Bụi mịn xuyên qua khẩu trang, đi thẳng vào máu gây độc cho cơ thể
Nồng độ bụi PM 2.5 tại Hà Nội vẫn ở mức không an toàn. Với kích cỡ chỉ nhỏ bằng 1/30 sợi tóc, bụi mịn vào tận phế nang, đi vào máu, gây hại cho cơ thể.
Theo báo cáo của World Air Report 2018, trong số hơn 3000 thành phố (xếp hạng theo mức độ ô nhiễm bụi PM 2.5), thành phố Hà Nội xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 209 trên toàn thế giới. Trong khi đó, TP HCM xếp thứ 15 trong khu vực và đứng thứ 455 so với trên thế giới.
Vừa qua, Trung tâm phát triển Sáng tạo xanh- GreenID cũng đã công bố con số đáng báo động khi nồng độ bụi PM 2.5 (bụi mịn) tại Hà Nội vẫn đang ở mức độ không an toàn. Tại trạm đo chất lượng không khí tại Đại sứ quán Mỹ đưa ra kết quả có tới 88 ngày Hà Nội vượt quy chuẩn quốc gia Việt Nam về ô nhiễm không khí.
Theo các chuyên gia y tế, bụi mịn xuyên qua khẩu trang, đi thẳng vào máu gây độc cho cơ thể.
Bụi mịn có thể đi thẳng vào máu
BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng (Trưởng Khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương) cho rằng, trong không khí hiện nay, phần lớn được phát hiện là bụi PM2.5 (bụi mịn) có kích thước chỉ bằng 1/30 sợi tóc, xâm nhập vào hệ hô hấp của con người qua không khí và đi vào phổi, thậm chí đi thẳng vào máu gây độc cho cơ thể.
Theo BS Nguyễn Ngọc Hồng, bụi trong không khí có nhiều loại, có thể là bụi vô cơ hoặc bụi hữu cơ. Ở những môi trường đô thị như ở Hà Nội, mật độ giao thông rất đông, bụi hữu cơ rất nhiều, đây là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu động cơ, là các phản ứng cháy không hoàn toàn, sản sinh ra nhiều sản phẩm trung gian và nhiều tạp chất khác như cacbon, sunphua, nitơ, lưu huỳnh và các hợp chất kim loại như chì… rất độc hại.
Những hạt bụi này chứa nhiều hợp chất hóa học, lơ lửng trong không khí và rất nhỏ. Những chất này khi vào cơ thể nhẹ thì gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, nặng có thể khiến con người có phản ứng ho, khạc đờm kéo dài, thậm chí khó thở, như ở những người có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính ở phổi như viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm nặng thêm vấn đề tim mạch… Sống trong môi trường ô nhiễm không khí kéo dài còn gây các rối loạn tắc nghẽn.
Video đang HOT
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp, bị nặng lên dẫn đến tình trạng khó thở tăng lên. (Ảnh: KT)
“Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp sẽ gây nên tình trạng kích ứng đường hô hấp, làm cho những người đã có bệnh lý hô hấp rồi như những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bị hen phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sẽ bị nặng lên dẫn đến tình trạng khó thở tăng lên, nặng sẽ suy hô hấp phải nhập viện, thậm chí những bệnh nhân này đáp ứng kém với điều trị”- BS Hồng cho biết.
Máy lọc không khí, khẩu trang không thể chống lại bụi mịn
Hiện nay, vì mức độ nguy hiểm của bụi mịn PM 2.5, nhiều gia đình, cơ quan tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM thường sử dụng các loại máy lọc không khí, khẩu trang có giá trị từ vài trăm đến cả chục triệu đồng để chống lại bụi mịn. Tuy nhiên theo BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng, những thiết bị này hầu như không có hiệu quả như mong đợi.
Bác sĩ Hồng cho rằng, có rất nhiều loại máy lọc không khí. Tuy nhiên, việc đưa máy lọc không khí để xử lý bụi trong cuộc sống, gia đình thì sẽ không hiệu quả. Bởi nếu mở cửa ra thì lập tức bụi vào trong nhà. Theo BS Hồng, máy lọc không khí chỉ thường dùng cho khu hậu phẫu, vô trùng.
“Chúng ta đừng tốn thời gian để nghiên cứu về những loại máy lọc không khí vì nó không giải quyết vấn đề. Để đảm bảo chất lượng không khí, hãy nên trồng nhiều cây xanh, tạo nhiều hồ nước như một lá phổi tự nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng những phương tiện quá hạn sử dụng”- BS Hồng cho biết.
