Bùi Tiến Dũng hạnh phúc vì con gái không khóc nhè khi đến tiễn bố sang UAE
Các tuyển thủ Việt Nam có tinh thần rất hứng khởi trước khi lên đường sang UAE thi đấu vòng loại thứ 3 World Cup 2022.
Vào lúc 22h45 ngày 30/9, ĐT Việt Nam sẽ rời khách sạn để ra sân bay lên đường sang UAE tham dự trận đấu với Trung Quốc. Trước giờ lên đường, như thường lệ, các cầu thủ tất bật với công việc chuẩn bị hành lý đồ đạc. Tuy nhiên, ai nấy đều vô cùng hứng khởi.
Trung vệ Bùi Tiến Dũng là một trong những cái tên sẽ trở lại ở trận đấu tới sau khi đã bỏ lỡ cuộc đối đầu với Australia vì chấn thương. Anh được vợ và con gái là bé Sushi đến tận khách sạn để chào tạm biệt. Trung vệ sinh năm 1995 chia sẻ: “Lần đầu biết chào tạm biệt bố bằng cách thơm chứ không khóc nhè như mọi lần. Gái rượu của bố ngoan và giỏi lắm”.
Gia đình nhỏ đến tiếp sức cho Bùi Tiến Dũng
Trong khi đó, Tiến Linh và Phan Văn Đức lại hào hứng chia sẻ bức ảnh check-in cực ngầu với cặp kính đen. Đây là phụ kiện thường có của một số cầu thủ khi ra nước ngoài thi đấu. Văn Đức viết ngắn gọn: “Chúng tôi đã sẵn sàng”.
Cũng trong tối 30/9, ĐT Việt Nam tổ chức sinh nhật sớm hơn một ngày cho HLV Park Hang-seo. Ngày mai, lịch trình của toàn đội sẽ khá bận rộn. Họ mất 7 tiếng để bay từ Hà Nội đến UAE. Vào buổi tối, dự kiến cả đội sẽ có buổi tập nhẹ đầu tiên.
Chuyến bay của ĐT Việt Nam khởi hành vào lúc 1h sáng ngày 1/10. Chúng ta có 1 tuần để chuẩn bị và làm quen khí hậu trước khi thi đấu với Trung Quốc vào ngày 7/10.
Toàn đội chúc mừng sinh nhật HLV Park Hang-seo
"Ông chú" thủ môn Tấn Trường kể về tuổi thơ dữ dội: Ba mẹ ly hôn từ khi 4 ngày tuổi, từng ăn cắp vặt vì nghèo
Ít ai biết rằng phía sau những pha tấu hài hay câu nói mặn mòi của "ông chú" Tấn Trường lại là một tuổi thơ vô cùng dữ dội.
Video đang HOT
Một trong những nhân vật "hời" nhất và hot nhất khi cùng ĐT Việt Nam làm nên lịch sử tại vòng loại World Cup 2022 có lẽ chính là thủ môn Bùi Tấn Trường. Bởi lẽ dù đã có nhiều năm thi đấu nhưng so với dàn cầu thủ nam thần mà dân mạng vẫn quen mặt, Tấn Trường lại ít được biết đến hơn trên cõi mạng.
Và kết quả thì chính Tấn Trường cũng không tưởng tượng được, fanpage của "vựa muối" mới nổi đã tăng hàng trăm nghìn lượt theo dõi chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Không phụ sự mong đợi từ dân mạng, "ông chú" thủ môn cũng cực chăm tương tác, livestream cập nhật tình hình của mình và đồng đội mọi lúc mọi nơi.
Thủ môn Bùi Tấn Trường
Mới nhất, giữ vững phong độ của một streamer tiềm năng, Tấn Trường đã tổ chức giao lưu kể với mọi người về cuộc đời mình. Trong đó, tuổi thơ dữ dội của "ông chú" thủ môn đã khiến nhiều người bất ngờ lẫn xúc động, không ngờ rằng Tấn Trường đã trải qua thời gian khó khăn, cơ cực đến vậy.
