Buk-M3: Hệ thống phòng không “thợ săn Tomahawk” đầy uy lực của Nga
Theo giới quan sát quân sự, với những nâng cấp mới, Buk-M3 hiện tại hoàn toàn có khả năng ngăn chặn các tên lửa hành trình hiện đại, trong đó có Tomahawk.
Hệ thống phòng không Buk-M3. Ảnh: RBTH
Theo RBTH, các lực lượng phòng không Nga sẽ được trang bị mới toàn bộ hệ thống Buk-M3 vào đầu năm 2020. Dù mang tên giống hệ thống tên lửa Buk đã có từ những năm 1980, nhưng Nga đã có nhiều cải tiến trên Buk-M3 giúp cho hệ thống này hoạt động một cách “thông minh” hơn hẳn phiên bản trước.
Một điểm khác biệt dễ nhận biết nhất của tổ hợp Buk-M3 so với phiên bản tiền nhiệm là việc nó được trang bị 6 đạn tên lửa đặt trong khoang bảo quản kín (các phiên bản cũ là 4 đạn tên lửa lắp ngoài). Với tính năng kỹ thuật nâng cấp, đạn tên lửa 9M317M trên Buk-M3 được đánh giá có tính năng đánh chặn hiệu quả gấp đôi so với dòng tên lửa trước đó trên các tổ hợp Buk.
Một hệ thống Buk-M3 có thể tạo ra một “lá chắn trên không” ngăn cản mục tiêu ở khoảng cách tối đa 70 km và độ cao tối đa 40 km.
Phần cứng của Buk-M3 có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ âm 50 cho tới 50 độ C. Theo RBTH, Buk-M3 có thể chống lại các thiết bị làm nhiễu sóng vô tuyến. Hệ thống này có khả năng dò tối đa 48 mục tiêu và khai hỏa tiêu diệt 4 mục tiêu cùng lúc.
Vốn là dòng tên lửa phòng không lục quân được Liên Xô thiết kế thay thế cho tổ hợp Kub hay còn được biết tới với biệt danh “Ba ngón tay tử thần” từ những năm 1980, sau 30 năm phát triển, Buk-M3 không chỉ kế thừa khả năng chiến đấu của dòng tên lửa phòng không chiến trường này, mà còn được nâng cấp để đối phó tốt với các cuộc tập kích bằng tên lửa hành trình hiện đại.
Dù khả năng chiến đấu của Buk-M3 chưa được kiểm chứng bằng thực tế chiến trường, nhưng phiên bản tiền nhiệm Buk-M2E của Syria đã thể hiện tốt vai trò khi ngăn chặn đợt tập kích bằng tên lửa hành trình hiện đại do Mỹ và đồng minh thực hiện hồi tháng 4-2018.
Phiên bản Buk-M2 đã chứng minh được khả năng tác chiến chống lại cuộc tập kích đường không bằng tên lửa hành trình hiện đại tại Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Video đang HOT
“Trong khi hệ thống phòng không Syria vất vả đối phó với đợt không kích của Mỹ và liên quân, thì Buk-M2E vẫn làm tốt vai trò của mình. Ở hướng thung lũng Beqaa, dù các tên lửa hành trình hiện đại của Mỹ và liên quân, trong đó có Tomahawk MK IV, bay ở độ cao thấp để tránh bị phát hiện, nhưng phần lớn chúng bị các tổ hợp Buk đánh chặn. Ngoài ra, đã ghi nhận việc Buk bắn hạ thành công tên lửa hành trình tàng hình phóng từ máy bay ném bom B-1B ở ngoại vi Thủ đô Damascus”, chuyên gia Alexei Leonkov cho biết.
Theo chuyên gia quân sự Dmitry Safonov, hệ thống Buk-M3 có tính linh động cao và có thể triển khai ở trên mặt đất cũng như trên tàu chiến với mức độ chính xác đạt mức 97/100. Ông Safonov cho rằng Buk-M3 có phần vượt trội hơn các hệ thống nổi tiếng khác trên thế giới như Chaparral (Mỹ), Rapier (Anh), Roland-5 (Đức-Pháp) và Crotale NG (Pháp).
Như vậy, với tính năng chiến đấu vượt trội hơn phiên bản M2, Buk-M3 chắc chắn đáp ứng tốt khả năng ngăn chặn các đợt tập kích đường không sử dụng tên lửa hành trình hiện đại, trong đó có Tomahawk.
Theo Cơ quan Hợp tác Quốc phòng và An ninh Nga, Buk-M3 đã có biến thể xuất khẩu và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các quốc gia Cận Đông và châu Á.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)
Theo doisongphapluat
Trừng phạt mới Mỹ nhằm vào Nga: Đòn đánh "sấm sét" bắc cầu thương vụ vũ khí
Mỹ đã liệt kê danh sách 33 cơ quan tình báo và quốc phòng chịu trong danh sách đen vì liên quan giao dịch vũ khí với Nga, tờ Wall Street Journal cho biết.
"Các trừng phạt nhằm vào Nga được thông báo trong tuần được cho là thông điệp gửi đến các nước khác vẫn muốn mua vũ khí của Nga", các chuyên gia nói trên Wall Street Journal.
Trừng phạt của Mỹ nhằm vào các thương vụ vũ khí của Nga. Ảnh:E PA-EFE/REX/SHUT/EPA/SHUTTERSTOCK
Trong thời gian qua, Mỹ liên tục tăng cường hàng loạt trừng phạt vào các hoạt động tình báo và ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Trong tuần này, Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục áp các trừng phạt vào một cơ quan nghiên cứu quốc phòng Trung Quốc và giám đốc Cục phát triển thiết bị của Trung Quốc (EDD). Được biết, EDD đã mua các máy bay chiến đấu và tên lửa từ Nga. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đưa 33 cá nhân và tổ chức được cho là có liên quan đến quân đội và cơ quan tình báo vào quốc phòng Nga vào danh sách đen trừng phạt.
