Bức xúc gửi tới Quốc hội qua những… cái tên
Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Đắk Rông 3, Vinalines… là những cái tên được nhắc nhiều trong báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri gửi tới Quốc hội kèm với nỗi lo lắng, bức xúc vì những biểu hiện sai phạm gây ảnh hưởng đến người dân, đất nước.
Trước kỳ họp thứ 4, UB TƯ MTTQ Việt Nam tổng hợp được gần 1.400 ý kiến, kiến nghị của cử tri, người dân cả nước gửi tới Quốc hội.
Đối với các vấn đề đời sống, MTTQ nhận nhiều phản ánh, lo ngại về thực trạng khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, sức mua giảm sút, hàng hoá tồn kho lớn. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nhiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Hàng ngàn doanh nghiệp, phải giải thể, bị phá sản, tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất. Tình hình nợ xấu của ngân hàng, trong đó có phần nợ xấu thuộc về các doanh nhiệp nhà nước đang tiềm ẩn nguy cơ với toàn bộ nền kinh tế của đất nước.
Hôm nay, Quốc hội bắt đầu 1 tháng làm việc của kỳ họp cuối năm 2012 (Ảnh: Việt Hưng).
Cử tri đề cập hiện tượng các tập đoàn, tổng công ty làm ăn thua lỗ để lại nhiều hậu quả nặng nề, nghiêm trọng như Vinashin, Vinalines… Trong khi đó, tình trạng đầu tư công vẫn dàn trải, hiệu quả thấp. Ngược lại, việc cắt giảm đầu tư công một cách bình quân dẫn tới nhiều công trình hạ tầng, giao thông, xây dựng… bị bỏ dở, gây lãng phí chưa từng có.
Video đang HOT
Các ý kiến bức xúc vì tình trạng chất lượng một số công trình thủy điện, hồ đập chứa nước không đảm bảo như Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Đắk Rông 3 gây lo lắng, bức xúc ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân. Cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quyết liệt chỉ đạo và sớm có những giải pháp xử lý, khắc phục tình trạng trên.
Chủ tịch UB TƯ MTTQ Huỳnh Đảm cho biết, cử tri cũng thể hiện nhiều băn khoăn, lo lắng trước thực trạng nền kinh tế tuy có mức phát triển nhưng chưa bền vững, lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại giá điện, xăng dầu và một số mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống liên tục tăng đời sống, việc làm của nhân dân gặp nhiều khó khăn chênh lệch giàu nghèo gia tăng tình trạng tội phạm diễn biến phức tạp.
Dư luận đang đặt ra yêu cầu các cấp lãnh đạo, điều hành đất nước chỉ ra được và có giải pháp đồng bộ, quyết liệt để sớm chấn chỉnh tới nơi tới chốn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Người dâu đòi hỏi xử lý nghiêm những cán bộ thoái hóa, biến chất, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, thiếu trách nhiệm… gây thiệt hại cho đất nước, làm tổn hại đến uy tín, thanh danh của Đảng, giảm niềm tin của người dân.
Cử tri kiến nghị Bộ Chính trị sớm ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội, cụ thể hóa vai trò lãnh đạo của Đảng khi sửa đổi Hiến pháp.
Trước hết, nguyện vọng gửi tới Quốc hội là sớm ban hành và thực thi có hiệu quả việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ cấp cao.
Trên lĩnh vực phòng chống tham nhũng, cử tri kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể tham nhũng, lãng phí. Yêu cầu cụ thể đặt ra là cần àm rõ trách nhiệm của các cá nhân và các cơ quan thuộc Chính phủ đối với các sai phạm của Tập đoàn Vinashin, Vinalines, lĩnh vực tài chính – ngân hàng
Người dân cũng phản ánh, trong khi nhà nước đang chủ trương đẩy mạnh tiết kiệm, cắt giảm đầu tư công nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương lại tiêu xài rất lãng phí, chi phí nhiều tiền của cho các lễ hội linh đình, khai trương, đón nhận huân chương, danh hiệu… Có nơi xây dựng trụ sở rất lớn, tốn kém ngân sách mà không sử dụng hết công năng, mua sắm xe cộ, trang thiết bị đắt tiền…
Một “điểm nóng” khác báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri ghi nhận là lĩnh vực đất đai phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Công tác quản lý nhà nước về đất đai bị “phê” còn nhiều yếu kém, bất cập, có biểu hiện của “nhóm lợi ích” cấu kết, trục lợi từ đất đai diễn ra ở nhiều nơi với tính chất, qui mô khác nhau. Việc quy hoạch, sử dụng đất ở nhiều nơi không phù hợp, dẫn đến nhiều dự án khu công nghiệp, sân gôn, khu đô thị… treo chiếm nhiều diện tích đất. Việc giải tỏa, đền bù trong thu hồi đất nhiều nơi thực hiện chưa tốt, phát sinh tiêu cực, chưa đảm bảo lợi ích của người dân.