Về việc dùng khẩu trang để ngăn bụi mịn, BS Hồng cho rằng, có những loại khẩu trang đặc biệt vẫn có thể ngăn bụi mịn. Tuy nhiên, khi di chuyển chúng ta cần lượng oxy nhiều hơn thì việc đeo những loại khẩu trang đặc biệt không thể đủ lượng oxy cho hệ hô hấp./.
Theo VOV
Chống nắng cho da khi bức xạ mặt trời TP HCM rất cao
Bôi kem chống nắng, bổ sung các chất chống oxy hóa qua đường uống, trang bị mũ, áo, găng tay, khẩu trang...
TP HCM và khu vực Nam Bộ đang trong đợt nắng nóng dài ngày với bức xạ tia cực tím ở mức rất cao, khoảng 8-10 (mức cao nhất là 12). Đây là mức nguy cơ làm da bị bỏng nắng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 25 phút mà không được bảo vệ.
Bác sĩ da liễu Nguyễn Thị Bích Châu, Bệnh Viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết trong các ảnh hưởng của tia UV, đáng chú ý nhất là tác hại tới làn da. Bức xạ mặt trời khiến da trở nên đen, sạm, gây nám, tàn nhang, lão hóa da sớm, tăng độ nhạy cảm, da trở nên mẫn cảm, dễ dị ứng hoặc bỏng rát da, tăng nguy cơ ung thư da.
Ngay khi chỉ số tia UV không quá cao, vẫn có khoảng 80% người bị lão hóa da trong khoảng 20 năm đầu đời do không phòng chống tác hại của tia UV đúng cách.
Thoa kem chống nắng là biện pháp bảo vệ da được sử dụng phổ biến ở nhiều nước. Ảnh: skinmagazine.
Bác sĩ Bích Châu chia sẻ một số cách chống bắt nắng hiệu quả và phổ biến cho da:
Bôi kem chống nắng bên ngoài da
Thoa kem chống nắng là biện pháp bảo vệ da truyền thống được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Kem chống nắng toàn thân có hai loại chính gồm kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý.
Kem chống nắng hóa học sử dụng một số thành phần hóa chất có khả năng thấm hút nhanh, tạo ra một màng lọc tia UV và phân hủy tia UV trước khi chúng xâm nhập và làm hại đến da. Kem chống nắng hóa học có ưu điểm không để lại "dấu vết" trên da sau khi sử dụng, hạn chế gây nhờn dính.
Nhược điểm là độ bền không cao, cần bôi lên da 30 trước khi ra nắng và bôi lại sau 2-3 tiếng sử dụng. Kem chống nắng hóa học còn có khả năng gây kích ứng da, làm rối loại nội tiết tố gây ung thư vú.
Kem chống nắng vật lý chứa thành phần kẽm oxit và titan đi-oxit khá lành tính nên ít ảnh hưởng sức khỏe. Nhược điểm là dòng sản phẩm này gây bết dính da, nổi mụn, để lại vết trắng gây mất thẩm mỹ trên da.
Sử dụng công cụ chống nắng cơ học
Chống nắng cơ học là biện pháp tận dụng những công cụ như mũ, áo vải chống nắng, ô dù, găng tay, khẩu trang, kính chống nắng để bảo vệ da mỗi khi đi ra ngoài.
Chống nắng bằng việc che chắn không gây tổn hại sức khỏe nhưng hiệu quả không cao. Tia UVA có bước sóng dài nên vẫn âm thầm xuyên qua lớp kính xe, vải áo chống nắng, bóng râm để tác động đến lớp hạ bì của da, gây sạm nám, tàn nhang, lão hóa và ung thư da.
Bổ sung các chất chống oxy hóa qua đường uống
Chế độ dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa và chất kháng viêm tự nhiên giúp bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời. Trái cây và rau xanh chứa một số vitamin có tính chống oxy hóa cho cơ thể nhưng không đủ để bảo vệ da một cách toàn diện. Có thể bổ sung các chất chống oxy hóa qua đường uống bằng những loại thuốc chống nắng toàn thân như viên dạng nén, nang hoặc sủi bọt.
Lê Phương
Theo VNE
Mắc bệnh lạ, cô gái hít phải không khí lạnh cũng có thể tử vong Chỉ cần hít phải không khí lạnh hoặc uống một ly nước đá cũng khiến cô sinh viên 24 tuổi Max Fisher bị dị ứng dữ dội, thậm chí gây sốc phản vệ và tử vong. Cô Max Fisher phải mang khẩu trang để tránh không khí lạnh mỗi khi ra đường - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL Fisher sống ở thành...