Bulgaria có thay đổi ‘lịch sử’ đối với khí đốt của Nga
Đường ống mới có thể vẽ lại bản đồ năng lượng Đông Nam châu Âu trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine.
Theo Politico.eu ngày 20/3, cuộc xung đột Nga-Ukraine đang khiến Bulgaria hướng đến điều không tưởng, độc lập với khí đốt tự nhiên Nga.
Xung đột Nga-Ukraine khiến các nước châu Âu tìm cách giảm phục thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh: AFP
Trong nhiều thập kỷ, chính sách năng lượng của Bulgaria đã được định hình dưới áp lực từ các công ty năng lượng của Nga, như nhà sản xuất khí đốt tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước Gazprom và tập đoàn dầu khí khổng lồ Lukoil.
Nhưng trong một động thái lịch sử có thể vẽ lại bản đồ năng lượng châu Âu, Phó Thủ tướng Bulgaria Asen Vassilev cho biết, khi thỏa thuận 10 năm của Bulgaria với Gazprom hết hạn vào cuối năm 2022, Sofia sẽ tìm kiếm nguồn cung khác để đáp ứng nhu cầu khí đốt tự nhiên của mình.
“Trong tình huống này, không thể có các cuộc đàm phán với Gazprom. Có những lựa chọn thay thế”, ông Vassilev nói với Đài phát thanh quốc gia Bulgaria.
Tuyên bố trên của ông Vassilev được đưa ra chỉ vài tháng trước khi một đường ống kết nối mạng lưới khí đốt của Bulgaria với Hy Lạp sắp được hoàn thành, một dự án mà các nhà ngoại giao Mỹ và châu Âu từ lâu đã nghi ngờ Moskva đang tìm cách ngăn chặn.
Video đang HOT
Bulgaria có mối quan hệ sâu sắc hơn với Moskva so với bất kỳ quốc gia nào trong Liên minh châu Âu, nhưng chính phủ mới của họ, nắm quyền vào tháng 12/2021, đang tìm cách thúc đẩy quan hệ với phương Tây hơn.
Đường ống trên – được biết đến với tên gọi dự án kết nối Hy Lạp – Bulgaria, sẽ tạo ra sự linh hoạt cho thị trường khí đốt Đông Nam Âu, có khả năng cho phép các nước trong khu vực đa dạng hóa nguồn cung từ khí đốt của Nga và cải thiện kết nối giữa EU với các nhà sản xuất khí đốt Trung Đông và Trung Á.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Alexander Nikolov, dự án sẽ cho phép nước này tăng công suất khí đốt từ 3 lên 5 tỷ mét khối khí đốt nhập khẩu mỗi năm và giúp Sofia kết nối với một trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng ( LNG) ở thành phố Alexandroupolis của Hy Lạp dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2023.
Sofia cũng sẽ tìm cách tăng nhập khẩu từ Azerbaijan, quốc gia đã cung cấp cho Bulgaria 1 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Ông Vassilev nói: “Đây không chỉ là quan điểm của Bulgaria. Đây là chiến lược chung của châu Âu”, đồng thời viện dẫn thỏa thuận gần đây mà các nhà lãnh đạo EU đưa ra tại hội nghị thượng định ở Versailles (Pháp) nhằm “giảm dần sự phụ thuộc của EU vào khí đốt, dầu và than nhập khẩu của Nga càng sớm càng tốt”.
Diễn biến báo hiệu chiến sự Ukraine khó hạ nhiệt
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã bước sang ngày thứ 25, với những diễn biến mới cho thấy tình hình còn căng thẳng, dù hai bên được cho là gần đạt một thỏa thuận.
Nga phóng tên lửa dồn dập
Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.3 nói rằng lực lượng nước này đã giết chết hơn 100 thành viên của lực lượng đặc nhiệm Ukraine và "lính đánh thuê người nước ngoài" khi phóng tên lửa từ biển nhắm vào một trung tâm huấn luyện ở TP.Ovruch thuộc miền bắc Ukraine, theo AFP.
Binh sĩ Ukraine ngày 19.3 khiêng thi thể tại trường quân sự bị trúng rốc két Nga ở tỉnh Mykolaiv. Ảnh AFP
Quân đội Nga còn phóng tên lửa hành trình Kalibr từ Biển Đen nhắm vào một nhà máy được dùng để sửa chữa xe bọc thép ở TP.Nizhyn, cũng thuộc miền bắc Ukraine, theo Bộ Quốc phòng Nga. Bộ này cùng ngày còn tuyên bố lực lượng Nga đã phóng tên lửa bội siêu thanh Kinzhal phá hủy một kho nhiên liệu ở tỉnh Mykolaiv thuộc miền nam Ukraine. Tên lửa Kinzhal đã được phóng từ không phận trên bán đảo Crimea và tên lửa Kalibr được phóng từ Biển Caspi cũng nhắm vào kho nhiên liệu nói trên. Lực lượng vũ trang Ukraine xác nhận kho nhiên liệu bị trúng tên lửa, nhưng nói chưa có thông tin về loại tên lửa được phóng, theo AFP.
