Bulgaria cho công dân EU nhập cảnh, Croatia mở biên giới với 1 số nước
Động thái của Bulgaria cho nhập cảnh và Croatia mở cửa biên giới với một số nước là nhằm khôi phục lại kinh tế hậu Covid-19.
Trước tình hình dịch Covid-19 đang có dấu hiệu khả quan, các nước khu vực Đông-Nam Âu như Bulgaria và Croatia đã bắt đầu triển khai nhiều biện pháp dỡ bỏ các lệnh hạn chế, mở cửa biên giới và kết nối lại các hoạt động thương mại để khôi phục lại kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19.
Cửa khẩu Bulgaria. Ảnh: BNT.
Theo thông tin mới nhất của chính phủ Bulgaria, nước này vừa đưa ra quyết định dỡ bỏ lệnh cấm du khách từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen nhập cảnh vào nước này. Bộ Y tế nước này cho biết du khách là công dân các quốc gia EU khi nhập cảnh nước này sẽ không phải cách ly 14 ngày theo quy định, thời gian cách ly này chỉ áp dụng cho công dân ngoài EU. Đây là một trong những quyết định mới nhất của chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các đại diện người nước ngoài tại nước này tham gia vào các hoạt động kinh doanh, thương mại và đầu tư ở Bulgaria.
Trước đó, trong tháng 3, Bulgaria đã cấm nhập cảnh với khách du lịch đến từ nhiều quốc gia để ngăn chặn sự lây lan dịch Covid 19. Nước này đã nới lỏng các biện pháp hạn chế khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Tính đến hết ngày 23/5, Bulgaria ghi nhận 2,408 trường hợp nhiễm Covid-19 trong đó có số người tử vong xếp ở mức thấp ở châu Âu với 126 ca tử vong.
Cũng liên quan về tình hình dịch Covid-19, Croatia là một trong những quốc gia sớm có phương án mở cửa biên giới để khôi phục lại các hoạt động du lịch được coi là thế mạnh của nước này. Croatia đã mở cửa biên giới cho khách du lịch và người tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại kể từ ngày 11/5.
Hiện tại, nước này và Slovenia đã mở cửa biên giới. Từ ngày 29/5, quốc gia này tiếp tục mở cửa biên giới với Áo, Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary, điều này đồng nghĩa với việc công dân các nước này khi nhập cảnh sẽ không cần phải cách ly 14 ngày. Theo Bộ trưởng Du lịch Gari Cappelli, với các quốc gia châu Âu có tình hình dịch bệnh phức tạp hơn như Đức và Ba Lan dự kiến sẽ sẽ mở cửa vào 15/6, cùng với phần còn lại của châu Âu./.
Châu Âu hứng cú sốc kinh tế vì lệnh cấm của Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố lệnh cấm nhập cảnh người từ châu Âu để phòng ngừa dịch Covid-19, gây ra cú sốc kinh tế, nhất là ngành hàng không.
Hành khách đeo khẩu trang tại sân bay ở thủ đô Rome, Ý ngày 12.3. Ảnh Reuters
Lệnh cấm nhập cảnh mới áp dụng đối với tất cả công dân đến từ các quốc gia châu Âu thuộc khu vực Schengen, không bao gồm Anh, Ireland, Croatia, Romania, Bulgaria hay CH Síp. "Đây là biện pháp toàn diện và mạnh mẽ nhất để đối phó vi rút từ nước ngoài trong lịch sử hiện đại", Tổng thống Trump tuyên bố, theo AFP.
EU kịch liệt phản đối
Theo thông báo của Nhà Trắng, lệnh cấm do Tổng thống Trump ban hành bắt đầu có hiệu lực vào ngày 13.3 và kéo dài 30 ngày. Ông Trump lưu ý riêng công dân Mỹ vẫn được phép trở về nước từ châu Âu.
Tổng thống Trump hạn chế nhập cảnh từ châu Âu trong 1 tháng để chống dịch Covid-19
Các quan chức Nhà Trắng đã phải đính chính là lệnh cấm không áp dụng đối với hàng hóa sau khi ông Trump tuyên bố "một số lượng lớn hàng hóa từ châu Âu sẽ bị cấm". Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân nên xem xét lại kế hoạch đi ra nước ngoài.
