Bức xúc nhân viên bệnh viện vừa thu viện phí vừa xem phim
Những hình ảnh đăng tải của một cá nhân trên mạng, phản ánh một nhân viên thu viện phí của bệnh viện Chợ Rẫy xem phim trên điện thoại khi cả hàng dài bệnh nhân đứng xếp hàng khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Ngày 17/11, TS – BS Phạm Thị Ngọc Thảo, PGĐ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết ban lãnh đạo bệnh viện đã nắm được thông tin về một nhân viên thu viện phí của mình xem phim trên điện thoại di động trong giờ làm việc.
Thông tin trên được đăng trên trang mạng xã hội facebook của người có tên là Lê Kim Bách Khoa. Hình ảnh chụp nữ nhân viên này do chị Hoàng Quỳnh My (em họ anh Khoa, ngụ tại Đắc Lắc) khi đi khám bệnh trong sáng 16/11.
Nữ nhân viên xem phim trong lúc thu viện phí tại Bệnh viện Chợ Rẫy gây bức xúc dư luận
Qua kiểm tra, xác minh thông tin, Bệnh viện Chợ Rẫy đã xác định người trong hình là chị Trần Thị Thanh Thuỷ ở quầy thu viện phí.
Ban giám đốc bệnh viện nhận thấy chị Thuỷ đã vi phạm quy chế của bệnh viện nên lập tức xử lý theo quy định.
Video đang HOT
Nhân viên này đã bị tạm thời đình chỉ công tác, đưa về phòng chuyên môn phụ trách để đào tạo, kèm cặp thêm. Chị Thuỷ cũng được yêu cầu viết giải trình về sự việc.
Trước đó, trên facebook cá nhân của mình, anh Lê Kim Bách Khoa rất bức xúc về thái độ làm việc của nữ nhân viên thu viện phí: “Làm việc riêng trong giờ hành chính. Cô nhận tiền lương hàng tháng trên tay chính là của những người đứng đợi cô vừa xem phim, vừa làm việc cho họ đấy ạ”.
Rất nhiều phản hồi phẫn nộ sau khi hình ảnh, thông tin trên được anh Khoa đăng tải. Tất cả đều muốn biết Ban Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ xử lý vụ việc trên như thế nào.
Theo Vietnamnet
Theo_Vietq
"Đừng đóng phí để bù cho tham nhũng"
"Phí và lệ phí không được bù đắp cho tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý nhà nước" - ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) thẳng thắn góp ý vào dự thảo Luật Phí và lệ phí chiều 11.11 tại Quốc hội.
Cần người "thổi còi"
Góp ý cho dự thảo Luật, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng về nguyên tắc chung đối với dịch vụ công mà toàn dân được hưởng thụ thì chi bằng thuế, vì thuế là do người dân đóng. Nguyên tắc thứ hai là phí và lệ phí phải hợp lý, không thể thành loại thuế thu nhập trá hình làm giảm thu nhập hợp pháp của dân.
Người dân đóng viện phí tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Ảnh: ĐD
"Dân đã đóng các loại thuế, trong đó có thuế thu nhập thì dân không phải móc thêm tiền túi để trả chi phí cho các dịch vụ công. Nó không được đem bù đắp cho tệ nạn tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý nhà nước. Ví dụ anh dùng tiền thuế của dân đầu tư lại yếu kém, tăng chi phí lên nhiều, khi không đủ tiền lại huy động các loại phí khác" - ĐB Nghĩa nói.
Theo ĐB Nghĩa, dự luật cần có thêm tiêu chí kiểu người "thổi còi" nhằm tránh những nơi quản lý nhà nước yếu kém, gây lãng phí rồi đặt ra các mức phí và lệ phí quá cao, thiếu công bằng.
"Người dân ở địa phương đó thấy mức phí, lệ phí cao nhưng không biết khiếu nại thế nào, không biết phản đối ra sao. Chính vì thế cần phải có người "thổi còi" trong những trường hợp như vậy. Mặc dù phí và lệ phí được HĐND ở tỉnh đó thông qua nhưng vẫn có thể có mức quá cao, tác động vào đời sống người dân" - ĐB Nghĩa nói.
Chuyển học phí, viện phí sang cơ chế giá
"Dân đã đóng các loại thuế, trong đó có thuế thu nhập thì dân không phải móc thêm tiền túi để trả chi phí cho các dịch vụ công. Nó không được đem bù đắp cho tệ nạn tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý nhà nước. " ĐB Trương Trọng Nghĩa
Về học phí và viện phí, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, nên đề nghị đưa học phí và viện phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Phí và lệ phí.
Đồng tình với đề xuất này, ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng: Những khoản thu dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bản chất là giá dịch vụ nhưng lâu nay trong đời sống xã hội luôn quen gọi là phí cần phải mạnh dạn chuyển sang cơ chế giá như giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ đào tạo... "Có như vậy, chúng ta mới có thể thúc đẩy việc thu hút đầu tư, đẩy mạnh xã hội hoá những lĩnh vực mà khu vực ngoài nhà nước có thể tham gia mang lại chất lượng cao cho xã hội" - ĐB Vẻ bày tỏ.
Cũng đồng tình với đề xuất đưa học phí và viện phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của dự Luật, ĐB Danh Út (Kiên Giang) cho rằng, quá trình thực hiện cần có lộ trình, tránh tác động lớn đến đời sống của người dân, không gây khó khăn cho người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.
ĐB Danh Út cũng ủng hộ quy định danh mục phí và lệ phí phải được ghi chi tiết ngay trong dự luật, đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch. "Như vậy sẽ thống nhất việc ban hành, khắc phục việc ban hành các loại phí và lệ phí tràn lan như hiện nay " - ĐB Danh Út nói.
ĐB Danh Út cũng nhất trí cao với Chính phủ về việc tạm dừng thu phí đường bộ đối với xe máy từ ngày 1.1.2016. Tuy nhiên ĐB này còn đề xuất bỏ phí sử dụng đường bộ với xe máy.
"Xe máy là phương tiện sinh kế của người dân, nhất là nông dân, người lao động nghèo. Nhiều xe máy ở miền núi, vùng sâu chạy ở nơi chưa có đường nhựa mà vẫn bị thu phí là chưa công bằng" - ĐB Danh Út kiến nghị.
Theo_Dân việt
Trung tâm hỗ trợ người nghèo đòi Vnmedia 10 tỷ đồng bồi thường Sau khi TS đăng tải loạt bài phóng sự về những bất thường của Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới, Lãnh đạo Trung tâm này đã đến toà soạn yêu cầu gỡ bài, đòi 10 tỷ đồng bồi thường. Chiều 9/11, Ông Trần Đức Trung và bà Lê Hằng lãnh đạo Trung tâm này đã đến toà...