Bugatti Bolide – siêu xe mạnh 1.850 mã lực
Bugatti vừa ra mắt mẫu hypercar mới với tên gọi Bolide. Xe có công suất 1.850 mã lực và khối lượng chỉ 1.240 kg.
Kể từ khi thuộc sở hữu của tập đoàn Volkswagen vào năm 1999, mỗi mẫu xe của Bugatti đều sở hữu khối động cơ W16 quad-turbo dung tích 8.0L. Tuy sở hữu những thông số ấn tượng, nhưng các mẫu xe này đều có khối lượng lớn hơn nhiều so với những đối thủ trong cùng phân khúc. Và Bugatti Bolide được phát triển để vượt ra khỏi định kiến này.
Ngoại thất của Bolide được lấy cảm hứng từ huyền thoại Bugatti Type 35 – vốn từng được ngài Ettore Bugatti tự tay thiết kế, cùng mẫu máy bay siêu thanh Bell X-1 do phi công Chuck Yeager cầm lái. Điều này có thể được thấy rõ thông qua thiết kế đèn hậu hình chữ X của Bolide.
Giới hâm mộ chỉ có thể nhận biết đây là một chiếc Bugatti thông qua lưới tản nhiệt hình móng ngựa đặc trưng. Hãng xe cho biết chỉ có 40% diện tích bề mặt ngoại thất của xe được sơn màu xanh French Racing, và 60% còn lại là sợi carbon được xử lý bề mặt kỹ lưỡng.
Đặc tính khí động học của xe được nâng cao hơn thông qua các khe gió được bố trí khắp mọi nơi, từ đầu xe đến mui xe. Khi di chuyển ở tốc độ thấp, khe gió ở mui xe sẽ ở vị trí mặc định. Chỉ khi di chuyển ở tốc độ cao, chi tiết này sẽ nhô cao lên, giúp giảm bớt lực cản không khí thêm 10% cũng như giảm 17% lực nâng do luồng không khí dưới gầm xe.
Phần đuôi xe gây ấn tượng với thiết kế khuếch tán gió lớn nằm ở cản sau, cánh gió khí động học kích thước lớn cùng với hệ thống đèn hậu LED dạng chữ X. Ngoài ra, hệ thống ống xả với 4 ống riêng biệt được đặt cao cũng là một chi tiết đầy phá cách.
Luồng không khí dịch chuyển quanh xe cũng được tối ưu nhờ vào cánh lướt gió kích thước lớn này. Khi di chuyển ở vận tốc 320 km/h, lực ép xuống của xe lên đến 1.800 kg và 800 kg ở phần đầu xe.
Video đang HOT
Theo như công bố, chiều cao của Bolide chỉ 995 mm, thấp hơn 300 mm so với phiên bản Chiron tiêu chuẩn. Chiều dài trục cơ sở của xe là 2,75 m, dài hơn khoảng 50 mm so với Chiron. Bugatti không công bố chiều dài tổng thể cũng như chỉ cho biết bề ngang của xe nhỏ hơn so với người anh em Chiron.
Trái với vẻ ngoài mạnh mẽ táo bạo, nội thất của Bolide khá tối giản. Người lái di chuyển vào bên trong khoang lái qua thiết kế cửa cánh bướm. Xe được trang bị 2 ghế thể thao cùng hệ thống dây đai an toàn 6 điểm, vô lăng với các phím điều chỉnh quá trình vận hành, bảng đồng hồ kỹ thuật số, các phím bấm trên bệ điều khiển trung tâm thay cho cần số.
Ngoài ra, xe vẫn giữ nguyên ngôn ngữ thiết kế với Chiron qua các chi tiết có dạng chữ C. Mọi bề mặt bên trong khoang lái đều sử dụng chất liệu sợi carbon hoặc da lộn màu xanh da trời. Bugatti cho biết khoang xe có thể phù hợp với người lái có chiều cao lên đến 2 m, và tựa chân của hành khách cũng có thể điều chỉnh được.
Trọng lượng khô của xe được tối giản hết mức với con số 1.240 kg. Để đạt được điều này, Bugatti đã sử dụng các chất liệu đặc biệt như titanium để làm đinh ốc hoặc các bộ phận khác với công nghệ in 3D, hệ thống phanh và lớp phủ ngoại thất làm từ gốm. Kẹp phanh có khối lượng khoảng 2,4 kg.
