Bức tường bí ẩn dưới đáy biển Quy Nhơn
Anh Sỹ, chủ thuyền ở Nhơn Hải (Quy Nhơn, Bình Định) nói rằng từ lâu lắm, người ta đã dựng lên bức tường này để chắn sóng biển vào tàn phá làng chài.
Tháng 3 âm lịch là mùa rêu xanh trên những bãi đá bán đảo Phương Mai. Mỗi tháng, chỉ có một vài ngày nước cạn, bức tường mới lộ rõ, nhất là vào mùng 1 và quanh ngày rằm.
Chiều dài bức tường kéo dài từ làng chài Hải Nam tới Hòn Khô
Ban ngày, khi nước lên, từ Nhơn Hải nhìn sang Hòn Khô vẫn là một biển nước mênh mông. Thời điểm chiều tà, ánh mặt trời dần tắt, bức tường mới hiện ra. Nước ở đây không quá sâu, nhưng cũng vì thế nên không thể chạy cano tới gần, mà phải đi trên một chiếc thuyền chèo tay mới tiếp cận được bức tường độc đáo này. “Cẩn thận, đá nhô lên dễ bị thương lắm”, anh Sỹ nhắc nhở khi chúng tôi cao hứng đưa tay xuống làn nước biển trong vắt.
Từ làng chài ra bức tường chỉ có thể đi bằng thuyền chèo tay như thuyền của anh Sỹ.
Neo tạm chiếc thuyền vào một gờ đá, anh Sỹ nói có thể ở đây bao lâu cũng được, chờ tới khi nước cạn hẳn. Chúng tôi tới bức tường vào ngày rằm, đó là thời điểm nước đang rút gần cạn nhất. Nếu vào mùa khác, sẽ thấy rõ những sự kết nối rắn chắn từ những tảng đá, còn bây giờ, chỉ thấy một màu xanh mướt của rêu.
Buổi sáng, bức tường chìm trong nước biển
Vài ba năm trước, du khách tới Hòn Khô còn ít, cũng ít người biết đến sự tồn tại của bức tường. Nhưng giờ người ta tới đây nhiều hơn. Ngoài sự tò mò về một công trình bí ẩn trên biển, còn vì ở đây là địa điểm rất hợp cho những bức ảnh “sống ảo”.
Video đang HOT
Bức tường nhô lên khỏi mặt nước vào buổi chiều
Chỗ đứt quãng được cho là cửa thành để thuyền bè qua lại
Từ TP Quy Nhơn, đi qua cầu Thị Nại tới bán đảo Phương Mai, thẳng hướng về Nhơn Hải, tới làng chài Hải Nam là có thể thấy bức tường. Nhưng ít ai đến Nhơn Hải rồi mà không bỏ thêm chút thời gian để đi thuyền ra dạo trên bề mặt bức tường kỳ lạ.
Khi nước triều rút, bức tường lộ rõ cùng lớp rêu
Không có tài liệu nào ghi chép về một bức tường nhân tạo ở khu vực Nhơn Hải. Thư tịch cổ chỉ ghi nhận bốn tường thành lớn người Chăm-pa xây dựng ở Bình Định gồm thành Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước, thành Đồ Bàn, thành Chas ở thị xã An Nhơn, thành Uất Trì ở huyện Tây Sơn.
Chỉ tháng 3 âm lịch mới nhiều rêu như vậy
Bức tường ở Nhơn Hải là do con người xây dựng hay do một sự kỳ diệu của thiên nhiên? Nhưng người dân ở đây, trong đó có anh Sỹ tin rằng đó là một di sản của nhiều đời trước.
Nhìn từ phía làng chài Nam Hải theo hướng bức tường sang Hòn Khô, thấy rõ ba đoạn rõ rệt của bức tường. Những khoảng trống giữa các đoạn đủ cho những chiếc thuyền con lách qua, mà anh Sỹ phỏng đoán có thể là các cửa thành để thuyền bè xưa kia qua lại. Đó có thể đơn giản là một cái đập được xây chắn sóng như anh Sỹ phán đoán, cũng có thể là một công trình phòng thủ của người Chăm-pa – bí ẩn ấy vẫn đang đợi câu trả lời.
Thảm động thực vật ở đây khá lý thú
Rong nho tự nhiên khá nhiều ở đây
Bề mặt tường khá rộng, chừng 3-4m, khi nước rút có thể đi lại thoải mái. Bức tường kéo dài chừng 3 cây số. Ngay cả ở những đoạn đứt quãng, dân làng chài bảo khi chiều xuống nước cũng chỉ tới ngang cổ, có thể bơi qua dễ dàng. Nếu vào ngày rằm, thủy triều xuống thấp nhất, từ trên cao có thể ngắm bức tường trọn vẹn kéo dài.
Thảm sinh vật phong phú giữa biển khơi
Đang là mùa rêu nên ở bức tường là một thảm sinh vật vô cùng phong phú. Từ những cây san hô linh chi, tới những bụi rong nho hoàn toàn tự nhiên. Những con sao biển lấp lánh trong làn nước hay những chú cá hề ẩn hiện giữa đám rêu.
Bức tường giờ còn là điểm đến chụp ảnh hấp dẫn nhiều du khách
Chỉ về phía một chiếc thuyền cũng neo xa xa, anh Sỹ bảo có gia đình ở đây từ sáng tới giờ chưa về. Họ tới Hòn Khô, rồi chèo thuyền qua bức tường, mà cứ quyến luyến chỗ này chưa thôi…
Làng chài dưới chân đồi Bà Nài
Làng chài Phú Hài được hình thành và tồn tại bao đời nay. Những ngôi nhà của người dân làng chài Phú Hài không sang trọng, cầu kỳ dựa lưng vào đồi cao, hướng mặt ra biển cả mênh mông lộng gió.
