Bức xúc với nàng dâu muốn “nuốt” cả tiền dưỡng già của bố mẹ chồng
Bố mẹ sinh và nuôi con, cho ăn học đàng hoàng cũng coi như là cấp cho cái cần câu cơm sau này khỏi lo chết đói. Không tự làm tự ăn, tự gây dựng cơ đồ còn trách bố mẹ không bỏ tiền ra cho con xây nhà là loại con bất hiếu.
Tôi không phải người hay đi bình luận trên mặt báo, nhưng đọc bài viết “” của nàng dâu nọ, bức xúc không để đâu cho hết. Bạn lấy thân phận gì, lý lẽ gì mà đòi hỏi bố mẹ chồng phải đưa tiền phòng thân lúc tuổi già cho vợ chồng bạn “mượn” xây nhà?
Chỉ là nông dân, cả đời ông bà đã tằn tiện xoay xở nuôi đủ mấy anh em nhà chồng bạn ăn học lên đến đại học là đã rất vất vả rồi. Tới khi các con khôn lớn ông bà vẫn giữ được một khoản tiền để phòng xa cho hai cái thân già không phải cậy nhờ phiền hà đến con cái, tôi nghĩ bố mẹ như vậy là quá quật cường, quá biết thương con. Trần đời chỉ thấy bố mẹ già cần trông vào con, chỉ thấy con cái phụng dưỡng bố mẹ lúc xế chiều thôi, chưa thấy bao giờ có cái lý lẽ nào mà con cái sức dài vai rộng đòi bố mẹ phải cho tiền mua nhà, không được như ý mình thì ấm ức.
Tôi cũng có cha có mẹ, cha mẹ cũng đã già, đời tôi chỉ luôn canh cánh một điều mình chưa làm được gì nhiều để báo đáp cha mẹ, cả bố mẹ đẻ lẫn bố mẹ chồng tôi đều chung suy nghĩ, mình chưa làm được gì cho các cụ thì thôi, quyết không để các cụ phải bận tâm, lo lắng cho vợ chồng mình. Ở đâu lại nảy nòi ra kiểu dâu, con như bạn nhỉ?
Video đang HOT
Các bạn còn trẻ, sức dài vai rộng, còn phải phấn đấu, ở được cảnh sống bây giờ thì ở, không ở được muốn mua nhà thì tự phấn đấu mà mua. Mẹ chồng bạn dù cách nói chân chất kiểu người quê, nhưng trong câu nói của bà rất có tình: “Chúng mày mua nhà thì vay ngân hàng mà mua, tao cho mượn sổ đỏ”.
Bạn có từng nghĩ, bạn đi mượn được ai người ngoài sổ đỏ mà đi vay thế chấp ngân hàng nếu không phải cha mẹ, người thân ruột rà máu mủ? Ông bà cho mượn sổ đỏ coi như cũng là mở đường cho bạn mượn tiền rồi, chẳng lẽ bạn muốn vay rồi không muốn trả?
Tôi rất đồng tình với cách xử lý của mẹ chồng bạn. Ông bà làm vậy là vẫn hỗ trợ, vẫn giúp đỡ con cái, nhưng đặt cho các con mục tiêu mà phấn đấu trả nợ, cho các con hiểu ở đời không có cái gì đạt được là dễ dàng. Bản thân bạn không phấn đấu, thì còn muốn trách ai không hết lòng giúp bạn?
Chồng bạn nói đúng đấy. Những suy nghĩ hiện giờ của bạn chẳng những là ích kỷ, mà còn làm tham, và thiển cận. Bạn sai rồi, nên thay đổi cách nghĩ đi trước khi đẩy gia đình mình vào những mâu thuẫn không giải quyết được do chính bạn đặt ra.
Theo Dân Trí
Nàng dâu 4 năm chưa được về Tết mẹ đẻ gây bức xúc
Một chia sẻ mới đây trên một nhóm kín dành cho chị em đã khiến các thành viên trở nên bức xúc.
Theo chia sẻ của nickname facebook có tên là Hoàng Lan thì kể từ khi lấy chồng, đã 4 năm nay Hoàng Lan chưa một lần được ăn Tết nhà mẹ đẻ. "Quê mình ở Nghệ An, mình lấy chồng ngoài Bắc. Và kể từ đó cũng đã 4 năm nay rồi mình chưa được một lần về ăn Tết với mẹ. Lấy chồng xong mình có bầu. Khi có bầu mình không được bố mẹ chồng và chồng ủng hộ việc về ngoại. Họ nói chờ sinh xong cho ổn định. Đến khi sinh con xong, họ lại nói con mình còn nhỏ. Khi con mình cứng cáp một tí thì mình lại dính bầu. Lần này mình kiên quyết đòi về ngoại ăn Tết thì chồng mình nói "nếu thai có vấn đề gì thì em chịu trách nhiệm nhé". Mình biết đó là sự không sẵn lòng. Rồi bố mẹ chồng mình cũng nói vào. Lại bảo mình "bầu bí phải giữ gìn cộng với sức khỏe của bé đầu. Nếu bé bị ốm thì tự chăm sóc chứ ông bà không trông cho vì đã nói rồi!". Mình nghe mà buồn, tức và cô đơn lắm!".
Ảnh minh họa
Tâm sự của Hoàng Lan lập tức khiến nhiều chị em bức xúc. "Đó là do gia đình chồng bạn không sẵn lòng với bạn. Họ quá ích kỷ khi không nghĩ đến bố mẹ đẻ của bạn và chính bạn. 4 năm gả con gái chưa một lần gặp mặt, mình thấy không chịu nổi. Đó là sự coi thường!", nickname Thùy Phương chia sẻ. "Quê ở Nghệ An thì xa gì đâu. Như nhà mình đây chồng Nghệ An, vợ Cao Bằng, cùng lập nghiệp Hà Nội. Thế nhưng vẫn đều đặn mỗi năm một quê. Gia đình chồng bạn chỉ nghĩ đến cháu họ và bản thân họ thôi. Họ không biết điều khi để bạn 4 năm qua chưa được ăn Tết nhà ngoại", nickname Trần Thảo đồng quan điểm.
Theo đó, những câu chuyện tiếp tục được chị em chia sẻ. "Đây là cái Tết thứ hai mình không được về với bố mẹ. Vì tính chất công việc, lại thêm gia đình bên nội nên mình đành hy sinh vậy. Bố mẹ cũng hiểu, thông cảm và động viên vì phận làm dâu xứ người, nhà chồng lại vắng vẻ. Tuy vậy, đến thời điểm giao thừa, vẫn thấy bùi ngùi lắm, vẫn rơi nước mắt như thường. Cũng may là thời đại công nghệ tuy không về ăn Tết được nhưng cứ đúng giao thừa là mình và các cháu đều gọi điện về chúc sức khỏe ông bà và người thân. Dẫu vậy, ông bà vẫn buồn lắm vì không được nhìn thấy mặt con cháu. Thế nên, năm nay mình đã thống nhất với mọi người trong gia đình, vào thời điểm giao thừa, chúng mình sẽ làm livestream để cả nhà có thể cùng nhau đón năm mới và nói lời chúc sức khỏe đến nhau". Nickname Hai Tran cho biết.
Tết, không được trở về bên người thân để cảm nhận trọn vẹn hơi ấm gia đình, mỗi người đón Tết xa quê đều có những nỗi niềm, những tâm sự muốn được sẻ chia. Để tránh những chạnh lòng cho nàng dâu khi phải ăn Tết xa nhà, vợ chồng cần có những "quy tắc" riêng để "công bằng" cho cả hai. Có được điều đó, Tết mới thực sự là niềm vui, là nỗi mong chờ, là niềm hạnh phúc của các thành viên.
Trong trường hợp bất khả kháng, nàng dâu vẫn có thể làm cho ngày Tết trở nên ý nghĩa hơn nhờ vào công nghệ. Bạn gọi điện, livestrym, gọi chat video... cho người thân trong gia đình. Với cách làm này, các nàng dâu cũng phần nào được nguôi ngoai nỗi nhớ gia đình và người thân bên ngoại.
Theo Afamily
Chỉ nhờ em chồng nấu cơm mà phải nhận cái tát "như trời giáng" từ chồng, đến giờ tôi vẫn không hiểu mình sai ở đâu? Vừa đi làm về mệt, thấy nhà chưa cơm nước gì, tôi liền sai cậu em chồng vào bếp nấu nướng cho cả nhà ăn. Gia đình tôi sống chung nhiều thế hệ: gồm ông bà nội chồng, bố mẹ chồng, hai chồng tôi và cả em trai chồng nữa. Đáng lý ra chúng tôi vẫn được ở riêng, nhưng kể từ khi...