Cũng trong ngày 20.3, Hội đồng TP.Mariupol ở miền đông Ukraine cáo buộc lực lượng Nga ngày 19.3 dội bom xuống một trường nghệ thuật trong thành phố, nơi có khoảng 400 cư dân lánh nạn, theo Reuters. Hội đồng khẳng định tòa nhà đã bị phá hủy và có nạn nhân nằm dưới đống đổ nát. Cho đến tối qua chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với thông tin dội bom. Moscow đã nhiều lần phủ nhận chiến dịch quân sự của mình ở Ukraine, bắt đầu từ ngày 24.2, nhắm vào các mục tiêu dân sự.
Trong khi đó, nhiều người ở khắp Ukraine đang được huấn luyện tác chiến để chuẩn bị đối phó cuộc giao tranh trên phố có thể sắp xảy ra, theo Đài NHK. Cách đây vài ngày, nhiều công dân trẻ ở TP.Odessa thuộc miền nam Ukraine đã được dạy cách sử dụng súng trường tự động khi thành phố này dự đoán lực lượng Nga sắp có hành động quân sự mới. Giới chức quốc phòng Mỹ và Anh cho rằng lực lượng Nga đang rơi vào tình cảnh khó khăn do gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ binh sĩ Ukraine.
Động thái mới của Mỹ
Giữa lúc chiến sự tiếp diễn, Thư ký Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov ngày 19.3 cho hay nước này sẽ nhận lô hàng vũ khí mới từ Mỹ trong vài ngày tới, trong đó có tên lửa phòng không Stinger và tên lửa chống tăng Javelin, theo Reuters.
Cũng trong ngày 19.3, sau cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ở thủ đô Sofia, Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov thông báo Mỹ sẽ gửi một đạo quân đến Bulgaria để củng cố sườn phía đông của NATO. Đạo quân này sẽ là một phần trong nhóm tác chiến của NATO ở Bulgaria, theo hãng tin DPA dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Bulgaria.
Chiến sự Ukraine gây ra hậu quả kinh tế lớn
AFP ngày 20.3 dẫn lời bà Beata Javorcik, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), cảnh báo chiến sự tại Ukraine đang gây ra những hậu quả kinh tế lớn, đặc biệt đối với lĩnh vực năng lượng, thực phẩm, lạm phát và đói nghèo.
Theo bà Javorcik, chiến sự Ukraine xảy ra vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, nên giá năng lượng tăng cao tiếp tục gây cản trở cho sự tăng trưởng, và lạm phát gia tăng sẽ buộc các ngân hàng trung ương phản ứng bằng cách tăng lãi suất. Bà Javorcik còn cho rằng dù chiến sự có chấm dứt vào lúc này, những hậu quả nó mang lại vẫn sẽ kéo dài nhiều tháng và người nghèo sẽ hứng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn vì giá năng lượng, thực phẩm tăng cao.
Trong khi đó, báo Hurriyet hôm qua dẫn lời Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho hay Nga và Ukraine gần đạt thỏa thuận về những vấn đề "mang tính quyết định" và ông hy vọng sẽ có lệnh ngừng bắn nếu hai bên không thụt lùi từ những bước tiến đã đạt được. Ông Cavusoglu không nói rõ đó là những vấn đề gì.
Ông Vladimir Medinsky, Trưởng đoàn đàm phán của Nga, cho biết hai bên đã tiến gần hơn đến một thỏa thuận về việc Ukraine từ bỏ ý định gia nhập NATO và chấp nhận tình trạng trung lập. Ngày 19.3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay Moscow hy vọng chiến dịch quân sự ở Ukraine sẽ kết thúc với việc ký kết các tài liệu về an ninh và tình trạng trung lập của Ukraine, theo hãng tin Interfax.
Anh cảnh báo thiệt hại ít nhất 70 tỷ bảng từ lệnh cấm dầu mỏ Nga của EU Ngày 18/3, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã cảnh báo một lệnh cấm ngay lập tức trên toàn Liên minh châu Âu (EU) đối với việc nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga sẽ gây thiệt hại ít nhất 70 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh. Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal thuộc Nga....