Thực trạng này đang tác động mạnh đến sự phân hóa giàu nghèo và gây ra những bất ổn cho xã hội cuộc sống của nhiều người dân bị thu hồi đất gặp nhiều khó khăn tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai có nhiều diễn biến phức tạp, chiếm tỷ lệ lớn, đến trên 70% trong tổng số các vụ việc khiếu nại, tố cáo.
Chủ tịch UB MTTQ Huỳnh Đảm cho biết, cử tri kiến nghị Quốc hội khi xem xét sửa đổi Luật đất đai cần tiếp tục khẳng định đất đai là sở hữu của toàn dân. Đồng thời, luật cần có những quy định cụ thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất kiến nghị thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân cần dài hạn hơn hiện nay để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Việc thu hồi đất cần phải đảm bảo về lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.
Theo Dantri
Cần giải trình trước Quốc hội về an toàn đập Sông Tranh 2
Sáng qua, 20.10, Ủy ban Khoa học công nghệ - môi trường của Quốc hội đã tổ chức phiên điều trần về vấn đề an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 với sự tham gia của đại diện chủ đầu tư EVN, một số bộ, ngành.
Trao đổi với Thanh Niên sau khi kết thúc phiên điều trần, ông Ngô Văn Minh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho biết, tại phiên họp, mặc dù phía đại diện chủ đầu tư EVN và một số bộ ngành vẫn khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 là an toàn, song các nhà khoa học tham dự phiên điều trần và các ĐBQH đều nghi ngờ khẳng định này.
"Ranh giới giữa tích nước cho đầy hồ thủy điện là 175 m nhưng hiện tại, dù Chính phủ đã yêu cầu tạm ngừng tích nước, nhưng mức đã lên tới 161 m, hệ lụy nào sẽ xảy ra với mức nước hiện nay thì chưa thấy tính đến?", ông Minh bày tỏ lo ngại.
"Phát ngôn của các bộ ngành vừa qua chưa đủ sức làm an dân bởi chuyện động đất vẫn còn hiển hiện hằng ngày, thậm chí có ngày lên tới 7 trận. Ngay kết luận của cơ quan chức năng về độ an toàn cũng chỉ dừng ở câu "đến thời điểm này là an toàn", nhưng nay mai liệu sẽ ra sao thì chưa ai kết luận. Thiệt hại hữu hình mới lớn. Dân ngủ không yên, luôn lo lắng, nơm nớp", ĐB này phản ánh.
Còn ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) thì cho rằng, phiên điều trần hôm nay vẫn chưa làm rõ được trách nhiệm của các bên liên quan ở dự án đập thủy điện Sông Tranh 2. Tại cuộc họp, trừ Bộ Xây dựng có nhận một tí lỗi do thi công và quan trắc, còn tất cả đều cho rằng làm đúng quy chuẩn, quy trình, trong khi các nhà khoa học thì khẳng định rõ ràng có sai sót và vạch ra từng điểm một. "Bên khảo sát thiết kế nói không cần khảo sát tiêu chuẩn về động đất kích thích, trong khi tôi hỏi một số nhà khoa học ngồi cạnh bên thì họ đều cho biết ở nước ngoài người ta đều buộc phải tiến hành khảo sát này", bà An cho biết.
"Ai nấy đều khẳng định mức độ an toàn nhưng động đất vẫn cứ xảy ra, vậy cần làm rõ sai sót xảy ra ở khâu nào. Nếu vậy ai cam kết đập an toàn thì mang cả gia đình đến đó ở thử xem sao. Nếu có chuyện gì xảy ra, một vài người rơi vào vòng lao lý cũng không sao bù đắp lại được tính mạng hàng vạn dân. EVN cứ nói các đồng chí yên tâm chứ nói thật không yên tâm được vì động đất cứ xảy ra", bà An bày tỏ quan điểm.
Theo bà, Quốc hội phải làm rõ trách nhiệm, quy trách nhiệm cụ thể để sự cố sớm được khắc phục. Tại kỳ họp thứ 4 này, Quốc hội cần yêu cầu Bộ trưởng Công thương giải trình rõ vấn đề này và có sự cam kết rõ ràng về trách nhiệm cá nhân về sự an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2. Nếu giải trình của Bộ trưởng chưa làm rõ được vấn đề thì cấp cao hơn Bộ trưởng phải giải trình và có cam kết rõ ràng trước Quốc hội để an dân.
Theo TNO
Tổng kiểm tra đặc biệt đập thủy điện Sông Tranh 2 Chiều 19/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực kiểm tra đặc biệt thủy điện Sông Tranh 2. Nước chảy xối xả trong đường hầm đập chính thủy điện Sông Tranh 2 vào tháng 4 năm 2012. (Ảnh: Pháp luật Việt Nam) Do tình hình động đất kích thích xảy ra liên tục trong...