Bộ mâm thiết kế lạ mắt cũng làm từ một chất liệu khác biệt – magnesium, với khối lượng 7,4 kg ở cầu trước và 8,4 kg ở cầu sau, cùng kết cấu mới cho phép thay lốp nhanh. Bề mặt lốp ở cầu trước và sau của Bolide lần lượt là 340 mm và 400 mm, lớn hơn nhiều so với mức 285 mm và 355 mm của Chiron. Bolide sử dụng cấu trúc dẫn động 4 bánh toàn thời gian của Chiron, tuy nhiên lại sử dụng một thiết kế khung gầm hoàn toàn khác biệt.
Khung xe được làm từ sợi carbon theo công nghệ hàng không vũ trụ, cũng như phần khung sườn phía sau làm từ hợp kim có độ bền rất lớn. Trục các-đăng phụ được làm từ titanium và sợi carbon với khả năng chịu nhiệt 260 độ C, nhưng lại có trọng lượng bằng phân nửa chi tiết tương tự trên Chiron.
Với tiêu chí thiết kế một chiếc xe có khối lượng tối ưu cùng sức mạnh khủng khiếp từ khối động cơ W16, Bugatti Bolide có công suất 1.600 mã lực, tương tự như mẫu xe Centodieci hay Super Sport 300 .
Khi sử dụng nhiên liệu đua có chỉ số octane 110, Bolide sẽ mở khóa được công suất cực đại 1.850 mã lực tại vòng tua 7.000 vòng/phút và mô men xoắn tối đa 1.850 Nm tại vòng tua 2.000 vòng/phút, đạt tỷ lệ 0,67 kg/mã lực hoặc 1,5 mã lực/kg.
Một số nâng cấp các kỹ sư mang đến trên khối động cơ của Bolide như hệ thống 4 turbo được tinh chỉnh lại cánh turbine, hệ thống dầu bôi trơn được tối ưu để có thể vận hành ở tốc độ cao, hệ thống intercooler air-to-air với bộ làm mát trước bằng chất lỏng giúp ổn định luồng không khí vào động cơ ở mức tối ưu nhất, thậm chí còn hiệu quả hơn những mẫu xe đua thể thức 1.
Theo các mô hình giả lập của Bugatti, Bolide có thời gian đạt vận tốc từ 0 lên 100 km/h trong khoảng 2,17 giây, 0 lên 200 km/h trong 4,36 giây, 0 lên 300 km/h trong 7,37 giây, 0 lên 400 km/h trong 12,08 giây và 0 lên 500 km/h trong khoảng 20,16 giây.
Hơn thế nữa, Bolide còn có khả năng đạt gia tốc lên mức 2,8 G. Hãng xe cho biết Bolide chỉ cần 3 phút 7,1 giây để hoàn thành trường đua Le Mans Circuit de la Sarthe, hay 5 phút 23,1 giây cho 1 vòng trường đua Nrburgring Nordschleife. Hiện phiên bản thử nghiệm của Bolide thường được bắt gặp tại trường đua Paul Ricard nước Pháp.
Tuy sở hữu những con số ấn tượng kể trên, Bugatti Bolide chỉ là một phiên bản nguyên mẫu thử nghiệm cho những sản phẩm thương mại sau này của hãng. Hãng xe cho biết thời gian phát triển mẫu xe mới này kéo dài trong 8 tháng, và hiện chưa có dự định sản xuất thương mại siêu phẩm này trong thời gian tới.
15 năm trước, ông hoàng tốc độ Bugatti Veyron lập kỷ lục đầu tiên
Bugatti kỷ niệm và vinh danh Bugatti Veyron trong lần xác lập kỷ lục tốc độ đầu tiên cách đây 15 năm trước.