Tổng thống Trump cũng đổ lỗi cho Liên minh Châu Âu (EU) không có biện pháp hạn chế đi lại từ Trung Quốc, nguồn gốc của dịch Covid-19, dẫn đến những cụm lây nhiễm bùng phát ở Mỹ là do "những người trở về từ châu Âu".
Ngay sau đó, EU tiến hành cuộc họp để đánh giá tác động kinh tế từ lệnh cấm của Mỹ. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cảnh báo nguy cơ lệnh cấm gây gián đoạn kinh tế. "EU không tán thành việc Mỹ đơn phương ra quyết định áp dụng lệnh cấm đi lại mà không tham vấn. Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu, không giới hạn ở bất kỳ lục địa nào và đòi hỏi sự hợp tác hơn là hành động đơn phương", theo tuyên bố chung của ông Michel và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen.
Đáp lại, Tổng thống Trump nói không tham vấn, thông báo trước với lãnh đạo EU về lệnh cấm vì "sẽ mất thời gian", đồng thời cảnh báo động thái này sẽ "ảnh hưởng lớn" đến nền kinh tế.
Dù được miễn trừ và không còn là thành viên EU, chính phủ Anh cũng bày tỏ sự thất vọng, đồng thời cảnh báo động thái của Mỹ sẽ tác động xấu đến nền kinh tế nước này. Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak nhấn mạnh không có chứng cứ chứng minh cấm đi lại có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
Gây biến động thị trường
"Động thái bất ngờ của Mỹ đã làm biến động các thị trường chứng khoán và tác động lớn đến du lịch, khách sạn, nhà hàng và nhất là ngành hàng không, vốn đã chịu tổn thất nghiêm trọng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát", ông William Reinsch, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, trụ sở ở Mỹ), nhận định.
Các hãng hàng không châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, theo ông Reinsch. Chẳng hạn, cổ phiếu của Hãng Air France-KLM (Pháp - Hà Lan) đã giảm 15% và Lufthansa (Đức), British Airways (Anh) giảm gần 11% trong phiên giao dịch ngày 12.3. Còn Hãng Norwegian Air thì giảm 18%, theo Reuters.
Các nhà quan sát dự đoán tình trạng hỗn loạn tại hàng chục sân bay khắp châu Âu do hành khách cố gắng đến Mỹ trước khi lệnh cấm có hiệu lực. "Lệnh cấm khiến nhiều người hoảng loạn", Anna Grace, sinh viên người Mỹ (20 tuổi), nói với Reuters. Cô Grace đã vội vã đến sân bay Barajas tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha để lên chuyến bay trở về nhà ngày 12.3.
Bên cạnh đó, ông Harry Broadman, cựu quan chức Bộ Thương mại Mỹ, Giám đốc điều hành tổ chức nghiên cứu Berkeley, cho biết quyết định của Tổng thống Trump có thể bóp nghẹt thương mại dịch vụ giữa Mỹ - EU, đe dọa dòng chảy thương mại quốc tế và gây hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế trong ngắn hạn.
Thương mại hàng hóa và dịch vụ Mỹ - EU đạt tổng cộng gần 1,3 nghìn tỉ USD vào năm 2018. Cũng trong năm đó, Mỹ có thặng dư thương mại với EU là 60 tỉ USD. Năm 2019 chứng kiến mối quan hệ thương mại giữa hai bên trở nên căng thẳng. Trong vụ tranh chấp thương mại mới nhất liên quan đến việc chính phủ các nước châu Âu trợ cấp cho Hãng Airbus, Mỹ đã đánh thuế 25% lên một loạt hàng hóa, bao gồm rượu whisky Scotch, rượu của Pháp, Tây Ban Nha và pho mát Anh.
Theo thanhnien.vn
300 công ty Mỹ muốn TT Trump cấp visa cho người nước ngoài Việc hạn chế nhập cảnh của ông Trump sẽ gây ra khó khăn lớn đối với bộ máy tại các công ty Mỹ khi mất đi lực lượng lao động lành nghề. Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc về việc hạn chế thị thực làm việc tạm thời của các công nhân nước ngoài tại Mỹ, hơn 300 công ty...