Bụi đậu nành Thủ phạm khiến 14 người Pakistan chết bí ẩn
Một căn bệnh ảnh hưởng tới phổi khiến 14 người thiệt mạng và làm trên 200 người nhập viện tại Karachi (Pakistan) được cho là xuất phát từ bụi đậu nành.
Bác sĩ đưa bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm khí độc gần cảng Karachi. Ảnh: AFP
Thông tin trên đang khiến người dân địa phương hết sức phẫn nộ, đổ ra đường biểu tình. Một số người còn lo sợ và rời khỏi thành phố.
Theo kênh truyền hình RT (Nga), tối 16/2, người dân sống gần cảng Karachi phàn nàn về vấn đề hô hấp như khó thở, tức ngực và cảm thấy mắt bị nóng rát. Một số người có các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn. Họ đều cho biết đã ngửi thấy một mùi lạ trước khi gặp các triệu chứng gây khó chịu.
Đến ngày 18/2, tổng số người tử vong vì loại khí lạ đã lên tới 14 người. Trên 250 người đã nhập viện để chữa trị các vấn đề liên quan đến phổi, trong đó có người phải cần chăm sóc đặc biệt.
Video đang HOT
Ủy viên thành phố Karachi, ông Iftikhar Shallwani, cho biết sự cố này chỉ nằm trong phạm vi khu vực gần cảng.
Trong báo cáo điều tra ban đầu, các quan chức y tế thành phố cho biết rò rỉ khí hydro sunfua có thể là nguyên nhân khiến các nạn nhân mắc bệnh. Khí hydro sunfua là loại khí độc không màu, có mùi trứng thối, từng được sử dụng làm vũ khí hóa học trong Chiến tranh Thế giới thứ I – và có thể đã bị rò rỉ trong quá trình xử lý các sản phẩm dầu không đúng cách.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Khoa học Hóa sinh Quốc tế Pakistan (ICCBS), sau khi nghiên cứu mẫu máu, mẫu nước tiểu lấy từ các bệnh nhân và mẫu không khí quanh cảng, các nhà khoa học phát hiện ra một nguyên nhân khác: bụi đậu nành có chứa chất gây dị ứng. Đậu nành là một loại thực phẩm được xếp vào dạng gây dị ứng loại I (phản ứng ngay tức khắc). Hít phải bụi đậu nành có thể gây ra các kích ứng như đau họng, tức ngực, rát mắt, khó thở và tồi tệ nhất là sốc phản vệ – có thể làm chết người.
Bụi đậu nành có thể sản sinh trong quá trình tháo dỡ các lô hàng đậu nành từ tàu hàng. Đây không phải là lần đầu tiên thế giới ghi nhận có các ca tử vong vì hít phải bụi đậu nành. Vào những năm 1980, bụi đậu nành gây ra hàng loạt ca hen suyễn tại Barcelona (Tây Ban Nha).
Vào thời điểm các triệu chứng xuất hiện, tại cảng Karachi, có một tàu chở đậu nành đang bốc dỡ hàng. Giới chức thành phố đã yêu cầu con tàu rời khỏi cảng để phòng ngừa trong khi điều tra.
Cho dù nguyên nhân ra là gì thì khủng hoảng rò rỉ khí vẫn đang ảnh hưởng tới cuộc sống người dân trong khu vực. Nhiều trường học ngày 19/2 đã đóng cửa. Một số trường học tiếp tục mở cửa thì học sinh nghỉ học. Các chủ cửa hàng đã đóng cửa để tránh nguy cơ phơi nhiễm.
Một số người đã chỉ trích giới chức địa phương vì không có phản ứng kịp thời. Hàng chục người đã đổ ra đường biểu tình vào ngày 18/2, khiến giao thông tắc nghẽn. Họ yêu cầu có câu trả lời về chuyện gì đã xảy ra và ai sẽ chịu trách nhiệm cho những người thiệt mạng. Giới chức đang triển khai một cuộc điều tra hình sự về vụ việc. Chưa công bố tên bất kỳ nghi phạm nào.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona: Tránh gây tâm lý lo lắng, hoảng sợ cho học sinh
Lãnh đạo Sở GD-ĐT cho biết, để phòng, chống hiệu quả dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, bên cạnh việc tạm cho học sinh nghỉ học, tiến hành phun hóa chất khử trùng 100% số trường học trong toàn tỉnh, Sở GD-ĐT còn khẩn trương nắm thông tin về lộ trình di chuyển của học sinh trong thời gian nghỉ Tết Canh Tý 2020.
Nhân viên y tế Trường TH-THCS-THPT song ngữ Lạc Hồng TP.Biên Hòa phun hóa chất khử trùng trường học
Theo đó, giáo viên chủ nhiệm các lớp sẽ gọi điện thoại hoặc nhắn tin trao đổi với phụ huynh về lộ trình di chuyển trong kỳ nghỉ Tết Canh Tý vừa qua của học sinh, lưu ý những trường hợp học sinh theo cha mẹ ra ngoài tỉnh, hoặc đi đến những vùng dịch. Trong đó, sẽ chú ý với trường hợp gia đình có người ở vùng dịch về ăn tết với các thành viên trong gia đình.
Phụ huynh được khuyến cáo phải theo dõi chặt chẽ và báo cáo kịp thời với nhà trường và cơ sở y tế gần nhất về tình hình sức khoẻ của học sinh. Nếu đến ngày đi học trở lại (9-2) mà học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở, tức ngực thì không được đến trường mà phải báo cho cơ sở y tế được biết.
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh cũng đã quyết định cho học sinh tạm nghỉ học từ ngày 3 đến hết ngày 8-2. Nếu không có gì thay đổi, ngày 10-2, học sinh sẽ trở lại trường bình thường và bắt đầu chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020.
Trong thời gian này, các trường vẫn duy trì công tác sẵn sàng phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp. Dự kiến, ngày thứ Năm, 6-2 tới, Sở GD-ĐT sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến với 11 Phòng GD-ĐT các huyện, TP.Biên Hòa và TP.Long Khánh để tiếp tục chỉ đạo công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp; công tác chuẩn bị đón học sinh trở lại trường và kế hoạch tổ chức dạy bù chương trình học kỳ 2 do học sinh được tạm nghỉ phòng dịch.
Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang đề nghị, trong thời gian học sinh tạm nghỉ học, phụ huynh cần quản lý chặt chẽ con em mình, hạn chế cho các em đến những nơi đông người khi không thực sự cần thiết, hoặc nếu đến phải đeo khẩu trang y tế. Cần tuyên truyền cho con em mình nhận thức được về dịch viêm đường hô hấp cấp nhưng cần tránh gây tâm lý lo lắng, hoang mang hoảng sợ cho các em. Ngành GD-ĐT sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, đồng thời có thông báo kịp thời tới phụ huynh về kế hoạch dạy và học của ngành trong những ngày tới.
TIn, ảnh: Công Nghĩa
Theo baodongnai
Thanh Hóa: Cách ly thêm 2 bệnh nhân về từ biên giới Trung Quốc Hai bệnh nhân nam ở Thanh Hóa vừa bị cách ly, theo dõi do có biểu hiện bị ho, sốt. 2 người này từng làm việc tại biên giới và từ Trung Quốc trở về. Hiện cả 3 bệnh nhân đang được cách ly, theo dõi tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa Chiều 29/1, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa...