Bức xúc với chính sách thu học phí mùa dịch, phụ huynh đồng loạt kéo đến trường Quốc tế Việt Úc phản đối
Rất nhiều khoản thu không hợp lý khiến hàng trăm phụ huynh đã tập trung tại trường Quốc tế Việt Úc yêu cầu giải quyết thỏa đáng.
Đúng 9h sáng nay (5/5) hàng trăm phụ huynh trường dân lập Quốc tế Việt Úc (cơ sở 2, tọa lạc trên đường 3/2, quận 11, TP.HCM) để phản đối chính sách thu học phí trong thời gian nghỉ học phòng tránh dịch Co-vid-19.
Gần 1 tháng qua, phụ huynh có con em học tại trường bày tỏ bức xúc khi trường yêu cầu hoàn thiện khoản phí năm học 2019-2020 (học phần 4) và phí giữ chỗ cho năm học mới. Tính tổng cộng các khoản thu đợt này, có phụ huynh phải đóng đến cả trăm triệu đồng cho con. Tuy nhiên, trường gửi thông báo trong thời điểm học sinh đang nghỉ học vì dịch và khoản tiền học phần 3 đóng trước đó chưa sử dụng đến.
Từ 9h sáng, rất đông phụ huynh đã có mặt tại trường để phản đối chính sách thu học phí.
Sau khi bị phụ huynh phản đối, trường Việt Úc đã có 2 lần điều chỉnh thông báo đóng học phí. Mới đây nhất là ngày 2/5, thông báo mới có nội dung như sau:
Đối với cấp Mầm non: Trong thời gian nghỉ dịch theo quy định của Nhà nước, Nhà trường không thu học phí; Đối với cấp Tiểu học và Trung học: Trong thời gian nghỉ dịch và học trực tuyến theo quy định của Nhà nước, Nhà trường giảm 70% học phí.
Không thu các khoản phí khác bao gồm phí ăn uống, xe đưa đón học sinh trong giai đoạn nghỉ dịch và học trực tuyến theo quy định của Nhà nước. Phụ huynh chỉ thanh toán những ngày thực tế học sinh đã sử dụng các dịch vụ này tại trường.
Tuy nhiên, đa số phụ huynh không đồng ý phụ thu 30% mỗi tháng cho 3 tháng nghỉ vì con chỉ học online 45 phút/buổi, 3 buổi/tuần và học mới chỉ 1 tháng. Ngoài ra, những phụ huynh có con học Mầm non cũng không đồng ý đóng tiếp học phần 4. Trường thông báo không tính học phí học phần 3 nhưng lại không được chuyển sang học phần 4 mà phải đóng hết cả năm mới được trừ lại.
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh cho rằng nhà trường tận thu, không có biện pháp đồng hành cùng gia đình trong mùa dịch.
Khi học sinh nghỉ, chỉ học online, trường vẫn thu học phí với mức cao và phải hoàn thiện học phí năm học thì trường mới trả lại phí chưa sử dụng trước đó.
Đến 9h50, trường Dân lập Quốc tế Việt Úc đã mở cổng, cho phụ huynh vào gặp gỡ đại diện nhà trường, trao đổi về vấn đề học phí.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật về vụ việc…
Hiệu trưởng vay tiền trả lương cho giáo viên: Sau 2 ngày viết thư ngỏ nhận được hơn 1 tỷ đồng
Phải vay tiền ngân hàng để trả lương cho giáo viên, vị hiệu trưởng trường tư khiến nhiều người xúc động, phụ huynh cũng xung phong đóng trước học phí để nhà trường có quỹ dự trữ.
Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh đã nghỉ học hai tháng nay để hạn chế sự phát triển của dịch Covid-19. Nhiều cơ sở giáo dục tư thục rơi vào nỗi lo gánh nặng về tài chính, giáo viên lo ngại lương không được trả đủ.
Quyết định khác lạ của vị hiệu trưởng
Trước tình hình ấy, thầy Nguyễn Văn Hòa - hiệu trưởng trường liên cấp THCS &THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) lại có những quyết định làm nức lòng tập thể giáo viên. Viết thư ngỏ gửi đến phụ huynh và học sinh nhà trường, thầy Hoà hứa sẽ trả lương đầy đủ cho giáo viên trong 2 tháng vừa qua cũng như sẽ không để phụ huynh phải đóng phí học online.
