Bức vẽ Tintin bán giá kỷ lục gần 90 tỉ đồng sau 85 năm bị từ chối
Một bức vẽ gốc của họa sĩ người Bỉ Hergé, “cha đẻ” bộ truyện tranh nổi tiếng Những cuộc phiêu lưu của Tintin , đã được bán với giá kỷ lục 3,2 triệu euro (gần 90 tỉ đồng) tại một phiên đấu giá ở Paris ( Pháp).
Bức vẽ gốc The Blue Lotus được trưng bày trước phiên bán đấu giá ở Paris ngày 13.1 REUTERS
Bức họa được vẽ bằng bột màu, mực và màu nước, phác họa Tintin và chú chó Snowy đang trốn trong một chiếc bình sứ.
BBC ngày 15.1 đưa tin ban đầu bức vẽ được dự định làm bìa cho tập thứ 5 có tựa đề The Blue Lotus (Bông sen xanh), nhưng đã bị từ chối do bức vẽ có quá nhiều màu, khiến chi phí in ấn bị đội lên cao.
Bức vẽ sau đó được tặng cho một cậu bé 7 tuổi như một vật kỷ niệm. Cậu bé đó là Jean-Paul Casterman, con trai của Louis Casterman – chủ nhà xuất bản bộ truyện tranh Những cuộc phiêu lưu của Tintin của họa sĩ Hergé.
Video đang HOT
The Blue Lotus được xuất bản lần đầu năm 1936, với nội dung là Tintin lên đường đi Trung Quốc với hy vọng triệt phá đường dây buôn bán thuốc phiện.
Họa sĩ Hergé, tên thật là Georges Remi, đã tạo ra Tintin vào những năm 1920. Bộ truyện tranh về Tintin nổi tiếng thế giới này đã được dịch ra hơn 50 thứ tiếng và xuất bản hơn 200 triệu bản.
Vì sao thẩm phán Mỹ mặc áo choàng đen?
Thẩm phán Mỹ thường mặc áo choàng đen khi xét xử nhưng tới nay vẫn chưa có cách giải thích thống nhất về nguồn gốc của truyền thống này.
Khi Mỹ tuyên bố độc lập khỏi Anh vào năm 1776, các nhà lập quốc Mỹ vẫn dựa trên thông luật Anh để xây dựng hệ thống tư pháp, trong đó có bao gồm trang phục của thẩm phán.
Trong quá trình bàn luận, tranh cãi đã nổ ra giữa một bên muốn thẩm phán đội tóc giả và mặc áo choàng theo đúng truyền thống ở Anh, và một bên muốn loại bỏ mọi tàn tích thời thuộc địa. Sau khi thỏa hiệp, hai phía thống nhất bỏ tóc giả nhưng giữ nguyên áo choàng, theo Juris Magazine .
Bức vẽ chân dung Chánh án John Jay trong trang phục áo choàng đen, đỏ. Ảnh: Wikimedia Commons .
Ban đầu, các thẩm phán tối cao Mỹ mặc áo choàng xen lần hai màu đen, đỏ theo truyền thống ở Anh. Tới năm 1801, khi thẩm phán John Marshall trở thành Chánh án tòa tối cao Mỹ, ông đã bỏ phần màu đỏ, chuyển sang áo choàng đen đơn thuần. Cũng từ đó, chiếc áo choàng đen trở thành trang phục truyền thống của thẩm phán Mỹ.
Ngày nay, áo này được một số thẩm phán coi là biểu tượng của sự công tâm. Việc mọi thẩm phán đều mặc trang phục giản dị như nhau sẽ giúp tòa án toát lên vẻ trung lập và thống nhất. Đối với Sandra O'Connor, nữ thẩm phán tối cao đầu tiên của Mỹ, chiếc áo choàng đen còn là biểu tượng cho thấy mọi thẩm phán có trách nhiệm chung là bảo vệ Hiến pháp và pháp quyền.
Đương nhiên, thẩm phán vẫn được quyền tự do lựa chọn trang phục bên dưới áo choàng hay những phụ kiện như tất chân, cà vạt, hoặc vòng cổ. Những thứ này nhắc nhở chúng ta rằng mỗi thẩm phán đều có cá tính và quan điểm riêng.
Ví dụ, giữa thập niên 1990, chánh án tòa tối cao William Rehnquist đã lấy cảm hứng từ trang phục của nhân vật đại phán quan Anh trong một vở kịch opera và may thêm dải màu vàng vào cổ tay áo. Bà Sarah O'Connor điểm xuyết cho trang phục bằng chiếc khăn đeo cổ màu trắng, giống lễ phục giới hàn lâm. Tương tự, nữ thẩm phán Ruth Bader Ginsburg cũng bắt đầu đeo diềm cổ bên ngoài áo choàng khi nhậm chức năm 1993.
Nữ thẩm phán quá cố Ruth Bader Ginsburg nổi tiếng với hình ảnh diềm cổ bên ngoài áo choàng đen. Ảnh: Supreme Court of the United States.
Việc thẩm phán Mỹ mặc áo choàng được tiếp nhận từ Anh, vậy truyền thống mặc áo choàng của thẩm phán Anh xuất phát từ đâu? Câu hỏi này vẫn còn được nhiều sử gia tranh cãi. Một số người tin rằng có nguồn gốc từ giáo hội, khi giới tăng lữ và tòa án là một. Một số người lại cho rằng áo choàng thẩm phán được phát triển từ áo toga của người La Mã cổ đại.
Theo Judicial Attire , thẩm phán ở Anh bắt đầu mặc áo choàng dưới thời của vua Edward II (trị vì từ năm 1327 tới 1377). Khi ấy, áo choàng thường là đồng phục của giới hàn lâm, học giả, hoặc của người tới triều đình nên việc để người nắm chức vị cao như thẩm phán mặc áo choàng cũng là điều hợp lý. Trong quá trình này, áo choàng thẩm phán có ba màu: áo tím mặc vào mùa hè, áo xanh lá mặc mùa đông, áo đỏ tươi mặc vào các dịp trọng đại.
Tới năm 1635, quy tắc trang phục lại thay đổi, thẩm phán phải mặc áo choàng đen vào mùa đông, áo tím và đỏ tươi vào mùa hè. Do quy tắc mới, áo choàng đen bắt đầu phổ biến ở Anh trong nửa đầu thế kỷ 17.
Theo một cách giải thích khác, áo choàng đen đã trở nên thịnh hành sau khi mọi người phải mặc màu đen để để tang vị quân chủ vừa băng hà, có thể là sau cái chết của vua Charles II vào năm 1685 hoặc của nữ hoàng Mary II vào năm 1694.
Báo Australia bị chỉ trích vì tranh biếm hoạ Biden - Harris Tờ The Australian bị lên án phân biệt chủng tộc vì bức vẽ biếm họa mô tả cảnh Biden gọi "phó tướng" Harris là "cô bạn da màu bé nhỏ". Bức vẽ của tác giả Johannes Leak trên tờ The Australian, thuộc sở hữu trùm truyền thông Rupert Murdoch, đã mô tả cảnh ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden tươi cười...