cần sự đồng thuận nên kết quả về gói trừng phạt mới nhằm vào Nga vẫn chưa rõ ràng. Trước đây, Hungary, quốc gia vẫn có quan hệ gần gũi với Nga, đã trì hoãn và giảm nhẹ một số gói trừng phạt.
Quan chức Mỹ thừa nhận phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân Nga Một quan chức cấp cao tại Mỹ thừa nhận rằng việc Mỹ nhận quá nhiều nhiên liệu hạt nhân từ Nga là "rất đáng lo ngại". Một nhà máy điện hạt nhân gần thành phố Waynesboro, bang Georgia (Mỹ). Ảnh: AP Theo đài Sputnik (Nga), trong cuộc trao đổi với một tờ báo Anh ngày 7/11, Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Mỹ...