Bụi bẩn, nước và vết xước trên ống kính ảnh hưởng đến chất lượng ảnh như thế nào?
Liệu rằng một ống kính mới mua, sạch đẹp có bị suy giảm chất lượng sau nhiều năm sử dụng với các vết xước hay không?
Chắc chắn bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng biết rằng việc làm ướt, chạm tay hay thậm chí để những vật chọn ‘cạ’ vào mặt trước ống kính là một điều tối kỵ, không những làm ống kính mất giá trị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng ảnh. Nhưng chắc chắn đến giờ mới có người làm một thử nghiệm đầy đủ, ‘hy sinh’ một chiếc ống kính để biết được rằng việc làm bẩn hay làm xước ống kính làm giảm chất lượng ảnh tới đâu, liệu có nghiêm trọng như mọi người nghĩ hay không.
Video được thực hiện bởi 2 nhiếp ảnh gia Jordan Drake và Chris Niccolls từ trang DPReview, ghi lại cảnh 2 anh chạm tay, phun sương, làm xước nhẹ và cuối cùng là cố tình làm xước thật nặng ống kính để chụp ảnh, sau đó có sự so sánh với ảnh lúc ống kính còn ‘nguyên vẹn’. Từ video này, ta có thể thấy được việc để lại dấu vân tay và hơi nước làm giảm chất lượng ảnh nhiều hơn rõ rệt so với những vết xước, nhưng rất may là những thứ này ta có thể lau sạch một cách dễ dàng.
Thử nghiệm ‘phá ống kính’ xem chất lượng ảnh từ DPreview
Đối với những vết xước, việc chúng có ảnh hướng đến chất lượng hình ảnh hay không phụ thuộc vào việc người dùng điều khiển độ sâu trường ảnh (DOF) ra sao. Trường ảnh càng mỏng (với ống kính tiêu cự dài, khẩu độ lớn) thì các vết xước không hiện rõ trên ảnh, ngược lại với ống kính góc rộng hoặc đặt khẩu độ lớn (trường ảnh rộng) thì chúng bắt đầu hiện ra.
Nhưng tất nhiên một ống kính sạch sẽ, không có vết xước sẽ cho bức ảnh hoàn hảo nhất, nên những bạn nhiếp ảnh gia hãy nhớ bảo quản ống kính một cách cẩn thận, nếu lỡ chạm tay hoặc để dính nước thì lau ngay bằng vải mềm, tránh để chạm vào các vật nhọn gây ra xước xát không đáng có.
Cần làm gì để cứu laptop nếu nhỡ tay làm đổ nước hay cà phê?
Nên nếu bạn chẳng may gặp tình huống đó, hãy nhanh chóng rút dây sạc và tháo pin của laptop.
Việc đánh đổ đồ uống vào bàn phím máy tính khi đang sử dụng từ lâu đã không còn là một loại tai nạn hi hữu. Với laptop việc này không chỉ có hại với bàn phím mà còn có thể ảnh hưởng tới phần cứng bên trong. Nên nếu bạn chẳng may gặp tình huống đó, hãy nhanh chóng rút dây sạc và tháo pin của máy.
Lưu ý: Điện và nước không bao giờ đội trời chung. Do vậy, nếu có ý định tự sửa máy, hãy đảm bảo rằng tay hoặc khu vực (hoặc phím bấm) mà bạn sắp đụng vào phải hoàn toàn khô ráo. Nếu không, bạn có thể sẽ tự làm bản thân bị thương hoặc tiếp tục gây nên những vấn đề khác cho chiếc laptop của mình.
Hãy tắt nguồn ngay lập tức!
Đây là lời khuyên dành cho ai vừa bỏ qua phần giới thiệu của bài viết, hãy tắt laptop và rút dây sạc ngay lập tức. Cách nhanh và dễ nhất để làm điều này chính là giữ phím nguồn vật lý cho tới khi màn hình tắt hoàn toàn. Hãy luôn nhớ rằng càng chần chừ thì nguy cơ laptop "đi đời" sẽ càng cao.
Nếu máy có pin rời, hãy tháo luôn của viên pin này ra, và cần thiết thì hãy hong khô nó rồi cất tại một nơi nào đó an toàn. Nếu bạn đánh đổ nhiều nước vào bàn phím, hãy để mở màn hình và úp ngược laptop xuống theo hình chữ V ngược. Nhờ vậy mà nước có thể chảy ngược ra trước khi đi tới các linh kiện quan trọng nằm bên dưới bàn phím của máy.
Hầu hết phần cứng của máy tính đều có thể sống sót ngay cả sau khi bị ngâm nước, miễn là máy đã được tắt nguồn. Bởi khi tắt nguồn và tháo pin, bạn đã ngắt mạch điện trong máy, nhờ đó tránh cho laptop bị hư hại do chập điện.