Ba mẹ ly dị từ khi 4 ngày tuổi, 10 tuổi đi bán vé số
Câu chuyện bắt đầu bằng ước mơ của Tấn Trường hồi 9 -10 tuổi: làm tài xế. Lý do của anh khi đó cũng ngây ngô như những đứa trẻ khác là kiếm tiền cho gia đình. Ở thời điểm đó, cầu thủ hay thủ môn đối với Tấn Trường là một nghề gì đó rất xa vời, là một thế giới khác.
Tuy nhiên nghề đầu tiên mà "ông chú" này thực hiện là bán vé số: "Lúc đó 9 - 10 tuổi, khoảng năm 1996, vé số 1 ngàn đồng/ tờ. Nhà tui không phải thuộc dạng quá nghèo vì ở gần chợ, mẹ tui buôn bán mà. Nhưng mọi người biết tại sao tui đi bán vé số không? Để lấy tiền đi chơi, tui ham chơi lắm".
Tấn Trường trong buổi livestream tối 17/6
Đến năm 12 tuổi, Tấn Trường mới bắt đầu nhận thức được hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Khi anh mới sinh được 4 ngày tuổi thì ba bỏ đi và ba mẹ ly dị, mình mẹ anh làm tất cả các nghề để nuôi 4 đứa con. Hiểu được điều này nên anh bắt đầu biết nghĩ cho mẹ, mẹ làm gì thì đi theo đấy để giúp, từ buôn trái cây đến bán thịt lợn. Cậu bé Tấn Trường khi đó bắt đầu từ những công việc chân tay nặng nhọc với ước mơ kiếm tiền giúp gia đình:
" 12 tuổi tui đã biết chạy xe Cub 50cc. Mỗi ngày cứ 1h sáng là mẹ đi chợ mua thịt lợn của thương lái, tui nằm ngủ bên cạnh. Đến khi mẹ cắt thịt xong khoảng 2h sáng thì tui chở đi giao cho những cửa hàng bán hủ tiếu, bán cơm,... xong thì về ngủ tiếp để 7h sáng đi học. Mỗi chuyến như vậy mẹ tui nhờ người khiêng lên xe khoảng 30 - 50kg thịt lợn cho tui đi giao.
Có một lần tui bị té vì vấp ổ gà. Tui bị xây xước sơ sơ thôi nhưng nguyên giỏ thịt heo đổ xuống đường. Trời ơi! 2h - 2h rưỡi sáng, không có một ai mà tui đứng tui khóc quá trời quá đất vì tui khiêng không có nổi. Mà đổ thịt ra thì dơ, không giao cho người ta được. May mắn là khoảng 15 - 20 phút sau có người chạy xe qua người ta giúp.
13 tuổi tui đi đội cát đội đá khi người ta cần người đội vật liệu từ ghe lên chỗ xây nhà. Tui đội từng thúng cát, từng thúng đá đến sưng đầu, đau nhưng kiếm được tiền nên mừng lắm. Buổi đầu tiên kiếm được 12 ngàn đồng, thời đó là rất nhiều nha. Làm theo số lượng, tui làm nhiều mới được từng đó. 12 ngàn thì tui đưa cho bà ngoại 7 ngàn còn 5 ngàn đem đi chơi".
Trải qua những ngày tháng khó khăn, nụ cười luôn nở trên môi "ông chú" thủ môn
"Ông chú thủ môn" cũng không ngại thừa nhận những thói xấu của mình khi còn nhỏ: "Hồi nhỏ tui trải qua đủ thứ, đi ăn cắp vặt nữa này. Ở quê nên cứ thèm cái gì là sang vườn nhà người khác hái, quýt, chuối, dừa, cam nè, kể cả cá luôn. Một nhóm nhóc nhóc, 5 - 6 thằng, đi qua vườn nhà ai một cái là quét sạch sành sanh, trái chín ăn rồi còn trái xanh bẻ giấu xuống đất để hôm sau ăn. Quậy cỡ đó luôn nhưng tuổi thơ phải như vậy mới vui đúng không mọi người?".