Một chuyện chưa từng có tiền lệ trước đó đối với thương hiệu Bugatti, sau khi hãng xe Pháp gia nhập đại gia đình Volkswagen. Vào ngày 19 tháng 4 năm 2005, chuyên gia lái xe Uwe Novacki đã leo lên chiếc 16.4 mà không hề nao núng. Ông đã quá quen với việc thử nghiệm những mẫu xe ở tốc độ cao, đây cũng chỉ là một ngày làm việc bình thường của ông. Uwe Novacki là chuyên viên hướng dẫn lái xe an toàn và là thành viên của đội ngũ kỹ thuật Volkswagen thời điểm đó. Một công việc luôn đặt bản thân ông ở tốc độ 300 km/h hay thậm chí là cao hơn.
Nhưng hôm đó là một ngày thực sự đặc biệt, mục tiêu đặt ra cho chiếc Veyron 16.4 là phá vỡ rào cản 400 km/h. Một kỳ tích mà không phải chiếc xe thương mại nào cũng có thể đạt được vào thời điểm đó. Bugatti cũng kỳ vọng rằng chiếc Veyron không chỉ là biểu tượng về sự sang trọng, mà còn là tượng đài về tốc độ.
Sau nỗ lực của Novacki, vị trí của Veyron trong lịch sử ôtô thế giới đã được củng cố vững chắc. Thực tế, Veyron sau đó đã tiếp tục lập thêm hai kỷ lục tốc độ với chiến thắng lần lượt thuộc về chiếc Veyron 16.4 ở tốc độ 431 km/h vào tháng 6 năm 2010 và chiếc Veyron 16.4 Grand Sport Vitesse ở tốc độ 409 km/h vào 3 năm sau đó.
Hộp số ly hợp kép 7 cấp (DSG) phân phối lực cho toàn bộ bốn bánh, trong khi hệ dẫn động bốn bánh và khí động học tinh vi đảm bảo đủ lực kéo ở mọi dải tốc độ. Đĩa phanh carbon gốm và má phanh hoạt động bằng khí nén để chắc chắn chiếc xe có thể giảm tốc một cách an toàn.
Tốc độ đáng kinh ngạc của Veyron hội tụ từ rất nhiều yếu tố, nhưng phần lớn đến từ khối động cơ W16 (16 xi-lanh), dung tích 8.0L kết hợp cùng 4 bộ tăng áp. Động cơ này sản sinh công suất 1.001 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.250 Nm ở ngưỡng tua 2.200 đến 5.000 vòng/phút, giúp Veyron tăng tốc 0-100 km/h chỉ trong 2,5 giây. Tốc độ tối đa đạt được là 407 km/h. Những con số này vẫn thực sự ấn tượng ngay cả với tiêu chuẩn của một mẫu hypercar ngày nay.
Nhanh hơn Veyron 16.4 chính là phiên bản Veyron Super Sport với công suất 1.200 mã lực, lập kỷ lục tốc độ 431 km/h và một lần nữa củng cố vị thế của Veyron là ông hoàng tốc độ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, để phát huy tối đa sức mạnh của Veyron Super Sport, người dùng sẽ cần phải sử dụng đến chiếc chìa khóa thứ hai. Khi tra khóa vào, gầm xe sẽ được hạ thấp, cánh gió phía sau tự động điều chỉnh góc nhằm giúp chiếc xe đạt được tốc độ tối ưu nhất.
Veyron Super Sport ở vị trí ngôi vương không lâu thì bị Hennessey Venom GT và Koenigsegg Agera RS soán ngôi. Vào năm 2017, mẫu xe kế nhiệm Veyron là Chiron đã lập kỷ lục tăng tốc 0-100 km/h chỉ trong 41,96 giây. Năm 2019, Chiron xác lập kỷ lục tốc độ 490 km/h và vượt qua Koenigsegg Agera RS để trở thành siêu xe nhanh nhất thế giới.
Ngày nay, Veyron không chỉ là một tượng đài trong làng xe thế giới, mà còn là một mẫu xe khơi gợi lại nhiều kỷ niệm đặc biệt đối với Bugatti.
An Thái
Bugatti sắp có siêu phẩm mới trong thời gian tới Bugatti đang phát triển một mẫu siêu xe mới có thiết kế khác biệt so với những sản phẩm hiện có của hãng. Hãng siêu xe nước Pháp này hiện chưa công bố bất cứ thông tin nào về mẫu xe mới, tuy nhiên hãng đã công bố 1 hình ảnh trên trang website cho thấy cặp đèn hậu hình chữ X. Hình...