Bức xúc vì bỏ 8 triệu thuê vú nuôi vẫn phải tự pha sữa cho con, mẹ trẻ bị chị em mắng không ngẩng được mặt vì loạt lý do
Tưởng đâu chia sẻ nỗi bức xúc về người giữ trẻ sẽ được các chị em cảm thông, nào ngờ mẹ trẻ này lại bị chị em mắng vốn thêm vì rất nhiều lý do.
Thuê người để làm việc nhà hoặc trông trẻ không còn xa lạ gì với những gia đình ở thành phố không có ông bà chăm hộ. Thế nhưng, cũng giống như phải sống chung với mẹ chồng, việc chung sống hòa hợp với người giúp việc cũng gặp không ít khó khăn.
Mới đây, một người mẹ trẻ đã lên mạng chia sẻ nỗi bức xúc vì bà vú giữ trẻ mà chẳng làm được việc gì, cô vẫn phải một tay lo liệu, trông con hết. Cụ thể, facebook L.L kể: “Em thuê bà vú giữ trẻ 8 triệu/ tháng mà 9h tối em tự pha sữa cho bú. 12h tối em tự pha sữa cho bú. 3h sáng em tự pha sữa, có khi em tự cho bú, có khi tức quá để bà vú cho bú.
5h sáng bà vú đi giặt đồ, bé nhà em cho mặc miếng lót nên cả ngày 3 – 4 quần xì, áo, 3 – 4 khăn sữa nhỏ, khăn sữa lớn, 1 mũ, 1 tất. 8h phụ bà vú tắm bé xong pha sữa, bà vú cho bú có khi bé không chịu em tự cho bú rồi chơi với con.
12h – 1h – 2h em tự pha sữa dỗ con ngủ. 4h30 em tự đánh thức con rồi phụ bà vú tắm con. 6h bà vú ẵm con ra trước ngồi chơi. 7h con em pha sữa cho con bú rồi ngủ.
Vậy cho en hỏi mấy chị em nổi điên có đúng không? Thuê về xong bả ăn ngủ mình giữ thấy mệt.”
(Ảnh chụp màn hình)
Sau khi nghe người mẹ trẻ liệt kê thời gian biểu 1 ngày làm việc của bà vú từ 9h tối hôm trước cho tới 7h tối hôm sau thì chị em choáng váng. Cứ tưởng bà ấy lười biếng như thế nào, hóa ra lại do chủ nhà quá mức khắt khe. Hội chị em lập tức bức xúc lên tiếng trách móc, mắng mỏ người mẹ trẻ yêu sách này:
“Thế thì khỏi thuê đi chị. Người ta cũng là người, làm việc cũng cần nghỉ ngơi. Còn làm việc nhà, rồi nấu nướng nữa chứ chỉ chơi à?”
“Thuê người ta thì thuê nhưng mình cũng phải chăm con những lúc rảnh thì nó mới cảm nhận được tình mẫu tử. Khi bạn chăm con thì chắc chắn người ta cũng phải làm việc gì khác. Còn đừng nói như thể người ta ngồi chơi, ăn với ngủ là nhận lương nhà bạn vậy.”
Video đang HOT
“Hách dịch ít thôi bạn… Bà vú nhà bạn làm từ 5h30 sáng tới 4h30 sáng hôm sau mà nhận 8 triệu vui vẻ lắm nhỉ. Khiếp, bỏ ra vài đồng bạc muốn vắt kiệt sức lao động của người ta cơ.”
“ Sao nghe cái giọng hách dịch em thấy ghét thế nhỉ, làm như 8 triệu của mình to tát. Không lẽ muốn quẳng 8 triệu ra là người ta nuôi con thay mình, còn mẹ chỉ rảnh rang ngồi ngắm, thích thì ôm không thì kệ con à? Chả hiểu sao thấy chủ thớt vừa ghê gớm, vừa đỏng đảnh vừa tiểu thư lại vừa kiểu chẳng yêu thương con gì vậy.”
“Bạn thuê bà vú hay người giúp việc? Nên tách bạch 2 công việc đó ra vì nếu vừa giúp việc vừa làm bà vú chăm con bạn sẽ rất cực và chẳng ai đủ sức để cùng bạn chăm 24/24 như vậy.”
“Nuôi đẻ và giúp việc nhà khác nhau nhé, tiền lương cũng khác nhé, nuôi đẻ lương tháng phải trả hơn 10 triệu mới thuê được, nhiều nhà còn phải thuê 2 người ca ngày, ca đêm đó. Còn giúp việc nhà thì có thể lương thấp hơn, 8 triệu chắc muốn họ làm hết mọi việc quá?”
“Thực tế là dù bạn có thuê vú nuôi đẻ thì bản thân bạn cũng vẫn thường xuyên phải ẵm bế con thôi. Như thế con mới cảm nhận được tình mẫu tử chứ.”
“Nói thật, ban đầu bạn không nói rõ công việc cho vú à mà giờ kêu than? Còn nếu làm không đúng thì sai bảo lại, không nói thẳng lên đây kể khổ chi như mình bị oan ức lắm vậy?”
“Cái việc bà ấy cho bé không bú, bạn lại tự cho bú bình luôn đã là không ổn rồi. Họ mới làm thì đó là chuyện thường, phải từ từ chứ.”
“Bạn nên tự hài lòng với những gì bạn đang có. Trang cá nhân của bạn toàn status trách khéo chồng mình. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Bạn hãy là ngọn lửa sưởi ấm căn nhà, làm anh ấy nhớ mỗi khi xa nhà, đừng ngồi đó và trách tại sao giờ này lão ta còn chưa vác mặt về nữa.”
“Cho em hỏi việc nhà cơm nước ai lo? Chắc chị cũng chả có bỏ ra 8 triệu để vú ngồi chơi đâu ha. Mới pha sữa cho con thôi còn la làng thì làm gì có vụ thuê 8 triệu để bà vú ngồi chơi. Người ta cũng phải làm việc nhà đủ thứ ra đó. Nghe tới đoạn 3h sáng có khi bắt bà vú cho bú rồi 5h sáng dậy giặt đồ là hiểu sao rồi. 8 triệu chắc lớn?”
“Kiếm được 8 triệu của bạn hộc máu. Thương cho bà vú.”
(Ảnh minh họa)
Và sau hàng loạt những bình luận mắng nhiếc, chỉ trích, thay lời một dân mạng để tổng kết lại những lý do người mẹ trẻ này bị mắng để rút kinh nghiệm:
“1, Xác định rõ thuê giúp việc hay thuê giữ trẻ. Thuê giúp việc thì 8 triệu hơi cao, nhưng thuê giữ trẻ mà phải làm cả đêm thế xác định trên 10 triệu nhé, vất vả như vậy cơ mà.
2, Hai bên đã thỏa thuận xong thì giao việc, con không bú cũng phải từ từ, cứ tranh việc vào người rồi trách bả. Ban đầu làm sau đó thì hướng dẫn bả làm, theo đúng khung giờ đó, vài ba ngày là thành quen.
3, Đừng nghĩ bỏ 8 triệu ra thuê vú nuôi là mình có thể bỏ mặc con cho họ.”
Theo Helino
'Phụ huynh cần thân thiện với nhà trường vì con em mình'
Một "Trường học thân thiện" ngoài sự gắn kết của thầy cô và học sinh, thì phụ huynh cũng cần hợp tác hơn với nhà trường để tháo gỡ khó khăn của con em mình.
Đó là những chia sẻ của ông Nguyễn Lữ Gia, Quản lý Chương trình Bảo vệ trẻ em thuộc Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế tại Việt Nam (Save Children Việt Nam) tại hội thảo "Công tác xã hội Việt Nam - đổi mới, hội Nhập và phát triển" do Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM tổ chức vào chiều 21-3.
Ông Gia cho biết, trong 6 năm thực hiện mô hình "Trường học thân thiện" trong 50 trường tiểu học và THCS trên địa bàn 4 quận, huyện TP.HCM là Gò Vấp, Củ Chi, Tân Bình và Thủ Đức, ông đã nhận thấy bên cạnh việc học sinh chưa có sự chủ động bày tỏ nguyện vọng học tập của mình đến thầy cô, mà ngay cả phụ huynh vẫn khá e đè trong việc tiếp xúc với nhà trường.