15 tuổi và ám ảnh đi ăn cắp bị người ta bắt được
14 tuổi, Tấn Trường bắt đầu xa gia đình ở quê, theo mẹ lên Sài Gòn mở quán cơm. Năm này với anh không có gì đặc biệt.
15 tuổi (2001), sự nghiệp của Tấn Trường chính thức bắt đầu sau khi bỏ học. Năm đó anh đang lớp 8, thấy hàng xóm đi làm ở Vũng Tàu có tiền, mỗi người mỗi tháng kiếm ít nhất 1 chỉ vàng (khoảng hơn 400k lúc đó) nên đòi nghỉ học đi làm. Dù gia đình không cho nhưng anh vẫn nhất quyết nghỉ vì nhà nghèo đến nỗi không có tiền đóng học, phải nợ lên nợ xuống.
Trong hành trình từ UAE về nước, Tấn Trường chính là người cập nhật đầy đủ hình ảnh của ĐT cho dân mạng
"Người ta làm kiếm 1 chỉ vàng/người/tháng còn tui 6 ngàn đồng/ngày, ngày nào đỉnh điểm lắm thì 10 ngàn. Mà mọi người biết làm gì không? Tui cắt đầu cá da bò cho 1 công ty hải sản. Con cá đó da nhám, tui đeo bao tay mà mới nửa tháng đầu là mòn đầu ngón tay rồi rách cả da tay phía trong luôn. Vậy mà cũng không bằng người ta, không đủ tiền ăn. Tui ra Vũng Tàu được 1 tháng thì mẹ ra theo.
Không đủ ăn nên tui bắt đầu trở lại đi ăn cắp vặt. Người ta đem cá từ biển về có cả mực và những loại cá khác mà những loại đó bị gạt qua 1 bên, đem ra ngoài để bán chứ không làm khô. Tui nghĩ ra cách bỏ vào bao tay, ăn cắp về để ăn. Em gái tui khi đó cũng đi theo tui mà chỉ phụ thôi chứ không làm được gì hết, tại nó nhỏ mà nên tui giao cho em tui cầm cái đồ ăn cắp. Tui kể mà tui nhục ghê luôn mọi người! Tui ra trước, nó ra sau xong nó bị bảo vệ bắt lại. Tui kể mà tui rớt nước mắt luôn mọi người, tội nghiệp em tui. Nó khóc quá trời khóc nên tụi chạy về méc mẹ, mẹ tui lên xin lỗi các kiểu rồi bảo vệ cũng tha. Những cái khoảnh khắc đó không bao giờ tui quên được" - Tấn Trường kể lại những ngày lăn lộn ở Vũng Tàu.
Đến tháng thứ 3 thì Tấn Trường nghỉ việc ở công ty hải sản, đi bán chôm chôm: "Hồi đó chôm chôm có ngàn rưỡi - 2 ngàn/kg, tui chạy về tận vườn mua 500 - 1 ngàn/kg rồi đem bán lại. Giai đoạn đầu tui mua 50kg bán chạy lắm, bán hết luôn. Hồi đó tui biết tiếng Anh sơ sơ rồi nha nên bán cho Tây nữa, cứ "tu tháo sừn, oăn kí lô" (two thousand one kilogam) mà nhỏ em tui nói chứ không phải tui, tui học theo. Lần thứ 2 tui tự đi mua, chở 100kg chôm chôm về bán hết, kiếm được tương đối ổn nhưng những lần sau bán ế quá trời ế, về ăn chôm chôm trừ cơm không".
15 tuổi có giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên, thủng lưới 29 trái trong 4 trận
Sau khi ở Vũng Tàu được 6 tháng thì gia đình Tấn Trường quay lại Đồng Tháp vì không làm ăn được gì nữa. Không lâu sau đó, em họ Tấn Trường rủ đi đá banh vì Đồng Tháp đang tuyển năng khiếu U16 mà không có thủ môn. "Hồi nhỏ đi đá banh trong xóm tui toàn làm thủ môn không à, tại tui không biết đá. Nên ok! Chơi!" - "ông chú" kể lại.