Con đường trải nhựa uốn lượn dưới chân đồi Bà Nài có chỗ chia đôi xóm chài nên giao thông nơi đây trở nên thuận lợi. Từ con đường trải nhựa hướng ra biển là những bãi cát trắng xen kẽ các bãi đá nhỏ, biển trong xanh uốn lượn như dây cung trông tuyệt đẹp. Thắng cảnh bờ biển Phú Hài đã cuốn hút bao nhà đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển và các dự án lớn đã lần lượt mở ra dưới chân đồi Bà Nài như: The Cliff resort; Sealinks Beach Villas Mũi Né; Romana Resort; Phú Hải Resort; Victoria Phan Thiết Beach Resort; Poshanu Resort; Aroma Beach Resort; Amaryllis Resort...
Thắng cảnh biển Phú Hài.
Điều rất khác với vùng ven biển Mũi Né, Hàm Tiến hay Tiến Thành là các dự án du lịch lớn được đầu tư nhưng hoạt động của người dân làng chài Phú Hài không hề bị ảnh hưởng. Nhịp sống người dân làng chài (KP 5, Phú Hài) và hoạt động của các resort gần gũi và hòa quyện. Khu vực bãi biển vẫn mở để người dân đi lại bình thường mà không hề bị cắt xén hoặc rào chắn như ở nhiều nơi khác. Hoạt động đánh cá ven bờ của ngư dân vẫn diễn ra như bao đời nay và có phần sạch sẽ hơn. Không ít con em, người thân cư dân làng chài vào làm việc tại các khu nghỉ dưỡng gần nhà mình; hàng ngày những con cá, con mực còn tươi rói mới đánh từ biển lên được người dân bán cho các resort.
Bao lữ khách đến nghỉ dưỡng sáng sớm ra bãi biển phụ kéo lưới lên bờ, trải nghiệm cùng cuộc sống dân chài, tạo cho lữ khách nhiều điều thú vị, gần gũi với cuộc sống người lao động vùng biển...Vì thế, mà hoạt động của cư dân làng chài cũng có thể coi là sản phẩm du lịch độc đáo nơi đây. Mặc dù bãi biển Phú Hài như "nàng tiên" sau giấc ngủ dài được đánh thức, nhiều resort cao cấp có tiện nghi hiện đại mọc lên, nhưng vẫn giữ được nét duyên nguyên sơ, thuần khiết của thiên nhiên và quyến rũ lữ khách.
Bãi biển Phú Hài chỉ dài hơn 4 cây số, bao bọc một phần chân đồi Bà Nài, nước biển trong xanh, sóng vỗ nhẹ vào bãi cát trắng mịn. Các dự án du lịch đan xen trong làng chài cư dân hiền lành, chất phát; bãi tắm nơi đây chạy dài, sáng sớm người dân làng chài và du khách tắm biển rất đông, nhưng không nhộn nhịp, hối hả như ở biển Hàm Tiến hay Mũi Né. Điều đáng nói nữa là trên bãi biển không có ranh giới giữa làng chài và các khu resort. Sáng sớm lữ khách hay người dân địa phương có thể đi bộ hàng cây số từ khu resort này đến resort khác trên bãi biển.
Có thể nói, bãi biển Phú Hài là nơi giao thoa giữa hiện đại, sang trọng và lối kiến trúc đa dạng của từng resort với cuộc sống bình dị của cư dân làng chài; vừa hiện đại, vừa giữ được nét nguyên sơ của làng chài xưa. Chính sự giao thoa ấy đã làm tăng thêm vẻ đẹp của thiên nhiên để lữ khách chọn làm điểm đến thụ hưởng những dịch vụ cao cấp, đồng thời trải nghiệm cuộc sống bình dị của người dân vùng biển.
Tuy vậy, trong những ngày qua do đại dịch Covid-19 bùng phát, người dân và du khách phải giãn cách chống dịch, thắng cảnh đẹp biển Phú Hài trở nên tĩnh lặng, sáng sớm chỉ còn nghe tiếng sóng biển rì rào. Biển Phú Hài nước vẫn trong xanh, ôm ấp bãi cát trắng mịn màng; ánh nắng bình minh trải rộng chân đồi Bà Nài, từ ngoài biển nhìn vào như bức tranh thủy mặc hội tụ đủ sắc màu của thiên nhiên. Trong không gian rộng mở của mặt biển, những chiếc thuyền thúng của cư dân làng chài vẫn thả lưới, lắc lư theo con sóng. Hy vọng sau đại dịch Covid-19 nhịp sống nơi đây sẽ trở lại bình thường, các khu resort và người dân làng chài dưới chân đồi Bà Nài vẫn là điểm đến hấp dẫn của lữ khách thập phương.
Sống động bích họa ở Nhơn Lý Xã Nhơn Lý thuộc bán đảo Phương Mai, cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 20 km. Những làng chài ở Nhơn Lý vẫn còn giữ nét đẹp nguyên sơ, càng có sức hút hơn bởi những bức bích họa sống động. Những bức bích họa đã xuất hiện tại các làng chài ở Nhơn Lý mấy năm trước. Để tạo nên sức...