Người phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ cho biết các quan chức này hoạt động vì lợi ích của các cơ quan tình báo và công nghiệp quốc phòng của Nga. Họ bị trừng phạt theo quy định của luật CAATSA.
CAATSA liên tục thúc đẩy các trừng phạt Nga bởi các hành động khiêu khích tại Ukraine và liên quan tron
Đây là lần đầu tiên Washington đưa ra hình phạt này. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, đây là cách mà Mỹ tăng cường mối đe doạ nhằm gây sức ép cho các thương vụ vũ khí vài tỷ đôla giữa Nga và các nước khác.
Ông Richard Newphew, một cựu quan chức chính sách trừng phạt tại Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện là giáo sư và học giả nghiên cứu cấp cao tại Đại học Columbia cho biết, mối đe doạ cho các trừng phạt là sự thật.
Ông Nephew - tác giả bài viết liên quan chính sách trừng phạt Mỹ đã từng nhắc đến "Nghệ thuật của trừng phạt" cho biết, các trừng phạt nhằm vào Trung Quốc là "đòn cảnh cáo từ xa" nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ - hai quốc gia cũng đã có thoả thuận thương vụ vũ khí với Nga.
Việc bổ sung thêm 33 cá nhân và thực thể vào danh sách trừng phạt mới là hết sức quan trọng, bà Judith Lee, một đối tác của Gibson Dunn & Crutcher LLP- công ty chuyên sâu về thương mại quốc tế, trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu cho biết.
Theo bà Lee, danh sách liệt kê trên không trực tiếp áp dụng giống như một trừng phạt nhưng động thái lại cảnh báo các đối tượng có liên quan đến giao dịch với các bên nằm trong danh sách mà Washington chỉ định có thể đối mặt với trừng phạt.
"Bất kỳ ai ý thức được rủi ro phải đối mặt sẽ không bao giờ muốn hợp tác hay làm việc với các cá nhân và thực thể đó nữa", bà Lee nói.
Các quan chức Mỹ từ chối đưa ra thông tin cụ thể liên quan đến 33 cá nhân hay thực thể.
Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 10/2017 đã xác định tính chất và tầm quan trọng của giao dịch, bày tỏ các quan tâm đến vấn đề an ninh quốc gia và lợi ích trong chính sách đối ngoại của Mỹ cũng như các liên quan về hoạt động quốc phòng và tình baó.
"Đây là một biện pháp lạnh lùng. Họ [Washington] có thể sẽ nhận thấy chính mình đang bị đóng băng trong quan hệ thương mại toàn cầu", bà Lee cho biết.
Phản ứng mạnh mẽ từ phía Nga và Trung Quốc
Theo Reuters, Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 21/9 cáo buộc việc Mỹ áp lệnh trừng phạt là động thái nhằm vào các khách hàng mua vũ khí của Nga và các cá nhân có quan hệ với quân đội Nga. Điều đó giống như một biện pháp nhằm tấn công các đối thủ trên thị trường kinh doanh vũ khí.
"Đây là hành vi cạnh tranh không công bằng, thiếu trung thực, một nỗ lực nhằm sử dụng các biện pháp phi thị trường đi ngược lại các quy định và nguyên tắc thương mại quốc tế", ông Peskov phát biểu.
Moscow và Bắc Kinh đã lên án các trừng phạt này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ngày 21/9 rằng, các trừng phạt là vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực quy định về quan hệ quốc tế và kêu gọi Washington phải huỷ bỏ trừng phạt trên. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng rằng, các trừng phạt là cách biểu hiện khác của một cuộc cạnh tranh không lành mạnh.
Trong khi đó, thành viên Quốc hội Nga Franz Klintsevich cho biết, các trừng phạt của Washington không hề ảnh hưởng đến các hợp đồng mua bán vũ khí S-400 hay Su-35 của Nga và các nước khác.
"Tôi chắc chắn rằng, các hợp đồng này sẽ vẫn thực hiện theo đúng lịch trình. Việc sở hữu các thiết bị quân sự này rất quan trọng với Trung Quốc", hãng tin Interfax của Nga trích dẫn lời ông Klintsevich cho biết.
Các biện pháp trừng phạt diên ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục căng thẳng leo thang của chiến tranh thương mại.
Mỹ nhiều lần chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 của Nga. Washington liên tục bày tỏ lo lắng rằng việc triển khai S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ không tương thích với hệ thống của NATO.
"Chúng tôi hi vọng ít nhất nỗ lực này sẽ gửi tín hiệu nghiêm túc đồng thời mong muốn các nước có giao dịch vũ khí với Nga sẽ suy nghĩ lại và cân nhắc về điều này", một quan chức khác của Mỹ cho biết.
Người phát ngôn Điện Kremlin gọi các biện pháp mà Mỹ áp dụng là hành vi thù địch và không thể lường trước. Tuynhiên, ông Peskov chưađưa ra thông tin phản ứng của Nga sau vụ việc này./.
Theo nhandan.com.toquoc
Điện Kremlin cực kỳ quan ngại về vụ máy bay Nga bị bắn hạ ở Syria Quân đội Nga đã xác định được vị trí chiếc máy bay Ilyushin-20 bị rơi ở Địa Trung Hải, Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm 18.9. Máy bay Ilyushin-20. Ảnh: Tass. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cuộc tìm kiếm phi hành đoàn của máy bay Ilyushin-20 của Nga bị rơi ngoài khơi Latakia, Syria có 8 tàu thuyền của hải quân...