Song hãy nhớ rằng ngoài bàn phím thì vẫn còn rất nhiều linh kiện khác nhau được gắn với bàn phím có thể bị hư hỏng khi bị vào nước, trong đó có loa và trackpad. Tuy vậy, một số mẫu laptop, trong đó có Macbook, có một lỗ thoát khí giữa phần nắp máy và mặt đế giúp cho nước thoát ra.
Sau đó thì làm gì?
Việc cần làm tiếp theo sẽ phụ thuộc vào chiếc laptop mà bạn đang dùng, tuổi thọ của nó, và việc bạn có dám mở phần đế của máy để "đục khoét" vào các linh kiện bên trong.
Nếu máy vẫn còn bảo hành, việc tháo vỏ máy sẽ làm mất bảo hành. Song việc đổ nước vào máy thôi cũng đủ để nhà sản xuất từ chối bảo hành máy của bạn nên dù quyết định của bạn ra sao thì cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả sau này. Vì điểm đến đầu tiên của bất kì chiếc laptop còn bảo hành nào cũng nên là nơi sản xuất. Do đó, đầu tiên hãy liên lạc với phía công ty để tìm kiếm sự hỗ trợ.
Có thể nhà sản xuất sẽ "khám" miễn phí cho máy, nhưng bạn sẽ phải chịu toàn bộ phần chi phí của việc sửa chữa nếu có.
Còn nếu đã quá hạn bảo hành (hoặc đơn giản là bạn không quan tâm) thì các bước tiếp theo sẽ do chính tay bạn thực hiện. Song đây không phải là dễ dàng. Một số hãng như Apple và Microsoft thường bị trang iFixit cho điểm sữa chữa rất thấp vì các nhà sản xuất này sử dụng một lượng lớn keo và mối hàn khi hoàn thiện máy.
Hãy lên mạng và tham khảo các hướng dẫn sửa chữa kèm theo tên mẫu laptop bạn đang sử dụng. Từ kết quả tìm kiếm, bạn sẽ có thể đánh giá độ phức tạp của công đoạn mình sắp phải làm. Nếu cảm thấy tự tin, hãy tiếp tục việc sửa chữa.
Lựa chọn 1: tự sửa
Một khi đã quyết định tự sửa máy, bạn sẽ là người trực tiếp đánh giá thiệt hại mà mình gây ra. Nếu loại chất lỏng bạn đánh đổ vào laptop chỉ là nước, việc làm khô linh kiện sẽ rất dễ dàng. Nhưng nếu chẳng may đánh đổ bia hoặc do uống có đường thì bạn sẽ phải vệ sinh linh kiện bên trong kỹ càng hơn.
Trước tiên, bạn phải tháo một vài linh kiện trong máy để cho nước có thể tự bay hơi. Việc tháo ổ SSD hay HDD và RAM không hề khó. Song, nếu không nhớ được vị trí hay cách lắp đặt các linh kiện, hãy chụp ảnh phần "ruột" máy để làm hướng dẫn khi lắp đặt lại máy.
Sau đó là tới bước làm khô linh kiện trong máy bằng một tấm vải khô, không tơ hoặc bằng khăn (khăn giấy cũng được). Bạn chỉ nên dùng khăn để thấm chứ đừng lau nhằm tránh bỏ sót tơ vải hoặc giấy.
Sau đó để máy tính và các linh kiện bạn mới tháo trước đó ở nơi khô ráo, thoáng mát trong tối thiểu 48 tiếng. Đừng sử dụng máy xấy tóc, máy sưởi hay bất kì nguồn nhiệt nào để làm khô máy tính bởi điều này có thể gây hại tới linh kiện bên trong.
Sau khi mọi thứ đã khô ráo, bạn có thể ráp lại máy và sử dụng bình thường.
Lựa chọn 2: mang ra thợ
Bạn có thể mang máy tới các tiệm sửa máy tính để xem mình có cần thay linh kiện nào không.Công đoạn làm sạch và làm khô cũng sẽ được người thợ thực hiện. Tất nhiên là họ không làm miễn phí cho bạn đâu, bạn sẽ phải trả tiền cho linh kiện bị hỏng và công sửa chữa nữa.
Nếu đang dùng laptop của Apple bạn có thể mang mới tới các trung tâm bảo hành của hãng. Tại đây giá thành sửa chữa sẽ còn bị "đội" lên cao hơn nữa vì Apple và các đối tác được công ty này ủy quyền đều sử dụng linh kiện chính hãng. Bạn cũng có thể tiết kiệm được tiền khi đem máy tới các cửa hàng khác không được ủy quyền nhưng chất lượng của linh kiện sẽ không được đảm bảo.