Kết quả không được suôn sẻ cho lắm, nếu không muốn nói là thê thảm: "Tập được mấy ngày thì tụi tui đi đá chính thức. Đó là giải chuyên nghiệp đầu tiên trong đời tui, năm tui 15 tuổi. 5 đội, thi đấu 4 trận tính điểm và đội tui thua cả 4 trận. Trận đầu tiên thua 10 - 1, trận thứ 2 thua 10 - 0, trận thứ 3 thua 5 - 1 và trận thứ 4 thua 4 - 0, tổng cộng 4 trận thủng lưới 29 trái. Tui kể không phải tự hào gì đâu mà chỉ là hồi đó tui ngố lắm mọi người, không biết phát bóng, không biết chụp banh luôn".
Với những con số như vậy thì chẳng riêng Tấn Trường mà ai cũng nghĩ anh sẽ không được chọn nhưng hoá ra là ngược lại: "Tui về đi làm tiếp thì khoảng 2 tuần sau có thông báo trên tỉnh gửi về, bà ngoại gọi điện cho mẹ: Thằng Út Cưng (tên ở nhà của tui là Út Cưng nha, không phải Trường đâu) nó được giấy tập trung năng khiếu gì nè, coi có cho nó đi không? Mẹ tui không cho đi vì sợ đá banh gãy tay gãy chân".
Giữa lúc đó, ba của Phan Thanh Bình (cựu tuyển thủ ĐT Việt Nam) đồng thời là cậu Năm của Tấn Trường, (mẹ Tấn Trường và ba Phan Thanh Bình là chị em ruột) đã bảo với chị gái cho cháu lên tập trung: "Giờ nó không đi học hành gì, đi làm không được bao nhiêu. Thôi chị cho nó lên chơi đá banh đi, được học hành rồi được người ta lo cho, có gì em hỗ trợ cho". Mẹ Tấn Trường đành đồng ý, để con trai lên tập trung ở CLB. Đó là năm 2001.
Có được như ngày hôm nay, Tấn Trường đã phải trải qua rất nhiều gian khổ
Những ngày đầu tiên trong sự nghiệp quần đùi áo số của Tấn Trường cũng chẳng dễ dàng gì: "Tui được phát 1 đôi giày, 1 đôi găng và 2 bộ đồ tập. Thời điểm đó tui mang giày size 42 - 43 mà giày được phát là size 45 vì không có số, tui đi như hề Sác-lô (Charlie Chaplin) vậy nhưng vẫn phải mang. Được hơn 2 tuần thì tui xin cậu Năm về vì không tập được. Lúc đó tui có biết chụp đâu, toàn ngã mà sân đội trẻ xấu lắm, ngã đau lắm nên về tối tui ngủ không có được, tui đau quá nên tui chảy nước mắt rồi tui về.
Mà tui về được mấy ngày thì Giám đốc Điều hành CLB lúc đó lại là hàng xóm đối diện nhà tui ở dưới quê, ổng biết rõ hoàn cảnh gia đình nên ổng về nhà khuyên tui lên. Ổng nói: Thôi con gắng theo đi, lên đây được ăn học, người ta lo miễn phí nên tui quay lại và đu theo nghề đá banh đến bây giờ".
Dàn cầu thủ nam thần đối mặt với lùm xùm: Người tranh thủ làm giàu, người đúng chuẩn "chồng quốc dân" Ai nấy đều mạnh mẽ, văn minh từ trên sân bóng đến ngoài đời. Các thành viên của ĐT Việt Nam ngoài là những cầu thủ tài năng thì còn là nam thần trong lòng rất nhiều người. Kể cũng đúng thôi vì chẳng kiếm đâu ra được nguyên team các chàng trai mạnh mẽ, cool ngầu, tính cách lại còn thú vị...