Bức tường Berlin Nhân chứng lịch sử chia cắt Đông Tây
Lệnh bắt đầu xây dựng Bức tường Berlin được ban hành vào ngày 13/8/1961. Lực lượng thực thi pháp luật Đông Đức đã “bịt kín” biên giới, ngăn chặn cuộc di cư về phía Tây.
Dây thép gai sau đó dần được thay thế bằng hàng rào bê tông. Bức tường tồn tại đến ngày 9/11/1989.
Du khách đi bộ dọc theo đài tưởng niệm Bức tường Berlin trên đường Bernauer
Một tháp canh cũ trên đường Erna Berger
Nơi tưởng niệm những người đã chết trong khi cố gắng trốn thoát
Thông qua một “lỗ hổng” của bức tường, từ năm 1945 đến năm 1961 có hơn 3 triệu người trốn sang Đông Đức
Du khách hôn nhau trước bức tranh mang tên “Lạy chúa, giúp tôi sống sót trong tình yêu chết chóc này”, miêu tả hình ảnh Leonid Brezhnev và Erich Honecker nằm ở phần trưng bày phía Đông.
Ngược lại vẫn có một số đông người Đông Đức hàng ngày vượt qua Bức tường Berlin để làm việc nhận lương cao ở Tây Đức, rồi trở lại sinh sống ở Đông Đức.
Video đang HOT
Một tháp canh gác cũ ở đài tưởng niệm Bức tường Berlin.
Thời điểm đó Đông Đức duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa, Tây Đức xây dựng chế độ tư bản chủ nghĩa.
Bức tường có 302 tháp quan sát và huy động khoảng 11.000 binh sĩ để bảo vệ.
Bức ảnh tái hiện việc xây dựng Bức tường Berlin.
Vùng đệm cũ giữa Đông và Tây nhìn từ trên xuống.
Những phần còn lại của Bức tường.
Tháp canh của sở chỉ huy Schlesischer Busch trước đây.
Tháp canh của sở chỉ huy Kieler Eck trước đây được bao quanh bởi các khu chung cư.
Bức tường hiện tại trở thành nơi thể hiện nghệ thuật đường phố graffiti.
Bức tường Berlin hiện nay thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Theo anninhthudo.vn
Bí mật tượng mèo may mắn bên trong ngôi đền ở Tokyo
Nằm ở quận Setagaya, Tokyo, đền Gotokuji sùng kính tượng mèo maneki-neko - con vật tượng trưng cho sự may mắn theo truyền thuyết Nhật Bản.
Bức tượng mèo maneki-neko duyên dáng đã trở thành biểu tượng của sự may mắn trên khắp Nhật Bản, sau đó lan rộng sang Trung Quốc
Truyền thuyết Nhật Bản kể rằng vào thế kỷ 17 thời kỳ Edo, một con mèo trong đền Gotokuji đã cứu một vị lãnh chúa phong kiến thoát chết khỏi cơn bão nguy hiểm. Để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với ân nhân cứu mạng, vị lãnh chúa - thuộc phe Ii hùng mạnh của Nhật Bản, đã thề sẽ duy trì ngôi đền mãi hưng thịnh.
Ngày nay, đền Gotokuji được cho là quê hương của maneki-neko (mèo vẫy tay). Bức tượng mèo duyên dáng đã trở thành biểu tượng của sự may mắn trên khắp Nhật Bản, sau đó lan rộng sang Trung Quốc. Đó là lý do tại sao không khó để tìm kiếm mèo maneki-neko trong một số cửa hàng Nhật Bản, Trung Quốc và trên thế giới. Tuy nhiên, tại ngôi đền cổ Gotokuji ở Tokyo, người ta lại thờ chú mèo maneki-neko huyền thoại này.
Nằm trong quận Setagaya của Tokyo, ngôi đền trưng bày hàng trăm bức tượng mèo may mắn.
Nằm trong quận Setagaya của Tokyo, ngôi đền trưng bày hàng trăm bức tượng mèo may mắn. Có một con đường dẫn đến ngôi đền mà người dân đặt tượng mèo maneki-neko trắng xung quanh tượng Kannon - Quan Âm Bồ Tát.
Du khách đến Gotokuji có thể mua tượng mèo nhỏ tại quầy lễ tân của ngôi đền và viết điều ước lên trên rồi đặt bức tượng trong đền cầu nguyện.
Du khách đến Gotokuji có thể mua tượng mèo nhỏ tại quầy lễ tân của ngôi đền và viết điều ước lên trên rồi đặt bức tượng trong đền cầu nguyện. Sau đó, bạn có thể mang mèo maneki-neko về nhà, tuy nhiên theo tục lệ, nếu lời cầu nguyện của bạn linh ứng, bạn nên trả lại bức tượng cho đền để cảm tạ.
Chú mèo trắng vẫy tay
Đền Gotokuji cũng phục vụ du khách o-mikuji - quẻ xem bói và tấm gỗ ema để du khách có thể viết lời cầu nguyện và treo trên tường của ngôi đền.
Tấm gỗ nhỏ ema dùng để viết lời cầu nguyện
Đền Gotokuji không chỉ có khu vực thờ linh thiêng mà còn có một nghĩa trang trong khuôn viên lưu giữ hài cốt của các thành viên thuộc phe Ii Nhật Bản - người mang ơn chú mèo.
Chuyến tàu tới Setagaya được trang trí bằng hình ảnh chú mèo maneki-neko đáng yêu, may mắn.
Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng chạy theo trào lưu sự kiện "hot", nổi bật như cơn sốt của các quán cà phê cosplay ở Tokyo hay công viên giải trí ô liu ở Shodoshima. Vì vậy, trào lưu mèo maneki-neko cũng vậy. Tất cả các con đường dẫn vào ngôi đền đều đông đúc cửa hàng quà tặng bán đồ vật và đồ trang sức của mèo maneki-neko. Đặc biệt hơn, chuyến tàu tới Setagaya được trang trí bằng hình ảnh chú mèo maneki-neko đáng yêu, may mắn.
Cách đến đền Gotokuji: Từ trung tâm Tokyo đi chuyến tàu Tokyu Setagaya. Khi đến ga Miyanosaka, mất khoảng năm phút đi bộ đến đền. Đền mở cửa hằng ngày từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều và không mất vé vào.
Theo PetroTimes
Những 'ngôi chùa' đẹp như tác phẩm nghệ thuật ở Chiang Rai, Thái Lan Chùa Trắng, chùa Xanh và Nhà đen, ba công trình có chung điểm đặc biệt là đẹp, độc và lạ tọa lạc tại đô thị miền bắc Thái Lan - Chiang Rai đang được rất nhiều du khách chọn làm điếm đến ưa thích. Tuy được gọi là chùa, nhưng thật ra nơi đây không có các nhà sư tu tập và sinh...