Lựa chọn 3: tắt máy và để nguyên như vậy
Nếu bạn chỉ đánh đổ một chút nước hoặc bạn nghĩ rằng chưa có nhiều nước chảy xuống tới mặt đáy của laptop, hãy kiên nhẫn dành chút thời gian để hong khô máy tính của mình. Cách này chỉ đơn giản là mở màn hình máy và úp xuống heo hình chữ V ngược trên một tấm khăn để cho nước có thể chảy ra hết.
Giữ nguyên tư thế ấy cho máy tại nơi khô ráo thoáng mát trong 48 giờ tới trước khi bật máy dùng thử. Máy của bạn càng khô nhanh thì càng an toàn cho linh kiện bên trong.
Khắc phục vấn đề nút phím bị kẹt/dính
Cách khắc phục tốt nhất cho vấn đề này chính là vệ sinh sạch sẽ từng phím bấm có trên bàn phím. Trên nhiều loại laptop, người dùng có thể dễ dàng tháo keycap của bàn phím. Bạn có thể dùng cồn isopropyl và một cục bông cotton để vệ sinh chân phím bên dưới keycap. Với loại cồn này, ngay cả những vết bám bẩn cứng đầu nhất cũng sẽ phải đầu hàng, còn cồn sẽ nhanh chóng bay hơi mà không để lại dấu vết gì.
Nhưng nhớ phải tắt máy, rút khỏi nguồn điện và tháo pin trước khi làm điều này.
Xịt hoặc nhỏ một chút cồn isopropyl lên phím bị kẹt rồi liên tục ấn phím đó để cồn có thể vào và làm sạch sâu trong chân của phím bấm. Song nhớ là đừng dùng quá nhiều cồn vì bụi bẩn sẽ có thể đi sâu hơn vào trong laptop của bạn.
Liên tục làm đi làm lại quy trình trên cho tới khi không còn phím nào bị kẹt nữa. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này đối với nút bấm trên tay cầm chơi game. Nhờ vậy, các phím bấm sẽ cho cảm giác trơn chu hơn, nhưng bạn nên nhớ rằng, đây vẫn chỉ là cách khắc phục tạm thời mà thôi.
Còn trong trường hợp bàn phím laptop của bạn đã hỏng hoàn toàn thì việc duy nhất bạn có thể làm đó là mang nó tới tiệm để thay thế bàn phím mới.
Đừng dùng gạo
Không giống với những gì chúng ta thường nghĩ, gạo không phải là thứ tốt nhất để làm khô linh kiện điện tử. Gạo cũng không giúp đồ điện tử khô nhanh hơn. Và nếu chẳng may có hạt gạo nào lọt được vào hệ thống làm mát hoặc cổng USB thì hậu quả có khi còn khôn lường hơn cả việc bạn đổ nước vào bàn phím. Chúng tôi thật lòng khuyên rằng, gạo chỉ nên dùng để ăn chứ không nên dùng để làm khô đồ điện tử.
Có cách nào để hạn chế đổ nước vào laptop trong tương lai hay không?
Tất nhiên là có chứ, bạn chỉ cần không uống nước hoặc cà phê khi đang sử dụng laptop là xong. Một giải pháp khác đó là sử dụng tấm bảo vệ bàn phím, nó sẽ giúp chắn bụi và nước lọt vào bàn phím. Nhưng nhược điểm của biện pháp này là cảm giác gõ phím của bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Nhưng nếu bạn "thường xuyên" đánh đổ nước vào bàn phím thì đừng cứng đầu nữa, hãy thử mua một tấm bảo vệ bàn phím về dùng đi.
Một lựa chọn khác là đặt laptop của bạn lên giá đỡ rồi kết nối thêm chuột và bàn phím ngoài. Không chỉ đảm bảo rằng bạn sẽ không đánh đổ nước vào laptop, cách này còn giúp cải thiện tư thế ngồi bởi vì bạn sẽ không phải cúi đầu xuống để nhìn vào màn hình laptop trong khi làm việc. Nhưng tiếc là cách này chỉ tối ưu với nhu cầu làm việc tại nhà hoặc văn phòng.
Có những mẫu laptop, mà dòng ThinkPad của Lenovo là một ví dụ, được đi kèm với khả năng chống chịu nước đổ vào bàn phím. Nếu là một người "có thói quen" đổ nước vào laptop, thì khi đi mua máy mới, hãy lựa chọn các mẫu có thiết kế bền và "sức sống" tốt để có thể chịu đựng được những cái "lỡ tay" trong tương lai.
Trải nghiệm camera trên Realme 6i: Gây ấn tượng ở sự đủ đầy các tính năng! Khả năng chụp ảnh trên Realme 6i gây ấn tượng bằng sự đa dạng ống kính khi cung cấp cho bạn những tấm ảnh góc siêu rộng tới cận cảnh vốn đang là trend hiện tại. Với cụm 4 camera sau 48MP (camera chính) 8MP (góc siêu rộng) 2MP (macro) 2MP (cảm biến chiều sâu), Realme 6i đủ để cho bạn bắt nhịp...