Theo ông, nếu vào đầu năm học, phụ huynh nhận được thư mời của nhà trường thì họ thường lo lắng về các khoản thu phí, đến giữa năm lại thường lo về việc học tập của con, sợ bị thầy cô mắng vốn. Chính tâm lý này đã khiến các bậc cha, mẹ ít, thậm chí không tiếp xúc cùng giáo viên để sâu sát tình hình học tập của con em mình.
Ông Nguyễn Lữ Gia trao đổi tại hội thảo. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG.
Để đánh giá một môi trường học tập là thân hiện cần có các tiêu chí đảm bảo học sinh được bảo vệ khỏi những nguy cơ xâm hại, tăng cường mối quan hệ của học sinh và giáo viên. Đặc biệt, môi trường thân thiện cần có sự hợp tác của phụ huynh, nhà trường và học sinh.
"Đạt được một trường học thân thiện thật sự rất cần sự hợp tác của phụ huynh, học sinh và nhà trường. Cần xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa phụ huynh và nhà trường để kịp thời cùng tháo gỡ các khó khăn của học sinh", ông Gia nhận định.
Một tiết mục do các sinh viên Đại học Sư phạm TP.HCM thể hiện mối liên kết của phụ huynh và thầy cô giúp học sinh vượt qua áp lực điểm số.
Trước tình trạng trên, ông chia sẻ thêm, trong suốt thời gian thực hiện mô hình "Trường học thân hiện", Chương trình Bảo vệ quyền trẻ em đã tổ chức nhiều buổi "Đối thoại học đường" ba bên: phụ huynh, học sinh và nhà trường. Đây là những buổi trao đổi mà các học sinh được ẩn danh để viết những điều mình mong muốn lên giấy và phụ huynh, thầy cô sẽ thấy được rất nhiều mơ ước rất đơn giản như mong cha, mẹ đừng đặt điểm cao khi kiểm tra, con mong được đi chơi cuối tuần...
"Các em đưa ra một loạt các mong muốn để cuộc sống và việc học được hạnh phúc. Điều đó nói lên các em chưa được tìm hiểu nguyện vọng thấu đáo. Để hiểu hết con mình, học sinh của mình thì nhà trường và thầy cô nên ngồi lại cùng nhau", ông Gia cho biết.
Cần đưa mô hình "Trường học thân thiện" vào trường sư phạm
Tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Bích Hồng, Khoa Tâm lý học, Đại học Sư Phạm TP.HCM cho rằng, nên đưa mô hình "Trường học thân thiện" vào giảng dạy tại các trường đại học sư phạm. Vì đây là môi trường đào tạo các thầy, cô giáo tương lai. Theo bà, các sinh viên nên được tiếp cận sớm hơn với phương pháp giảng dạy mới sẽ không bỡ ngỡ khi đứng lớp thật sự, thay vì như hiện nay mô hình này chỉ mới dừng lại ở các trường tiểu học, phổ thông.
"Nếu ngay từ môi trường đại học các sinh viên đã hiểu được sự gắn kết cần thiết với học sinh thì khi bắt đầu công việc giảng dạy các em đã có đủ kiến thức, kỹ năng để giúp học sinh của mình không bị xa lánh với thầy cô, gia đình", TS Bích Hồng bày tỏ.
TRÚC PHƯƠNG
Theo plo.vn
Giáo sư 'gây bão' mạng khi vừa giảng bài vừa bế con hộ sinh viên Một giáo sư đại học ở Atlanta (Mỹ) mới đây trở thành tâm điểm chú ý khi vừa trông con giúp sinh viên, vừa đứng lớp giảng bài. Vì không tìm được người giữ trẻ và không muốn bỏ lỡ tiết học Đại số, Wayne Hayer (26 tuổi, sinh viên Cao đẳng Morehouse, Atlanta, Mỹ) đã đưa con gái Assata 5 tháng tuổi...