Thầy Nguyễn Văn Hòa - hiệu trưởng trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Vị hiệu trưởng cho biết, trong khi học sinh vẫn nghỉ học thì thầy cô vẫn không ngừng làm việc. Các thầy cô vẫn làm các phần công việc tại nhà, soạn giáo án, lên bài giảng, vẫn cùng nhau chuẩn bị các công tác khác để đón học sinh đi học trở lại. Ngoài ra, họ vẫn thay phiên nhau trực ở trường các ngày trong tuần. Những điều đó cho thấy sự nỗ lực và vất vả mà các giáo viên dành cho học sinh cùng nhà trường.
Thầy khẳng định, như cách mình đã xây dựng Nguyễn Bỉnh Khiêm với văn hóa là một ngôi trường hạnh phúc, bất kỳ giáo viên, nhân viên nào cũng là nguồn tài sản quý giá của nhà trường nên bằng mọi việc có thể làm thầy sẽ không thể để mất.
Để có đủ nguồn tài chính trả lương cho giáo viên trong 2 tháng vắng học sinh vừa qua, ngôi trường liên cấp ở Hà Nội này đã tìm đủ cách từ dùng quỹ dự trữ, thậm chí phải vay ngân hàng.
Sự đồng lòng của giáo viên và phụ huynh học sinh
Hiểu tâm tư và hành động của hiệu trưởng, nhiều giáo viên cũng đồng lòng giúp trường khi khó khăn, vận động gia đình cho nhà trường vay. Phụ huynh cũng chủ động đóng học phí trước 1 - 2 tháng, thậm chí cả năm để chia sẻ với những khó khăn mà ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng đang gặp phải.
Bức thư ngỏ gây chú ý của Thầy Nguyễn Văn Hòa.
Trước tình cảm của giáo viên và phụ huynh học sinh, thầy Hoà gửi thư cảm ơn chân thành. Trong bức thư ngỏ, nhà trường khẳng định: ' Chúng tôi hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận học phí mà các cô bác có tấm lòng và điều kiện đóng trước cho các con, cũng như số tiền mà các cô bác có thể cho nhà trường vay ngắn hạn để kịp thời trả lương cho giáo viên, nhân viên'.
Đến thời điểm hiện tại, nhà trường đã thu được hơn 1 tỷ đồng tiền học phí, có đủ số tiền cần thiết để thanh toán lương cho thầy cô, cán bộ, công nhân viên. Tuy vậy vị hiệu trưởng cũng đã đề cập rằng, đây là biện pháp lấy ngắn nuôi dài.
Sẵn sàng nhiều kịch bản để không ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học sau dịch
Trước diễn biến có nhiều phức tạp của dịch bệnh, kế hoạch trước mắt của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn là học online, học trực tuyến nhưng chỉ là hình thức tạm thời, mang tính duy trì. Do đó, dù có tổ chức chương trình học online trên mạng xã hội nhưng trường vẫn đảm bảo khi học sinh quay lại trường sẽ được dạy lại kiến thức từ đầu trong kế hoạch giảng dạy.
Tuy đang gặp khó trong việc xoay sở tài chính cho việc trả lương giáo viên, nhưng nhà trường chủ trương không thu học phí học trực tuyến.
Vừa qua, trong công văn hỏa tốc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi tới các địa phương, Bộ đã điều chỉnh khung kế hoạch năm học 2019-2020 dựa vào diễn biến của dịch Covid-19. Theo đó, lịch thi THPT Quốc gia được dời đến ngày 8/8, tức là gần 2 tháng so với kế hoạch ban đầu được công bố cuối năm ngoái. Thời gian tạm nghỉ chống dịch của học sinh cũng có thể kéo dài khoảng 2 tháng tương ứng, nên thầy Hòa nhận định, tổng thời gian cho năm học sẽ không bị cắt xén, học sinh vẫn sẽ được học như bình thường.
Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lên những kịch bản, phương án khác để đối phó với các vấn đề phát sinh nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn có những thay đổi trong tương lai. Hiện tại, học sinh cuối cấp là lớp 9 và 12 đang được hướng dẫn để ôn tập trong khi chờ đến trường.
Kỳ Duyên
Giáo viên kể chuyện làm giúp việc theo giờ khi học sinh nghỉ học phòng Covid-19 "Giáo viên không còn là nghề được xem là ổn định nhất là khi dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp", cô N.T.V giáo viên một trường tư thục tại Hà Nội cho hay. Cô V. tâm sự: "Hiện nay nhà trường chưa có thông báo cụ thể nhưng đến 90% là giáo viên sẽ không nhận được lương như...